Các câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 45 - 125)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.Các câu hỏi nghiên cứu

- Những nhân tố nào đang ảnh hưởng tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh?

- Thực trạng cơ cấu kinh tế của huyện Vân Đồn hiện nay ra sao?

- Giải pháp gì để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn CNH, HĐH ?

2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Chủ nghĩa duy vật biện chứng được sử dụng để phân tích đối tượng nghiên cứu một cách biện chứng. Sử dụng phương pháp này cho thấy mọi sự vật hiện tượng không tồn tại một cách cô lập, tách rời mà chúng tồn tại trong mối liên hệ mật thiết với các hiện tượng sự vật xung quanh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Vân Đồn có liên quan đến nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, các chính sách của nhà nước về phát triển kinh tế, năng lực cạnh tranh, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực của địa phương, các tổ chức và cơ quan hữu quan khác như các sở, ban, ngành, các đơn vị trong huyện, các doanh nghiệp...

2.2.2. Phương pháp thu thập tài liệu

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu tại các cơ quan thống kê như Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, Phòng Thống kê huyện Vân Đồn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn các cơ quan chuyên môn: Phòng Kinh tế Hạ tầng,

.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở huyện Vân Đồn, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác điề ệu quả hơn. Tài liệu thu thập được gồm:

- Các tài liệu thống kê về tình hình dân số, lao động, kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Vân Đồn từ Niên giám Thống kê qua các năm (do Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh phát hành).

- Báo cáo tổng kết về kinh tế-xã hội của huyện Vân Đồn qua các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.

- Các bài báo khoa học tại các tạp chí khoa học chuyên ngành kinh tế, thương mại, du lịch.

- Các công trình nghiên cứu, dự án của các cơ quan thuộc huyện Vân Đồn và các sở/ban/ngành tỉnh Quảng Ninh.

- Các tài liệ .

Nguồn gốc của các tài liệu này đều được chú thích rõ ràng khi sử dụng trong luận văn và được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp tài liệu

Các thông tin và số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chương trình Excel của Microsoft Office. Để tổng hợp dữ liệu, đề tài sử dụng một số phương pháp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một vài tiêu thức cụ thể để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Đây là phương pháp phổ biến để tổng hợp thống kê. Qua việc phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Có nhiều phương pháp phân tổ khác nhau được áp dụng trong luận văn như: phân tổ phân loại, phân tổ kết cấu và phân tổ liên hệ.

2.2.3.2. Phương pháp bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. Một số loại bảng thống kê được sử dụng trong luận văn là: bảng giản đơn, bảng phân tổ, bảng kết hợp.

2.2.3.3. Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phương pháp chuyển hoá thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng nhiều loại đồ thị khác nhau như: đồ thị hình cột, đồ thị đường gấp khúc, đồ thị mạng nhện… nhằm biểu thị một cách rõ nét các chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho người đọc dễ dàng trong tiếp cận, so sánh và phân tích thông tin.

2.2.4. Phương pháp phân tích tài liệu

2.2.4.1. Phương pháp So sánh

Trên cơ sở phân tổ, phương pháp so sánh dùng để so sánh số liệu theo chuỗi thời gian và tại một thời điểm để so sánh các tiêu thức khác nhau với nhau, so sánh chéo giữa các ngành kinh tế với nhau, giữa huyện Vân Đồn với các huyện khác của tỉnh Quảng Ninh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn SWOT là từ viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ, thách thức). Là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt thông tin và ra quyết định đối với doanh nghiệp hoặc địa phương cụ thể. Strengths và Weaknesses là các yếu tố nội tại (tác động từ phía trong, chủ quan) của ngành công nghiệp còn Opportunities và Threats là các nhân tố tác động bên ngoài (khách quan). SWOT cho phép phân tích các yếu tố khác nhau có ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

2.2.4.3. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích số liệu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Các chi tiêu thống kê mô tả như tỷ trọng, số bình quân, tốc độ tăng trưởng, số tuyệt đối, số tương đối…

2.2.4.4. Phương pháp dự báo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng phương pháp này cho phép dự báo quá trình phát triển tiếp theo của đối tượng nghiên cứu. Số liệu được sử dụng để dự báo trong luận văn là dãy số thời gian, tức là dựa vào sự biến động của hiện tượng trong quá khứ để dự báo mức độ của hiện tượng nghiên cứu trong thời gian tiếp theo.

