Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ huyện Vân Đồn

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 84 - 125)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.2.Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ huyện Vân Đồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Huyện Vân Đồn gồm 1 thị trấn và 11 xã với cơ cấu lãnh thổ được chuyển dịch tiến bộ phù hợp với tiềm năng và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội.

Sự phân hóa kinh tế lãnh thổ có sự chuyển biến giữa các khu vực của huyện. Từ năm 2007 trở lại đây huyện đã tích cực phát huy thế mạnh của từng vùng, giảm bớt sự cách biệt giữa vùng thị trấn với với các vùng khác, nhất là với vùng miền núi và các xã thuộc đảo ngoài. Trong từng vùng có sự chuyển biến tích cực về cơ cấu ngành.

Bảng 3.14: Sự phân hóa kinh tế theo GDP giữa các vùng lãnh thổ huyện Vân Đồn

Tiêu chí Đơn vị Toàn huyện Thị trấn Cái Rồng 6 xã thuộc đảo Cái Bầu

5 xã thuộc đảo ngoài Diện tích tự nhiên Km2 551.2 2.66 315.88 278.22 Tỷ lệ % so với huyện % 100 0,5 52,9 46,6 Dân số 2011 Người 43.290 8.192 26.490 8.608 Tỷ lệ % so với dân số % 100 18,9 61,2 19,9 Cơ cấu GTSX năm 2007

+ Khu vực I + Khu vực II + Khu vực III % 100 40,8 14,1 45,1 53,1 13,3 33,6 49,5 12,0 38,5 Cơ cấu GTSX năm 2011

+ Khu vực I + Khu vực II + Khu vực III % 100 39,2 15,1 45,7 44,9 16,5 38,6 44,7 15,4 39,9 (Nguồn: Phòng thống kê huyện Vân Đồn)

Thị trấn Cái Rồng - với diện tích nhỏ bé 0,5% diện tích của huyện và dân số bằng 18,9% dân số của huyện - được coi là trung tâm kinh tế - xã hội của huyện Vân Đồn và có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Năm 2007, thị trấn Cái Rồng đóng góp 13,7% trong tổng số GDP của huyện, năm 2011 tăng lên là 14,8%. So với 6 xã đảo Cái Bầu và 5 xã đảo ngoài, sự chênh lệch kinh tế không đáng kể. Đóng góp vào GDP của huyện: năm 2007, cả 6 xã đảo Cái Bầu đóng góp 44%, còn 5 xã đảo ngoài là 42,3%; đến năm 2011, tương ứng là: 6 xã đảo Cái Bầu là 42,1% và 5 xã đảo ngoài là 43,1% . Sự phân hóa lãnh thổ có sự chuyển biến giữa các khu vực của huyện. Từ năm 2007 trở lại

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn đây huyện đã tích cực phát huy thế mạnh của từng vùng, giảm bớt sự cách biệt giữa vùng thị trấn với các vùng khác - nhất là với vùng miền núi và các xã thuộc đảo ngoài. Trong từng vùng có sự chuyển biến về cơ cấu ngành.

Cơ cấu GDP phân theo khu vực có sự chuyển đổi không đồng đều: khu vực thị trấn Cái Rồng chuyển đổi nhanh nhất; khu vực ven thị quá trình chuyển đổi tương đối nhanh; khu vực miền núi sự chuyển đổi diễn ra chậm hơn.

a. Thị trấn Cái Rồng

Thị trấn Cái Rồng là trung tâm kinh tế, xã hội của huyện đảo. Dân số năm 2011 của thị trấn là 8.192 người (chiếm 18.9% dân số toàn huyện). Thị trấn Cái Rồng có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là ngành nông lâm thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ du lịch một cách toàn diện. Trong những năm gần đây thị trấn đã có nhiều sự đầu tư lớn vào các ngành kinh tế, nhất là ngành thủy sản và dịch vụ. Nhiều dự án về nuôi trồng thủy hải sản có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động trong huyện. Ngoài ra, trong thời gian gần đây, thị trấn Cái Rồng phát triển mạnh các ngành dịch vụ du lịch, thương mại, và các dịch vụ khác, điều này đã đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong toàn huyện. Nhiều dự án lớn của tỉnh Quảng Ninh được tập trung ở thị trấn Cái Rồng, điều này đã tạo tiền đề cho kinh tế của thị trấn nói riêng và của huyện đảo nói chung phát triển mạnh mẽ.

