Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 53 - 57)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.2.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

3.1.2.1. Địa hình

Vân Đồn là một huyện miền núi hải đảo nên có địa hình khá đa dạng, bao gồm: vùng đồi núi thấp, đồng bằng ven biển và các đảo. Nhìn chung, địa hình Vân Đồn được chia thành 3 vùng.

- Vùng đồi núi: Có độ cao từ 25m trở lên, là vùng đất phát triển trên đá trầm tích sa thạch. Địa hình có hướng dốc dần từ phía Đông Nam về phía tây bắc. Khu vực đảo Cái Bầu có một số ngọn núi có độ cao trên 300m (núi Vạn Hoa cao 397m, núi Bằng Thông cao 366m, núi Cái Bầu cao 302m).

- Vùng ven biển: Là vùng phù sa mới được bồi tụ lắng đọng, địa hình thấp thoải dần ra biển, có độ cao từ 1 - 3m.

- Vùng đảo: Với hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, mỗi hòn đảo tại Vân Đồn lại có các đặc điểm riêng như các đảo đá vôi có vách đứng, đỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn hình răng cưa lởm chởm, tạo ra rất nhiều cảnh kỳ thú không kém gì vịnh Hạ

ảo đất có dáng chung: đỉnh cao, sườn dốc, đôi khi thấp, thoải, phụ thuộc vào bề mặt lớp phủ thực vật và sự bào mòn của nước mưa.

3.1.2.2. Khí hậu

Huyện Vân Đồn nằm trong vùng khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng chung của vùng nhiệt đới gió mùa cận chí tuyến bắc có mùa hè nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 và mùa đông lạnh từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau. Tháng 4 và tháng 9 là thời kỳ chuyển tiếp với khí hậu ôn hòa. Gió mùa đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh tế huyện nhất là đối với ngành thủy sản tạo nên tính mùa vụ trong khai thác thủy sản.

Nhiệt độ trung bình năm là 230C (lớn hơn 210C đạt tiêu chuẩn nhiệt đới). Nhiệt độ cao nhất trong năm thường là vào các tháng 6, 7 dao động từ 26 - 300C; thấp nhất trong tháng 1, trung bình từ 14 - 180C. Số ngày có nhiệt độ cao hơn 300

C và thấp hơn 100C là rất ít. Mùa nắng nóng từ tháng 4 đến hết tháng 10; mùa lạnh từ tháng 11 đến hết tháng 3.

Số giờ nắng trong năm là khoảng 1300 - 1500 giờ. Tháng có số giờ nắng cao nhất là 6,7,8; thấp nhất là tháng 2,3. Trong những tháng mưa phùn, số giờ nắng rất ít (khoảng 20%).

- Lượng mưa: Là huyện nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa nên lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1700 - 2300mm/ năm. Mưa phân theo hai mùa rõ rệt.

Mùa mưa nhiều: kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa tập trung chiếm 80 - 86% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9.

Mùa mưa ít: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa nhỏ chỉ chiếm 14 - 17% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1.

3.1.2.3. Thủy văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Nhìn chung nguồn nước mặt ở Vân Đồn kém phong phú. Nguồn nước mặt lớn nhất trên địa bàn huyện là sông Tiên Yên, sông bắt nguồn từ độ cao 1175 m tại địa phận huyện Bình Liêu, có chiều dài 82km, với lưu vực rộng 1.070 km2. Sông chảy qua địa phận huyện Vân Đồn và đổ ra vịnh Bái Tử Long thông qua cửa Mô.

Trên các đảo của huyện Vân Đồn không có các dòng chảy mặt thường xuyên, chỉ có một số suối ngắn và dốc được hình thành trong mùa mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng nước mùa mưa chiếm từ 75% đến 85% lượng mưa cả năm.

b. Nguồn nước ngầm

Do đặc điểm chung của địa hình là đồi núi dốc, hẹp ngang, sông suối ngắn nên lượng nước được giữ lại không nhiều, chính vì vậy mà trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện đảo Vân Đồn nói riêng, tài nguyên nước ngầm có trữ lượng không lớn. Mặc dù vậy, hiện nay vẫn có khoảng 70 - 75% số hộ gia đình trong huyện đang khai thác nguồn nước ngầm này để phục vụ cho mục đích sinh hoạt và sản xuất hàng ngày.

