Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 99 - 107)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1.3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện

Với việc Chính phủ xác định xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, huyện Vân Đồn trở thành địa bàn phát triển kinh tế có vị trí, vai trò to lớn đối với tỉnh Quảng Ninh cũng như với cả nước. Khu kinh tế Vân Đồn sẽ đóng vai trò là đầu tàu tăng trưởng cho Quảng Ninh, vùng Đông Bắc và cả nước. Khu kinh tế Vân Đồn sau khi hình thành và phát triển sẽ trở thành hạt nhân của vùng lãnh thổ động lực Hạ Long - Vân Đồn - Hải Hà - Móng Cái, tạo cho vùng Đông Bắc, vùng ĐBSH làm bàn đạp tiến ra biển và hội nhập quốc tế. Khu Kinh tế Vân đồn sẽ hướng ra biển khai thác vịnh Bắc Bộ, là một trọng điểm xuất phát quan trọng ra biển cho miền Bắc và giao thương quốc tế. Vân Đồn cùng với Hạ Long, Hải Hà, Móng Cái sẽ là những địa bàn cạnh tranh trong khai thác và bảo vệ vịnh Bắc Bộ, nằm trong vị trí cửa ra - vào của Trung Quốc và ASEAN.

Định hướng chuyển dịch CCKT trên địa bàn huyện như sau:

4.1.3.1. Phát triển du lịch biển - đảo chất lượng cao

Được coi là ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch biển - đảo sẽ góp phần quan trọng quá trình phát triển của kinh tế huyện. Ngành du lịch sẽ đảm bảo doanh thu tăng 20%/năm từ năm 2012 trở đi. Dự kiến đến năm 2015, Vân Đồn sẽ thu hút khoảng 900.000 lượt khách du lịch, trong đó khoảng gần 40% khách quốc tế; năm 2020 sẽ đón trên 1,7 triệu khách với trên 53% khách quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn + Trung tâm du lịch sinh thái biển, nghỉ dưỡng biển - đảo cao cấp quốc gia và quốc tế. Tại đây sẽ hình thành hệ thống nhà nghỉ cao cấp, liên kết với nước ngoài xây dựng các nhà nghỉ dưỡng chất lượng cao (khai thác lợi thế về cảnh quan, điều kiện tự nhiên). Tổ chức các trung tâm chăm sóc sức khỏe cho người già trong và ngoài nước, trung tâm phát triển thẩm mỹ, làm đẹp chăm sóc sức khỏe.

+ Du lịch thể thao và vui chơi giải trí biển; dịch vụ vui chơi giải trí có thưởng cho người nước ngoài (tại các khu vực biệt lập, tại các đảo độc lập tương đối).

+ Du lịch văn hoá, tham quan nghiên cứu hệ sinh thái rừng nhiệt đới, hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn.

+ Du lịch nông nghiệp bằng cách kết hợp du lịch nghỉ dưỡng tắm biển với việc tham quan đồng ruộng, vườn rừng, phương thức sản xuất nông nghiệp và tạo điều kiện tham gia sản xuất, sinh hoạt với nông dân.

- Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho phát triển du lịch.

+ Hình thành Trung tâm du lịch, Trung tâm lữ hành với vai trò hướng dẫn để kết hợp với Hạ Long, Cát Bà, Móng Cái, Đông Hưng (Trung Quốc) và các nơi khác tổ chức các tour du lịch dài ngày từ Vịnh Hạ Long sang Trà Cổ - Vĩnh Thực và một số tuyến du lịch quốc tế khác.

+ Xây dựng các khu vực vui chơi giải trí cao cấp và các điểm tham quan nằm lân cận bãi tắm. Các khu vực tham quan giải trí như: xây dựng bảo tàng thu nhỏ về thương cảng cổ trên thế giới. Khu vực nghệ thuật sắp đặt trên cát trắng, khu sinh thái rừng trâm, khu làng chài truyền thống… Đây là những sản phẩm du lịch độc đáo, có sức cạnh tranh lớn của huyện. Khôi phục các yếu tố truyền thống của thương cảng cũ để khách cảm nhận được không khí thương cảng sầm uất của thế kỷ XII - XVII, tìm hiểu các

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn làng nghề truyền thống cổ, thu hút dân cư tham gia vào các hoạt động này, xây dựng hình thức du lịch truyền thống làng Việt, nghề nông (du khách cùng sống) tạo việc làm cho dân cư cũng như tạo sự thu hút khách du lịch với cộng đồng dân cư trên đảo. Đây là một trong những hoạt động du lịch được khách ưa thích, đặc biệt khách nước ngoài.