Quá trình chuyển đổi cơ cấu GTSX của thị trấn diễn ra theo hướng tích cực. Tỉ trọng nông - lâm - thủy sản giảm từ 40,8% xuống còn 39,2%. Cơ cấu cây trồng và vật nuôi có sự thay đổi phù hợp với quá trình đô thị hóa ngày càng tăng nhanh và mở rộng của huyện. Tỉ trọng ngành dịch vụ tăng đáng kể, năm 2011 đạt 45,7%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Tiểu vùng 6 xã đảo Cái Bầu gồm có: xã Đông Xá, Hạ Long, Vạn Yên, Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên với diện tích là 315,88 km2

, dân số năm 2011 là 26.490 người (chiếm 61,2% dân số toàn huyện). Nằm cùng trên một đảo với diện tích tương đối lớn, tiểu vùng có nhiều tiềm năng để phát triển ngành nông - lâm - thủy sản và tiểu thủ công nghiệp. Kinh tế vùng được phát triển và chuyển dịch một cách phù hợp với tiềm năng của từng ngành và khu vực khác nhau.

Tiểu vùng 6 xã đảo Cái Bầu được chia làm 2 khu vực:

- Khu vực ven thị: khu vực này gồm 2 xã Đông Xá và Hạ Long, với diện tích 29,55 ha, chiếm 4,95% diện tích huyện. Dân số năm 2011 là 19.188 người, chiếm 44,3% dân số toàn huyện. Nằm kề thị trấn Cái Rồng, ven bờ biển Bái Tử Long, vịnh Hạ Long, với ngư trường rộng lớn và thoáng mát, đa dạng các nguồn lợi về thủy hải sản, có xí nghiệp chế biến nước mắm Đông Xá, đóng tàu Đông Xá, Hạ Long và có nhiều lợi thế để phát triển ngành nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhất trong huyện. Trong những năm gần đây, vùng đã có nhiều tiến bộ trong việc phát triển kinh tế - xã hội, điều này đã góp phần vào việc phát triển kinh tế của toàn tiểu vùng nói chung. Hiện nay tiểu vùng đang chú trọng phát huy thế mạnh về các ngành thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Do đó mà cơ cấu ngành có sự chuyển dịch một cách rõ ràng. Tỉ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng lên nhanh, tỉ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm.

* Xã Đông Xá : là xã có nền kinh tế tương đối phát triển, nằm sát thị trấn Cái Rồng, ven bờ vịnh Bắc Bộ, ngư nghiệp là ngành kinh tế phát triển khá mạnh và là nghề truyền thống của xã. Bên cạnh đó, Đông Xá còn nổi tiếng là các ngành chế biến hải sản với các xí nghiệp nước mắm, xí nghiệp chế biến hải sản được nâng cấp và đầu tư lớn. Nghề thủ công nghiệp sản xuất các vật liệu xây dựng, đóng và sửa chữa tàu cũng tương đối phát triển, cung cấp phần lớn sản phẩm cho người tiêu dùng trong huyện. Cơ cấu ngành kinh tế của xã

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn chuyển đổi theo hướng tích cực, nhất là từ năm 2007 trở lại đây, nhưng còn chậm. Về nông - lâm - thủy sản giảm từ 42,7% (năm 2007) xuống còn 41,3% ( năm 2011), công nghiệp - xây dựng tăng tỉ trọng từ 17,8% (năm 2007) lên 19,7% (năm 2011) , dịch vụ vẫn giữ nguyên tỉ trọng năm 2011 đạt 39,0%.