3.1.2.4. Hải văn

Khu vực Vân Đồn có chế độ nhật triều thuần nhất, tức là trong một ngày một lần nước lớn và một lần nước ròng. Ở đây, biên độ thủy triều được xếp vào loại lớn nhất nước ta, khoảng 3,5 - 4m. Đặc trưng thủy triều tại Vân Đồn đưa đến một số thuận lợi cũng như khó khăn cho nuôi trồng thủy sản.

+ Về thuận lợi, do biên độ thủy triều cao, mức độ trao đổi nước tốt, rất thuận tiện cho việc lấy nước vào và xả nước ra của các đầm nuôi.

+ Về khó khăn, các đầm nuôi phải có đê bao hoặc bờ đầm cao chắc chắn để không bị ảnh hưởng thụ động của nước biển xâm nhập từ ngoài vào.

3.1.2.5. Khoáng sản

Vân Đồn có một số tài nguyên khoáng sản như đá vôi, than đá, cát, sắt, vàng đã từng được tổ chức khai thác từ lâu như:

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn - Điểm quặng sắt Thâm Câu (Cái Bầu) được đánh giá có trữ lượng khoảng 790.000 tấn, tài nguyên dự báo 1,2 triệu tấn (Đoàn 913 đánh giá), đã khai thác 2 thời kỳ (1930-1940) và (1959-1960).

- Mỏ cát trắng Vân Hải thuộc loại mỏ lớn, có trữ lượng 5,764 triệu tấn, hiện đang khai thác cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất kính, thủy tinh một cách có hiệu quả.

- Vàng có ở đảo Cái Bầu là vàng sa khoáng và vàng trong đới quặng sắt chưa khai thác.

- Các loại khoáng sản vật liệu xây dựng: đá, cát, sỏi và đất sét dùng để sản xuất gạch phục vụ nhu cầu địa phương.

3.1.2.6. Đất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo kết quả kiểm kê đất đai của huyện Vân Đồn năm 2011, cơ cấu sử dụng đất của huyện tại thời điểm 2011 (theo luật đất đai) gồm 3 nhóm đất chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

75,2 13,6

11,2

Quảng Ninh

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp

Đất chưa sử dụng 75,6

4,9 19,5

Vân Đồn

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu sử dụng đất Quảng Ninh và huyện Vân Đồn năm 2011

(Nguồn:Theo số liệu thống kê huyện Vân Đồn 2011)

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Vân Đồn là 55.320,2 ha, chiếm 9,1% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh. Trong cơ cấu sử dụng đất của huyện năm 2011 chiếm chủ yếu là đất nông nghiệp (75,6%), đất chưa sử dụng (19,5%), đất phi nông nghiệp chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ (4,9%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Nhóm đất nông nghiệp chiếm 41811,4 ha (chiếm 75,6% diện tích đất tự nhiên), tương đương với nhóm đất nông nghiệp của toàn tỉnh (75,2%). Trong đó chủ yếu là đất lâm nghiệp 32163,2 ha (chiếm 58,14% diện tích đất tự nhiên), đất trồng lúa chỉ chiếm một diện tích nhỏ 565,9 ha (1,02% diện tích đất tự nhiên), đất nuôi trồng thủy sản 652,8 ha (chiếm 1,18% diện tích đất tự nhiên) còn lại là diện tích đất nông nghiệp khác 8429,5 ha (chiếm 15,2% diện tích đất tự nhiên).

Nhóm đất phi nông nghiệp của huyện 2674,9 ha (chiếm 4,9% diện tích đất tự nhiên của huyện). So với toàn tỉnh thì tỉ lệ này còn thấp, toàn tỉnh là 13,6%.

Nhóm đất chưa sử dụng của huyện còn cao, chiếm 10833, 9 ha (19,5% diện tích đất tự nhiên). Vân Đồn vẫn còn nhiều quỹ đất chưa được sử dụng đặc biệt là đất đồi núi và đất rừng cây.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 53 - 57)