+ Xây dựng các khu vực nghỉ dưỡng biển, các resort cao cấp, nhà hội thảo quốc tế và điểm giải trí vui chơi có thưởng cao cấp (Casino) tại đảo Cái Bầu và các đảo ngoài Quan Lạn, Minh Châu.

- Quy hoạch và xây dựng 4 cụm du lịch tập trung:

+ Cụm du lịch trung tâm đảo Cái Bầu.

Cái Bầu là đảo lớn nhất thuộc vịnh Bái Tử Long. Thị trấn Cái Rồng là trung tâm hành chính - thương mại của Khu kinh tế.

Sản phẩm du lịch ở đây là: Tắm biển, nghỉ dưỡng, thể thao biển, vui chơi giải trí quốc tế (cả vui chơi có thưởng cao cấp), nghỉ ngơi cuối tuần.

Vừa xây dựng các resort độc đáo (Khách sạn, nhà nghỉ, resort cao cấp (2-5 sao)) và cơ sở dịch vụ du lịch hiện đại cho khách lưu trú ở xã Hạ Long, thị trấn Cái Rồng, xã Đông Xá, xã Đoàn Kết…. Đồng thời xây những khu nhà cho người có thu nhập thấp. Xây dựng công viên chuyên đề, khu nghỉ dưỡng phức hợp, khu vui chơi giải trí Quốc tế tại xã Vạn Yên. Xây dựng tuyến cáp treo qua biển nối đảo Cái Bầu với đảo Trà Ngọ - Cái Lim, tổ chức du lịch tham quan Vườn quốc gia và phong cảnh biển. Mở rộng cảng Cái Rồng thành cảng tổng hợp phục vụ du lịch - dân sinh - thủy sản.

+ Cụm đảo Trà Bản.

Đảo Trà Bản (xã Bản Sen) là đảo ngoài gần đảo Cái Bầu nhất. Tại đây có núi đất, phát triển các cây nông nghiệp, cây lâm nghiệp, cây ăn quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Sản phẩm du lịch chủ yếu ở đảo Trà Bản là: tổ chức du lịch nông nghiệp, tham quan mô hình trang trại, nuôi trồng hải đặc sản và nghỉ ngơi.

Sẽ tổ chức hình thức du lịch home stay tham quan và tham gia sản xuất nông nghiệp. Xây dựng các mô hình trang trại, tổ chức nghề nông truyền thống để khách tham quan và tham gia nghỉ ngơi và làm việc. Ra đảo bằng tầu cao tốc, cáp treo. Sẽ xây dựng tại đảo các nhà nghỉ cao cấp theo truyền thống Việt, xây dựng đường nội bộ và cầu sang đảo Quan Lạn - Minh Châu.

+ Cụm du lịch Quan Lạn - Minh Châu.

Tài nguyên du lịch ở đây phong phú, có đình, chùa, miếu, nghè và lễ hội Quan Lạn nổi tiếng, có ba bãi tắm ở Vân Hải, Quan Lạn rất đẹp cách nhau 5 km về phía biển khơi và các mô hình đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản. Có khu rừng nguyên sinh đảo Ba Mùn là trung tâm của rừng quốc gia Bái Tử Long, có bãi biển dài, cát mịn là bãi tắm lý tưởng và có các mô hình nuôi trồng thuỷ hải sản.

Sản phẩm du lịch ở đây gồm: Tắm biển, thể thao cảm giác mạnh, lướt ván, nghỉ dưỡng, lễ hội, du lịch sinh thái, tham quan di tích, thương cảng cổ của người Việt và vui chơi có thưởng quốc tế cao cấp.

Sẽ xây dựng một số nhà nghỉ cho khách nghỉ trưa (nếu đi theo tour); hoặc lưu trú qua đêm. Đầu tư nâng cấp bến cảng Quan Lạn. Nâng cấp tuyến đường trên đảo. Nâng cấp Bưu điện Quan Lạn, xây dựng trung tâm văn hoá thông tin, điểm vui chơi giải trí. Nghiên cứu xây dựng trung tâm y tế Quan Lạn có đủ trang thiết bị dụng cụ y tế phục vụ dân trên đảo và khách du lịch khi gặp tai nạn hoặc ốm đau đột xuất.

Nâng cấp cảng Cồn Trụi, làm mới đường nối cảng Cồn Trụi với hệ thống đường Minh Châu - Quan Lạn và các bãi tắm. Đầu tư nâng cấp trạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn điện Diezen và mạng lưới điện đến các cơ sở lưu trú khách du lịch và các hộ dân trên đảo.

