Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 110 - 111)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.2.2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Từ nay đến năm 2015, 2020, 2030 dự báo các ngành dịch vụ, du lịch sẽ phát triển rất nhanh, nhu cầu lao động cho toàn huyện, nhất là lao động cho các ngành dịch vụ, du lịch tăng lên rất nhiều. Dự kiến đến năm 2020 nhu cầu lao đồng cần cho toàn huyện khoảng 100.000 người và năm 2030 cần 110.000 - 120.000 người. Cán bộ quản lý cần khoảng 7.000 - 10.000 người (chiếm khoảng 10% lao động); bao gồm cán bộ có nghiệp vụ về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và xây dựng chính sách, cán bộ có kỹ năng quản trị. Cần phải có nhiều doanh nhân giỏi có kỹ năng về quản lý, giỏi giao tiếp, đủ sức đảm trách việc khai thác kinh tế huyện có hiệu quả. Cần có lao động có tay nghề, trình độ cao phục vụ các ngành dịch vụ, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển KT-XH và đó cũng chính là chiến lược về phát triển con người. Để có đủ lao động và chất lượng nguồn nhân lực, trong những năm tới cần quan tâm theo hướng tăng nhanh đội ngũ quản lý, doanh nhân và lao động kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của huyện. Phát triển nguồn nhân lực cần đi vào các hướng sau:

- Bằng các hình thức liên kết đào tạo giữ các cơ sở trong huyện, giữa trong huyện và ngoài huyện; xây dựng trường dạy nghề tầm cỡ quốc tế để đào tạo tại chỗ, đồng thời có chính sách gửi cán bộ, lao động đi đào tạo tại những cơ sở đào tạo có chất lượng cao trong và ngoài nước.

- Nhanh chóng xây dựng lực lượng cán bộ, lao động đáp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và ổn định Khu kinh tế, bao gồm cán bộ lãnh đạo, công chức nhà nước, cán bộ quản lý, tư vấn.

- Đào tạo đội ngũ quản lý doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ và các chủ hộ gia đình, công nhân lành nghề. Trước mắt tổ chức thuê hướng dẫn giỏi trong và ngoài nước dạy tại chỗ, vừa học vừa áp dụng.

- Tạo điều kiện, có chính sách ưu đãi tốt nhất để thu hút các nhà quản lý giỏi, các chuyên gia khoa học, lao động có năng lực và kinh nghiệm... đến sinh sống và lao động tại huyện Vân Đồn.

- Khuyến khích và đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục - đào tạo, khuyến khích các doanh nghiệp tự bỏ kinh phí đào tạo nâng cao lực lượng lao động của mình.

- Hình thành một Quỹ Hỗ trợ nhân tài tại huyện để hỗ trợ vật chất cho người có trình độ cao về Vân Đồn làm việc. Thành lập một Trung tâm nghiên cứu sáng tạo, phục vụ Vân Đồn và Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 110 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)