( )h n n h y y t Trong đó: n

y : giá trị ở năm cuối cùng trong dãy số thời gian;

h: năm của thời kỳ dự báo (h = 1, 2, 3, ….)

n h

y : giá trị dự báo năm n + h

t: tốc độ phát triển bình quân hàng năm của dãy số thời gian (từ y1

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn 1 1 n n y t y

2.2.4.5. Phương pháp chuyên gia

Là việc lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Vân Đồn nhằm thấy rõ được bản chất của vấn đề, từ đó tác giả có thể đưa ra được các giải pháp thiết thực và phù hợp với địa phương. Phương pháp này được triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia, đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu câu hỏi và xử lý toán học kết quả thu được từ ý kiến chuyên gia. Khó khăn của phương pháp này là việc tuyển chọn và đánh giá khả năng của các chuyên gia. Kết quả của phương pháp này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định hướng, quản lý vì thế cần kết hợp với các phương pháp định lượng khác.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

a. Tổng sản phẩm trong nước (GDP - Gross Domestic Product)

GDP là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia ở một thời kì nhất định (thường là một năm tài chính). GDP thường tính cho cấp quốc gia, tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.

b. Tốc độ tăng trưởng GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP là sự gia tăng của giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi một nền kinh tế trong thời gian nhất định, được tính theo giá so sánh 1994.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Chỉ tiêu GDP bình quân đầu người của một quốc gia được tính bằng GDP chia cho tổng số dân của nước đó ở một thời điểm nhất định.

Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống nói chung. Nó còn được sử dụng trong so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau.

d. Cơ cấu kinh tế (GDP)

Cơ cấu kinh tế được xem xét ở 3 góc độ

- Cơ cấu GDP phân theo ngành: là tương quan về tỉ trọng giữa 3 khu vực tạo nên nền kinh tế của một quốc gia, đó là khu vực I (nông - lâm - thủy sản), khu vực II (công nghiệp - xây dựng) và khu vực III (dịch vụ).

- Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế: là tương quan theo tỉ lệ giữa các thành phần kinh tế tham gia vào các ngành, lĩnh vực hay các bộ phận hợp thành nền kinh tế.

- Cơ cấu GDP phân theo lãnh thổ: là tương quan tỉ lệ giữa các vùng trong phạ ợc sắp xếp một cách tự phát hay tự giác có chủ định.

e. Quy mô GTSX và tốc độ tăng trưởng GTSX

- Giá trị sản xuất (GTSX): là kết quả hoạt động của các ngành sản xuất tạo ra các sản phẩm vật chất trong một thời gian nhất định. Giá trị sản xuất phân theo ngành bao gồm giá trị sản xuất theo ba nhóm ngành (nông - lâm - thủy sản; công nghiệp - xây dựng; dịch vụ) và GTSX trong nội bộ từng ngành; GTSX theo thành phần kinh tế (nhà nước, ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài) và GTSX phân theo lãnh thổ. GTSX được tính theo giá thực tế và giá so sánh 1994.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn - Quy mô GTSX là chỉ tiêu biểu thị giá trị của sản phẩm vật chất và dịch vụ (do sản xuất) của tất cả các ngành kinh tế được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ, trong một thời kì nhất định (thường là một năm).

- Tốc độ tăng trưởng GTSX là tiêu chí đo lường, thể hiện mặt định lượng tăng trưởng kinh tế của lãnh thổ ở quy mô nhỏ như cấp huyện. Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng GTSX được tính theo giá so sánh một năm cố định goi là năm mốc (ở nước ta là năm 1994).

f. Cơ cấu GTSX và sự chuyển dịch cơ cấu GTSX theo ngành kinh tế.

Để đánh giá trình độ phát triển kinh tế một lãnh thổ cấp huyện, người ta sử dụng chỉ tiêu cơ cấu GTSX thay cho cơ cấu kinh tế GDP (ở cấp tỉnh và quốc gia).

- Cơ cấu GTSX cho biết quy mô, tỉ trọng của các ngành, thành phần kinh tế, lãnh thổ trong nền kinh tế của cấp huyện. Đồng thời qua đó, xác định vai trò, vị trí tầm quan trọng của mỗi đối tượng và có thể đánh giá được trình độ phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Sự chuyển dịch CCKT cho thấy sự điều chỉnh, chuyển biến của nền kinh tế theo chiều hướng nào, phù hợp hay là không phù hợp. Sự chuyển dịch CCKT rất quan trọng đối với một lãnh thổ kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

g. Giá trị sản xuất /người

GTSX bình quân/ người được tính bằng cách lấy GTSX chia cho tổng số dân địa phương tại một thời điểm nhất định (một năm). Đây là một sự phản ánh sự phát triển kinh tế nói chung và việc nâng cao mức sống của người dân nói riêng. Sự gia tăng liên tục ngày càng cao của quy mô, tốc độ tăng trưởng của GTSX / người là một dấu hiệu thể hiện sự phát triển kinh tế ổn định, bền vững của lãnh thổ; mặt khác, nó còn được sử dụng làm công cụ so sánh mức sống giữa các địa phương với nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN VÂN ĐỒN GIAI ĐOẠN 2007 - 2011

