Khái quát về kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 34 - 45)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.2.2.Khái quát về kinh tế tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là một tỉnh thuộc vùng KTTĐ phía Bắc, Quảng Ninh có diện tích 6.099 km2 phần đất liền và khoảng 6.000 km2 diện tích mặt biển, với dân số 1.172,5 nghìn người. Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc và tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, phía Đông và Đông Nam giáp biển. Quảng Ninh có 4 thành phố trực thuộc, 1 thị xã và 9 huyện.

Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Là một tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản (về trữ lượng than trên toàn Việt Nam thì riêng Quảng Ninh đã chiếm tới 90%), nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cung cấp vật tư, nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long 2 lần được Tổ chức UNESCO tôn vinh. Với di tích văn hóa Yên Tử, bãi cọc Bạch Đằng, Đền Cửa Ông, Đình Quan Lạn, Đình Trà Cổ, núi

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Bài Thơ.v.v.v. thuận lợi cho phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch văn hóa tâm linh. Quảng Ninh được xác định là 1 điểm của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, là cửa ngõ quan trọng của hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Có hệ thống cảng biển, cảng nước sâu có năng lực bốc xếp cho tàu hàng vạn tấn... tạo ra nhiều thuận lợi cho ngành vận tải đường biển giữa nước ta với các nước trên thế giới. Quảng Ninh có hệ thống cửa khẩu phân bố trên dọc tuyến biên giới, đặc biệt cửa khẩu quốc tế Móng Cái là nơi hội tụ giao lưu thương mại, du lịch, dịch vụ và thu hút các nhà đầu tư, là cửa ngõ giao dịch xuất nhập khẩu với Trung Quốc và các nước trong khu vực.

Bảng 1.1: Quy mô GDP và tốc độ tăng trƣởng của Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011

Chỉ tiêu 2007 2009 2011

GDP (tỉ đồng - giá thực tế) 20.302 32.810 54.740

GDP/người (triệu đồng) 18,08 28,61 46,68

Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 14,4 13,7 12,3 Cơ cấu kinh tế (%)

- Nông - lâm - thủy sản - Công nghiệp - xây dựng - Dịch vụ 100,0 9,8 45,2 45,0 100,0 7,2 54,2 38,6 100,0 6,4 54,5 39,1

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2011

Về GDP Quảng Ninh đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố. GDP tăng nhanh qua các năm, năm 2007 đạt 20.302 tỉ đồng (theo giá thực tế) đến năm 2011 đạt 54.740 tỉ đồng. Quy mô GDP (tính theo giá thực tế) năm 2011 gấp 2,7 lần so với năm 2007. GDP bình quân đầu người của tỉnh liên tục gia tăng, năm 2011 đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố, đạt 46,687 triệu đồng/ người gấp 1,6 lần so với năm 2007 và gần 2,6 lần so với năm 2007. Tăng trưởng GDP của tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn cao gần gấp đôi so với bình quân chung cả nước và nằm trong nhóm các địa phương có tốc độ tăng trưởng cao nhất cả nước. Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GDP của tỉnh Quảng Ninh ước đạt 12,3%.

- Cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu các thành phần kinh tế có sự chuyển dịch.

Bảng 1.2: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011

Các ngành 2007 2009 2011

Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng %

Tổng số (giá thực tế) 55.174,2 100 90.237,8 100 140.723,6 100 + Nông - lâm - thủy sản 4.193,2 7,6 6.269,8 6,9 8.826,6 6,3 +Công nghiệp- xây dựng 39.300 71,2 60.404 67,0 102.419 72,7

+ Dịch vụ 11.681 21,2 23.564 26,1 29.478 21,0

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2011)

+ Về cơ cấu kinh tế ngành có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, xu thế chung là giảm nhanh tỉ trọng của khu vực nông - lâm - thủy sản (từ 7,6% năm 2007 xuống còn 6,3% năm 2011) và tăng nhanh tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng (từ 71,2% lên 72,7%), khu vực dịch vụ có xu hướng lúc tăng lúc giảm (từ 21,2% năm 2007 lên 26,1 năm 2009% và giảm 21% năm 2011).

+ Cơ cấu các thành phần kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, khu vực tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài phát triển ổn định. Tỉ lệ đóng góp của khu vực nhà nước vào GDP năm 2006 là 62,4%, năm 2010 là 61,7%; khu vực kinh tế tư nhân năm 2006: 28%, năm 2010: 28,9%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 2006: 9,6%, năm 2010: 9,4%.

- Cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ cũng có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực phù hợp với xu thế phát triển kinh tế chung của cả nước và của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Trên địa bàn tỉnh đã hình thành các trung tâm kinh tế phát triển (như Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí...), các trung tâm công nghiệp, các khu công nghiệp tập trung...

Bảng 1.3: Giá trị công nghiệp của Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011

Chỉ tiêu 2007 2009 2011

Giá trị sản xuất (tỉ đồng - giá thực tế) 39.300 60.404 102.419 Giá trị sản xuất (tỉ đồng - giá 1994) 18.958 24.065 30.486

Tốc độ tăng trưởng (%) 18,7 20,7 13,5

Cơ cấu giá trị sản xuất (%) + CN khai thác

+ CN chế biến + CN điện, ga, nước

100,0 75,6 20,5 3,9 100,0 70,9 24,9 4,2 100,0 58,0 36,1 5,9 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh, 2011)

+ Giá trị sản xuất công nghiệp gia tăng với tốc độ cao và chiếm vị thế cao trong nền kinh tế của tỉnh. Năm 2009giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh mới chỉ đạt 60.404,0 tỉ đồng (giá thực tế) chiếm 20,7% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước, đến năm 2011 tăng lên 102.419,0 tỉ đồng chiếm 2,31% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp tương đối cao, 13,5% năm 2011. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Trong cơ cấu ngành công nghiệp nổi bật lên một số ngành công nghiệp có lợi thế, có khả năng cạnh tranh như: sản xuất than, vật liệu xây dựng, nhiệt điện chạy than, xi măng, cơ khí, đóng mới - sửa chữa tàu biển... Các ngành này được đầu tư lớn, hiện đại, đã đem lại hiệu quả rõ rệt.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn 56.8 10.3 10 4.8 5.8 12.3 Khai thác than Thực phẩm đồ uống Vật liệu xây dựng Cơ khí, đóng tàu Điện CN khác

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2011)

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu công nghiệp phân theo ngành tỉnh Quảng Ninh 2011 (%)

Đặc biệt cơ cấu ngành công nghiệp đã có chuyển biến tích cực theo hướng giảm dần tỉ trọng công nghiệp khai thác (từ 70,9% năm 2009 xuống còn 58,0% năm 2011), tăng dần tỉ trọng công nghiệp chế biến (từ 24,9% lên 36,1%), tỉ trọng công nghiệp điện, ga, nước tăng (từ 4,2% lên 5,9%).

+ Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ cũng có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với điều kiện phát triển công nghiệp của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh nổi lên hai trung tâm công nghiệp lớn là Hạ Long và Cẩm Phả. Bên cạnh đó, một hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp hiện nay phổ biến ở tỉnh đó là khu công nghiệp. Các khu công nghiệp này đang được tỉnh Quảng Ninh đầu tư về vốn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật. Các khu công nghiệp này cũng đã thu hút được nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một số khu công nghiệp đang đã và đang được đầu tư xây dựng và phát triển mạnh như: Cái Lân (Hạ Long), Việt Hưng (Hạ Long), Hải Yên (Móng Cái), Kim Sen (Đông Triều), Ninh Dương (Móng Cái), Chạp Khê (Uông Bí), Đông Mai (Yên Hưng), Tiên Yên (Tiên Yên)...

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Tuy nhiên giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh phân bố không đồng đều, chủ yếu vẫn tập trung ở các huyện, thị xã, thành phố có điều kiện thuận lợi, còn ở các huyện, thị xã miền núi, hải đảo thì giá trị sản xuất công nghiệp chưa cao.

* Về nông - lâm - thủy sản

Bảng 1.4: Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản tỉnh Quảng Ninhgiai đoạn 2007 - 2011

Tiêu chí 2007 2009 2011 Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Giá thực tế + Nông nghiệp + Lâm nghiệp + Thủy sản 4.193,2 2.616,5 251,3 1.325,4 100,0 62,4 6,0 31,6 6.269,8 3.444,3 375,9 2.449,6 100,0 54,9 6,0 39,1 8.826,6 4.335,4 671,5 3.819,7 100,0 49,1 7,6 43,3 Giá so sánh, 1994 + Nông nghiệp + Lâm nghiệp + Thủy sản 2.448,2 1.233,0 210,6 1.004,6 2.651,0 1.257,0 247,2 1.146,8 2.928,1 1.214,0 351,3 1.362,8 (Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2011)

+ Tỉ trọng của khu vực nông - lâm - thủy sản chỉ chiếm 6,4% (năm 2011), tuy nhiên giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản không ngừng tăng qua các năm. Năm 2007 mới chỉ đạt 4.193,2 tỉ đồng, đến năm 2011 tăng lên 8.826,6 tỉ đồng (tính theo giá thực tế). Trên toàn tỉnh đã đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời chú trọng phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo quy mô trang trại, mang tính hàng hóa, đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thủy sản.

+ Cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản trong những năm gần đây có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, phát huy được thế mạnh của tỉnh là thủy sản. Tỉ trọng ngành thủy sản tăng nhanh (từ 31,6 % năm 2007 lên 43,3 % năm 2011), tỉ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm (từ 62,4% xuống còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn 49,1%), tỉ trọng ngành lâm nghiệp tăng nhẹ (từ 6,0% xuống còn 7,6%). Vì vậy tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông - lâm - thủy sản tăng khá nhanh: 12%/ năm (trong đó nông nghiệp tăng 8,18%, lâm nghiệp tăng 3,21%, thủy sản tăng 26,50%).

+ Nông nghiệp

Giá trị sản xuất nông nghiệp có xu hướng tăng, từ 3.443,3 tỉ đồng năm 2007 (giá thực tế) lên 4.335,4 tỉ đồng năm 2011, tăng trên 1,3 lần.

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 2011)

Biểu đồ 1.2: Cơ cấu GTSX nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2007 và 2011 (%)

Cơ cấu ngành nông nghiệp có sự thay đổi: cơ cấu ngành trồng trọt có xu hướng tăng từ 57,3% (năm 2007) lên 68,5% (năm 2011); các dịch vụ cho ngành nông nghiệp được chú trọng và đã có sự gia tăng về cơ cấu từ 3,1% lên 5,5%; trong khi đó cơ cấu ngành chăn nuôi lại có xu hướng giảm từ 39,6% (năm 2007) xuống còn 26% (năm 2011) .

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Trong ngành trồng trọt, sản xuất cây hàng năm là chủ yếu. Diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ lệ lớn, khoảng 80% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây lâu năm chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ, khoảng 20%.

Trong sản xuất cây hàng năm thì sản xuất cây lương thực, rau đậu thực phẩm để cung cấp cho nhu cầu tại chỗ, các khu đô thị, các khu công nghiệp, khách du lịch trên địa bàn tỉnh là chính. Diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm 71,22% diện tích gieo trồng cây hàng năm, rau các loại chiếm 11,53%. Nhóm cây công nghiệp ngắn ngày chiếm tỉ lệ nhỏ (khoảng 5,3% diện tích gieo trồng cây hàng năm), gồm 2 cây trồng chính là cây lạc và cây đậu tương.

Cây lâu năm gồm có chè, quế, cây ăn quả... trong đó nhóm cây ăn quả chiếm tỉ lệ diện tích lớn (57,32% diện tích trồng cây lâu năm). Cây ăn quả hàng hóa chủ yếu là vải, nhãn với diện tích ổn định từ 6,5 - 7 nghìn ha.

+ Thủy sản

Quảng Ninh là tỉnh duy nhất trong vùng Đông Bắc có bờ biển dài, là điều kiện thuận lợi để nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Giá trị sản xuất của ngành thủy sản tăng từ 1.325,4 tỉ đồng (năm 2007) lên 3.819,3 tỉ đồng (năm 2011), tăng 2,9 lần.

Bảng1.5: Cơ cấu ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh năm 2007 và 2011

Cơ cấu 2007 2009 2011

Khai thác 54,3% 60,9% 63,3%

Nuôi trồng 41,2% 35,9% 36,6%

Dịch vụ thủy sản 4,4% 3,2% 0,1%

(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh, 2011)

Cơ cấu ngành thủy sản có sự chuyển dịch, cơ cấu ngành khai thác có xu hướng tăng 54,3% (năm 2007) tăng lên 63,3% (năm 2011), trong khi đó cơ cấu ngành nuôi trồng và dịch vụ thủy sản lại có xu hướng giảm (nuôi trồng giảm từ 41,2% xuống 36,6%, dịch vụ thủy sản giảm từ 4,4% xuống 0,1%). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Khai thác thủy sản gia tăng nhanh và liên tục về sản lượng qua các năm. Trong đó chủ yếu là khai thác cá biển tăng từ 26,4 nghìn tấn (2007) lên 31,3 nghìn tấn (2011), ngoài ra còn khai thác tôm, mực... Sản lượng khai thác nội địa chiếm một tỉ lệ nhỏ 1,7 nghìn tấn (năm 2011).