+ Cụm du lịch Ngọc Vừng - Thắng Lợi.

Tài nguyên du lịch ở đây có bãi biển dài, cát mịn, nước trong là một trong những bãi tắm đẹp nhất của Vân Đồn, hệ sinh thái rừng tự nhiên, khu di tích lưu niệm Bác Hồ, các mô hình nuôi trai ngọc.

Sản phẩm du lịch chính ở đây là: Nghỉ dưỡng, tắm biển, tham quan các mô hình trang trại, mô hình nuôi trai ngọc, tham quan làng chài, du lịch sinh thái, cắm trại, vui chơi giải trí có thưởng cho người nước ngoài.

Xây dựng một số nhà nghỉ có trang thiết bị đầy đủ phục vụ khách lưu trú nghỉ trưa, hoặc nghỉ qua đêm. Nâng cấp bến cảng Cống Yên (cầu cảng và đường dẫn). Xây dựng Trung tâm văn hoá thông tin, các điểm vui chơi giải trí cho dân cư và khách du lịch, trồng rừng tạo cảnh quan, tôn tạo khu di tích lưu niệm Bác Hồ phục vụ du lịch và dân trên đảo.

4.1.3.2. Phát triển các ngành dịch vụ bổ trợ

Định hướng chung là phát triển các ngành dịch vụ cao cấp, đem lại giá trị lớn, văn minh, hiện đại. Các lĩnh vực ưu tiên là tài chính, thương mại, bảo hiểm, bưu chính - viễn thông, tư vấn, chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.

Cụ thể là:

- Xây dựng một số trung tâm thương mại ở Đông Xá, Đoàn Kết; đặc biệt trung tâm thương mại lớn tại Cái Rồng, Đoàn Kết phục vụ khách du lịch.

Phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ hàng hải, xây dựng, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn,… đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống, yêu cầu phát triển của huyện; phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế và khu vực.

Hình thành mạng lưới chợ gắn với các cụm kinh tế thương mại dịch vụ thị tứ, các cụm xã, thị trấn. Xây dựng lại chợ Cái Rồng, đồng thời xây dựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn chợ ở Khu đô thị mới; xây dựng các siêu thị, cửa hàng thương mại ở Đông Xá, Hạ Long, thị trấn Cái Rồng; các xã còn lại xây dựng mỗi xã một chợ loại 3 giao cho địa phương quản lý.

- Xây dựng các trung tâm dịch vụ sân bay và dịch vụ cảng biển.

- Đầu tư hiện đại hoá hệ thống bưu chính - viễn thông (trang thiết bị, công nghệ) nhằm đảm bảo thông tin nhanh, chính xác, chất lượng cao, liên tục thông suốt trong nội bộ huyện và giữa huyện với các vùng trên cả nước và quốc tế. Nâng cấp hiện đại hóa 2 trạm bưu điện trung tâm ở thị trấn Cái Rồng và trạm bưu điện tuyến đảo Quan Lạn. Cáp quang hoá mạng truyền dẫn, trước hết ở khu vực Cái Rồng. Đầu tư nâng cấp các trạm bưu điện, nhà bưu điện văn hoá khu vực để đáp ứng nhu cầu phục vụ. Đến năm 2020 tỉ lệ máy trên 100 dân sẽ gấp 3 lần và cao hơn hiện nay.

- Dịch vụ vận tải: Xây dựng khu dịch vụ tổng hợp phục vụ dân cư gắn với Sân bay tại đảo Cái Bầu và hệ thống sân bay trực thăng tại các đảo khác. Phát triển dịch vụ tầu chở khách chất lượng cao giữa đảo Cái Bầu với các đảo khác. Xây dựng khu dịch vụ vận tải hàng hải chất lượng cao gắn với cảng Vạn Hoa, cảng Cái Rồng và các cảng, bến tàu khác.

4.1.3.3.Phát triển công nghiệp, xây dựng

Hướng chủ yếu của phát triển công nghiệp là sản xuất công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch phục vụ trước hết cho du lịch và có sản phẩm chất lượng cao. Thu hút đầu tư nước ngoài để có sản phẩm công nghiệp xuất khẩu, phải được ưu tiên hàng đầu trong những năm tới, tạo sự bứt phá đi lên của công nghiệp nhằm lôi kéo tiếp các nhà đầu tư nước ngoài.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp sẽ tăng 20,1%/năm cho giai đoạn 2011 -2015; 15,2%/năm cho giai đoạn 2016 - 2020 và 12,1% cho giai đoạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn 2021 - 2030. Đóng góp của công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất chung đạt 35,7% năm 2015; 30,6% năm 2020 và 25,5% vào năm 2030.

