Phương pháp tổng hợp tài liệu

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 46 - 47)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.2.3. Phương pháp tổng hợp tài liệu

Các thông tin và số liệu sau khi thu thập được sẽ được tác giả cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chương trình Excel của Microsoft Office. Để tổng hợp dữ liệu, đề tài sử dụng một số phương pháp sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một vài tiêu thức cụ thể để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Đây là phương pháp phổ biến để tổng hợp thống kê. Qua việc phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Có nhiều phương pháp phân tổ khác nhau được áp dụng trong luận văn như: phân tổ phân loại, phân tổ kết cấu và phân tổ liên hệ.

2.2.3.2. Phương pháp bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, logic nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên cứu. Một số loại bảng thống kê được sử dụng trong luận văn là: bảng giản đơn, bảng phân tổ, bảng kết hợp.

2.2.3.3. Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phương pháp chuyển hoá thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng nhiều loại đồ thị khác nhau như: đồ thị hình cột, đồ thị đường gấp khúc, đồ thị mạng nhện… nhằm biểu thị một cách rõ nét các chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho người đọc dễ dàng trong tiếp cận, so sánh và phân tích thông tin.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)