- Khu vực miền núi: khu vực miền núi của 6 xã tiểu vùng đảo Cái Bầu gồm có 4 xã: Vạn Yên, Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên với diện tích tự nhiên 286,32 km2, chiếm 48% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Dân số 7.302 người, chiếm 16,7% dân số toàn huyện. Đây là khu vực có nhiều khó khăn hơn. Nông nghiệp là ngành đứng đầu trong nền kinh tế của các xã này. Diện tích rừng và đất nông nghiệp chiếm 4/5 diện tích đất tự nhiên, dân cư thưa thớt, điều kiện đi lại khó khăn, cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhiều. Từ năm 2007 đến nay với sự quan tâm và giúp đỡ của huyện, kinh tế của khu vực có sự tăng trưởng đáng kể và có sự chuyển dịch cơ cấu rõ rệt. Trong ngành trồng trọt, năng suất cây lương thực tăng lên, cơ cấu cây trồng và vật nuôi cũng có sự thay đổi. Đặc biệt khu vực đã thực hiện sự kết hợp trang trại, vườn rừng, khoán đất, khoán rừng cho từng hộ nông dân đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm bớt sự chênh lệch giữa vùng miền núi với vùng đô thị và góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế toàn tiểu vùng.

Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tiểu vùng được thể hiện rõ nét ở xã Đoàn Kết : Nằm cách thị trấn Cái Rồng 7 km, thế mạnh phát triển kinh tế của xã là ngành nông - lâm - thủy sản. Toàn xã với tổng diện tích trồng trọt là 170 ha trong đó trồng lúa chiếm 150 ha, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất cây trồng tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra xã còn tập trung phát triển ngành chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm, đồng thời thực hiện việc trồng rừng và bảo vệ rừng kết hợp với việc nuôi trồng thủy hải sản. Giảm mạnh tỉ trọng trồng trọt và tăng nhanh tỉ trọng ngành chăn nuôi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn

c. Tiểu vùng 5 xã đảo ngoài (quần đảo Vân Hải)

Tiểu vùng 5 xã đảo ngoài gồm các xã: Bản Sen, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng và Thắng Lợi với diện tích đất tự nhiên là 278,22km2, chiếm 46,5% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Dân số của toàn tiểu vùng năm 2011 là 8.608 người, chiếm 19,9% dân số toàn huyện. Là vùng có địa hình phức tạp, chia cắt nhiều, mỗi xã có ranh giới riêng, điều kiện đi lại giữa các xã còn khó khăn, chủ yếu bằng đường biển. Tiềm năng phát triển kinh tế của tiểu vùng chủ yếu là ngành thủy sản và ngành dịch vụ, du lịch biển. Nhờ chuyển dịch CCKT mà từ năm 2007 đến nay nền kinh tế của tiểu vùng có sự tăng trưởng: tỉ trọng ngành dịch vụ tăng từ 38,5% (năm 2007) lên 39,9% (năm 2011), tỉ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm từ 49,5% (năm 2007) xuống còn 44,7% (năm 2011).

Sự chuyển đổi CCKT của tiểu vùng 5 xã đảo ngoài được thể hiện rõ nhất ở xã Quan Lạn.

* Xã Quan Lạn: là xã nằm trên một đảo nhỏ riêng biệt, nổi tiếng về nền văn hóa truyền thống của huyện Vân Đồn cũng như nổi tiếng về danh lam thắng cảnh. Thủy sản là ngành kinh tế chủ yếu, các ngư dân giàu kinh nghiệm và có kỹ thuật đánh bắt lâu đời. Từ năm 2007 xã đã thực hiện chính sách đổi mới cơ cấu các ngành kinh tế, tập trung phát triển ngành thủy sản, vừa thực hiện đánh bắt hải sản xa bờ, vừa tiến hành nuôi trồng thủy sản, điều này đã làm cho GTSX ngành thủy sản tăng lên đáng kể, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của xã. Tỉ trọng thủy sản chiếm 2/3 trong tổng tỉ trọng nông - lâm - thủy sản. Trong ngành nông nghiệp cơ cấu cây trồng được chuyển đổi, diện tích cây công nghiệp được tăng lên (chè, lạc, vừng...) phù hợp với điều kiện tự nhiên trên đảo. Việc trồng rừng cũng được tiến hành trong nhiều năm qua, diện tích đất trống đồi trọc được thu hẹp lại. Tỉ trọng ngành nông -

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn lâm - thủy sản giảm từ 47,9% năm 2007 xuống còn 44,3% năm 2011. Ngành dịch vụ được đặc biệt quan tâm, các dịch vụ phần lớn phục vụ cho du khách đến thăm quan thắng cảnh và du lịch vào các hội hè, ngày lễ trèo bơi, ngày lễ kỷ niệm văn hóa truyền thống... Bên cạnh đó, tỉ trọng ngành công nghiệp cũng tăng lên đáng kể từ 14,9% (năm 2007) lên 18,9% (năm 2011) chủ yếu là chế biến chè, hải sản phục vụ tiêu dùng và góp phần xuất khẩu.