Bên cạnh khai thác thủy sản, sản lượng thủy sản nuôi trồng cũng ngày một tăng về sản lượng. Các loại thủy sản nuôi trồng đáng kể như nuôi cá lồng (cá song, cá thu, cá chim...), nuôi tôm, nuôi tu hài, hầu... Trong đó chủ yếu là nuôi cá và tôm. năm 2011 sản lượng nuôi cá đạt 10,4 nghìn tấn, nuôi tôm đạt 7,1 nghìn tấn.

+ Lâm nghiệp

Trong cơ cấu ngành nông - lâm - thủy sản của tỉnh Quảng Ninh thì lâm nghiệp chiếm một tỉ trọng nhỏ, tuy nhiên ngành lâm nghiệp lại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp liên tục tăng từ 251,3 tỉ đồng (năm 2007) lên 671,5 tỉ đồng (năm 2011), tính theo giá thực tế.

Bảng 1.6: Cơ cấu GTSX lâm nghiệp tỉnh Quảng Ninh năm 2007 và 2011

Cơ cấu 2007 2009 2011

Trồng rừng 49,3% 45,9% 33,4%

Khai thác lâm sản 46,3% 44,3% 63,3%

Dịch vụ lâm nghiệp 4,4% 9,% 3,3%

(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2011)

Cơ cấu lâm nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng của dịch vụ lâm nghiệp (từ 4,4% năm 2007 lên 3,3% năm 2011), tăng tỉ trọng của khai thác và trồng rừng. Tiềm năng đất lâm nghiệp của tỉnh khá lớn, rừng sản xuất kinh doanh chiếm 80% (chủ yếu là rừng trung bình và rừng nghèo) với tổng trữ lượng 4,8 triệu m3, không đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng của tỉnh. Rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn đặc sản hiện chỉ có 10 nghìn ha, chủ yếu là rừng hồi (6,5 nghìn ha). Sản lượng gỗ khai thác tăng mạnh, chủ yếu từ gỗ rừng trồng nguyên liệu, tre nứa để làm trụ mỏ. Hiện nay tỉnh đã tiến hành giao đất cho các đối tượng nên diện tích rừng trồng tăng nhanh, chủ yếu là rừng sản xuất.

* Về dịch vụ

Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân. Giá trị tăng thêm ước đạt 18,2%/năm. Giá trị sản xuất của ngành dịch vụ tăng nhanh, năm 2007 đạt 11.681 tỉ đồng (chiếm 21,2% cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành - giá thực tế) đến năm 2009 tăng lên 23.564,0 tỉ đồng và năm 2011 đạt 29.478,0 tỉ đồng (chiếm 21% cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành)

Thương mại nội địa mở rộng ở cả thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo. Tổng mức bán lẻ hàng hoá, doanh thu dịch vụ tăng bình quân 19,1%/năm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh liên tục tăng , năm 2010 tăng lên tới 2.088 triệu USD. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp và khoáng sản (chiếm 72,6% năm 2010), sau đó là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (22,3%), các mặt hàng nông - lâm - thủy sản chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu hàng xuất khẩu của tỉnh. Giá trị kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tỉnh cũng có sự gia tăng. Năm 2010 tăng lên 1473 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất và các mặt hàng tiêu dùng.

Lượng khách du lịch đến Quảng Ninh tương đối đông. Mặc dù do tác động của suy giảm kinh tế thế giới, khách du lịch đến Quảng Ninh tuy có giảm, nhưng tổng lượng khách năm 2011 ước đạt 6.459 nghìn lượt khách.

Bảng 1.7: Số khách thăm quan du lịch đến Quảng Ninh giai đoạn 2007 - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn

Năm 2007 2009 2011

Tổng số 3.679 4.650 6.459

Khách quốc tế 1.449 1.825 2.536

Khách trong nước 2.230 2.825 3.923

(Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Ninh 2011)

Lượng khách thăm quan du lịch đến Quảng Ninh chủ yếu vẫn là khách trong nước (chiếm 61% năm 2011). Đã bước đầu hình thành xu hướng toàn dân tham gia làm du lịch ở một số trung tâm du lịch lớn. Công tác tuyên truyền, vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên thế giới đạt kết quả. Có thể nói ngành du lịch ở Quảng Ninh đang trên đà phát triển với những khởi sắc mới.

Về giao thông vận tải: dịch vụ vậntải đường bộ, đường thủy, hàng hải

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 34 - 45)