3.1. Địa bàn nghiên cứu và các nguồn lực phát triển kinh tế

3.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Vân Đồn là một huyện miền núi, hải đảo nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, hợp thành bởi 2 quần đảo Cái Bầu và Vân Hải với tọa độ địa lí từ 20040'đến 21016' vĩ độ Bắc và từ 1070

15' đến 1080 kinh độ Đông [32]. Phía Bắc và phía Đông Bắc giáp 2 huyện Tiên Yên và Đầm Hà. Phía Đông Nam giáp huyện Cô Tô và vịnh Bắc Bộ. Phía Tây giáp 2 thành phố Cẩm Phả, Hạ Long và vùng vịnh Hạ Long.

Vân Đồn có diện tích tự nhiên 551,2 km2

(chiếm 9,1% diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Ninh); gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long, trong đó có hơn 20 đảo đất có người ở. Lớn nhất là đảo Cái Bầu (chiếm 55,0% diện tích toàn huyện) trong đó có thị trấn Cái Rồng và 6 xã. Còn vùng đảo phía ngoài chiếm 45,0% diện tích với 5 xã đảo. Ngoài ra huyện còn có diện tích vùng biển với 1.620 km2 [32].

Vân Đồn nằm cách thủ đô Hà Nội 175km, cách thành phố Hải Phòng 80km. Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện: thị trấn Cái Rồng cách thành phố Hạ Long 40km về phía Tây, cách cửa khẩu quốc tế Móng Cái trên 100km về phía Đông.

Vị trí địa lí của Vân Đồn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển (dịch vụ, du lịch) chất lượng cao, góp phần khai thác vùng biển phía Bắc của tỉnh Quảng Ninh nói riêng và Tổ Quốc nói chung. Vân Đồn nằm trong không gian kinh tế sôi động bao gồm vịnh Bắc Bộ và vành đai kinh tế ven vịnh Bắc Bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Huyện cũng thuộc hành lang kinh tế Hạ Long - Hải Hà - Móng Cái theo quốc lộ 18, là địa bàn tiếp giáp với Trung Quốc, cửa ngõ ra biển của cả vùng Bắc Bộ.

Vân Đồn tham gia vào hành lang và vành đai kinh tế trọng hợp tác phát triển kinh tế Việt - Trung; nằm gần các đầu mối giao thông đường thủy, đường bộ quan trọng; gần với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long có cơ hội phát triển du lịch.

Nằm ở vùng biển ở vị trí tiền tiêu của Tổ quốc, việc phát triển kinh tế của huyện đang đứng trước những thách thức về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật còn yếu kém, về sự cạnh tranh với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực và về an ninh, quốc phòng, bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia.

Huyện đảo Vân Đồn hiện nay bao gồm 1 thị trấn (Cái Rồng), 6 xã (Đông Xá, Hạ Long, Bình Dân, Đoàn Kết, Đài Xuyên và Vạn Yên) nằm trên đảo Cái Bầu và 5 xã trên tuyến đảo Vân Hải (Minh Châu, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Bản Sen, Thắng Lợi).

3.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1. Địa hình

Vân Đồn là một huyện miền núi hải đảo nên có địa hình khá đa dạng, bao gồm: vùng đồi núi thấp, đồng bằng ven biển và các đảo. Nhìn chung, địa hình Vân Đồn được chia thành 3 vùng.

- Vùng đồi núi: Có độ cao từ 25m trở lên, là vùng đất phát triển trên đá trầm tích sa thạch. Địa hình có hướng dốc dần từ phía Đông Nam về phía tây bắc. Khu vực đảo Cái Bầu có một số ngọn núi có độ cao trên 300m (núi Vạn Hoa cao 397m, núi Bằng Thông cao 366m, núi Cái Bầu cao 302m).

- Vùng ven biển: Là vùng phù sa mới được bồi tụ lắng đọng, địa hình thấp thoải dần ra biển, có độ cao từ 1 - 3m.

- Vùng đảo: Với hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, mỗi hòn đảo tại Vân Đồn lại có các đặc điểm riêng như các đảo đá vôi có vách đứng, đỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn hình răng cưa lởm chởm, tạo ra rất nhiều cảnh kỳ thú không kém gì vịnh Hạ

ảo đất có dáng chung: đỉnh cao, sườn dốc, đôi khi thấp, thoải, phụ thuộc vào bề mặt lớp phủ thực vật và sự bào mòn của nước mưa.

3.1.2.2. Khí hậu

Huyện Vân Đồn nằm trong vùng khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 45 - 125)