3.2.2.1. Những kết quả đạt được

Giai đoạn từ năm 2007 - 2011, bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do suy giảm kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh chung đó, huyện Vân Đồn - mặc dù là huyện miền núi, hải đảo, hạ tầng cơ sở nhỏ, thiếu, chưa đồng bộ, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn - đã biết tranh thủ sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh và phát huy sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện nên đã đưa kinh tế huyện vượt qua khó khăn, chuyển dịch CCKT có bước phát triển và đạt được những thành quả đáng ghi nhận :

- Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện chuyển dịch theo hướng CNH,HĐH: Tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm mạnh từ 58,3% (năm 2007) xuống 46,7% (năm 2011); tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng từ 18,5% (năm 2007) lên 30,2% (năm 2011); tỷ trọng dịch vụ khá ổn định khoảng 23,2%. Chuyển dịch CCKT đã tác động tích cức đến phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn huyện, nhờ vậy: kinh tế của huyện tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, bình quân 16,8%/năm (giai đoạn 2007-2011) cao hơn bình quân chung của tỉnh Quảng Ninh và của cả nước. Đời sống của đại bộ phận nhân dân được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người đạt 14,2 triệu đồng năm 2009 , tăng 2,14 lần so với năm 2005 , nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn và từng bước vươn lên làm giàu. Đây là thành tựu nổi bật mà chuyển dịch CCKT trên địa bàn mang lại.

- Cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự thay đổi: + Ngành nông - lâm - thủy sản:

Ngành thủy sản tiếp tục khẳng định được là ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của huyện. Tổng sản lượng thủy sản tăng nhanh, tốc độ tăng bình quân 2007 - 2011 là 13,8%. Khoa học kỹ thuật được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất và nuôi trồng, nhiều loại hải sản mang lại hiệu quả kinh tế cao như: Nuôi tu hài, ngọc trai, hầu biển...

Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phát triển ổn định. Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đạt trên 1,3 nghìn ha, giá trị thu nhập bình quân đạt 18 - 25 triệu đồng/ha/năm. Sản lượng lương thực bình quân hàng năm là 3.040 tấn. Việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, chuyển đổi cơ cấu giống vật nuôi, cây trồng, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được chú trọng, tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương được khai thác. Chăn nuôi ổn định, công tác chăm sóc, phòng chống dịch bệnh được tăng cường, trên địa bàn không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác quản lý, bảo vệ phát triển tài nguyên rừng được quan tâm. Từ năm 2007 - 2011 toàn huyện trồng được khoảng 4.500 ha rừng tập trung, nâng tỉ lệ che phủ rừng lên gần 60% năm 2011.

+ Ngành dịch vụ:

Ngành dịch vụ chuyển biến tích cực. Hệ thống bán lẻ hàng hóa đa dạng và phát triển rộng rãi, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 16,1%/ năm. Các ngành dịch vụ như: tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải, văn hóa, thể thao đặc biệt là ngành bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin trên địa bàn được đầu tư và phát triển. Du lịch phát triển khá nhanh, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm từ 15 - 20%. Cơ sở hạ tầng cho du lịch, dịch vụ từng bước

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn được nâng cấp, nhiều dự án du lịch đang được triển khai, một số sự án đã hoàn thành được đưa vào khai thác, đã hình thành các khu du lịch như: Bãi Dài (Hạ Long), Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng. Lượng khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng trên địa bàn ngày càng tăng. Đặc biệt ở các xã đảo bước đầu phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng đồng.

+ Ngành công nghiệp, xây dựng

Ngành công nghiệp, xây dựng chuyển biến mạng mẽ; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2007 - 2011 đạt bình quân 20,98%/ năm. Song chủ yếu là khai thác cát trắng. Các ngành tiểu thủ công nghiệp như mộc dân dụng, sửa chữa đóng mới tàu thuyền phát triển tạo việc làm cho nhiều lao động trên địa bàn.

- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ bước đầu có sự chuyển biến:

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 84 - 125)