Chỉ phát triển công nghiệp sạch (công nghiệp phần mềm, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, viễn thông...), công nghiệp phục vụ sân bay và công nghiệp chế biến hải, đặc sản chất lượng cao phục vụ du lịch và xuất khẩu.

Hướng ưu tiên phát triển các loại hình công nghiệp sau:

- Những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao. Đó là những ngành liên quan đến công nghệ thông tin và truyền thông như sản xuất phần cứng, phần mềm cho máy tính. Trong tương lai những ngành này có giá trị kinh tế rất cao, đồng thời có nhiều thuận lợi trong kết nối với Trung Quốc và tận dụng vận chuyển bằng đường hàng không tại Vân Đồn. Nghiên cứu hình thành Viện nghiên cứu, Trung tâm Công nghệ cao để triển khai nghiên cứu sản xuất tại chỗ.

- Công nghiệp dịch vụ du lịch, thương mại. Phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp phục vụ hàng không. Bố trí gần khu vực sân bay thuộc các xã Đoàn Kết, Bình Dân.

- Phát triển công nghệ sinh học, công nghiệp sinh học phục vụ việc bảo tồn sinh thái và nâng giá trị hàng hóa hải đặc sản. Bố trí tại vùng đồi, ven biển ở đảo Trà Bản - xã Bản Sen.

- Công nghiệp chế biến hàng nông, hải sản. Bố trí về phía Cẩm Phả và gần Tiên Yên sát sông Voi Lớn.

- Phát triển công nghiệp thiết kế thời trang, mẫu mã tầm cỡ quốc tế nâng giá trị cho các sản phẩm và xuất khẩu. Phát triển thủ công nghiệp, làm vệ tinh, gia công.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Phương hướng chủ yếu phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản là tập trung khai thác tiềm năng thế mạnh đất đai, rừng, phát triển sản xuất nông - lâm đa dạng, bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến và phục vụ du lịch. Chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của từng xã đảo, đa dạng hoá ngành nghề, dịch vụ ở nông thôn. Khai thác tốt vùng biển bằng cách nuôi hải sản chất lượng cao, không gây ô nhiễm nguồn nước biển.

Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản sẽ tăng 8,6%/năm cho giai đoạn 2011 - 2015; 5,1%/năm cho giai đoạn 2016 - 2020 và 3,2% cho giai đoạn 2021 - 2030. Đóng góp của ngành trong tổng giá trị sản xuất chung đạt 15,5% năm 2015; 9,9% năm 2020 và 3,9% vào năm 2030.

- Đầu tư thâm canh và nâng cấp sửa chữa hồ đập tưới tiêu cho cây trồng đảm bảo công suất thiết kế, để chuyển đổi cơ cấu mùa vụ tăng lên từ 2 đến 3 vụ ở những nơi có điều kiện, áp dụng đưa giống mới và khai hoang mở rộng diện tích nơi mà công trình thuỷ lợi được đầu tư. Tăng dần tỉ trọng các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả cao đồng thời chú ý phát triển các cây đặc sản như cây cam, cây chè Vân Bản Sen khoảng 200 ha, cây dược liệu và cây ăn quả có múi của địa phương, tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị phục vụ du lịch.

Tập trung phát triển chăn nuôi với quy mô tập trung theo hộ gia đình và các chủ trang trại vườn rừng theo mô hình kinh tế tổng hợp. Phấn đấu đưa nhanh chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, với nhịp độ tăng bình quân hàng năm đạt 13,4% năm 2015 và 15% tới năm 2030. Tăng đàn bò từ 1.000 con lên 1.200 - 1.500 con năm 2015 tăng lên gấp đôi đến năm 2030. Đàn lợn tăng từ trên 15.000 con lên 24.000-30.000 con vào năm 2015

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn và khoảng 40.000 con vào năm 2030. Chú ý đàn dê và đàn gia cầm như gà đồi, phù hợp với điều kiện tự nhiên các vùng sinh thái.

- Phát triển lâm nghiệp không chỉ là nhiệm vụ bảo vệ, duy trì môi trường sinh thái, giữ nước cho đảo mà còn là một trong những trọng tâm phát

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 99 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)