Khái quát chung

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 67 - 84)

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Khái quát chung

Nền kinh tế của huyện giai đoạn 2007 - 2011 gồm: nông nghiệp (thủy sản, nông nghiệp, lâm nghiệp); công nghiệp, xây dựng; dịch vụ du lịch, thương mại; trong đó thủy sản và công nghiệp là hai ngành kinh tế mũi nhọn. Kinh tế huyện tăng trưởng khá, biểu hiện ở sự gia tăng nhanh của GTSX, cơ cấu GTSX ngày càng hợp lí hơn, đóng góp một phần đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh Quảng Ninh cũng như cả nước. Năm 2011, tổng GTSX trên địa bàn đạt 1.606,5 tỉ đồng (theo giá thực tế), GTSX/ người đạt gần 35,8 triệu đồng/ người/ năm.

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất huyện Vân Đồn giai đoạn 2007 - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Ngành, lĩnh vực 2007 2009 2011 Tốc độ tăng trƣởng BQ 2007-2011 (%) Tổng số % so với toàn tỉnh 879,2 1,5% 1184,1 1,4% 1606,5 1,4% 16,3 -

Nông, lâm nghiệp và thủy sản 306,0 460,4 608,6 18,8

Công nghiệp và xây dựng 344,2 420,7 538,5 11,8

Dịch vụ 203,4 271,5 423,6 20,1

GTSX/ người (triệu đồng) 25,6 31,5 35,8 -

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Vân Đồn, 2011)

Theo số liệu thống kê của huyện Vân Đồn tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân hàng năm, giai đoạn 2009-2011 khoảng 16,5%/năm (giai đoạn 2007-2009 đạt thấp hơn, khoảng 16,1%); trong đó: nông - lâm nghiệp - thủy sản tăng 18,8% ; công nghiệp, TTCN và xây dựng tăng 11,8% và các ngành dịch vụ tăng 20,1%/năm. Cơ cấu kinh tế của huyện có chuyển biến theo hướng tích cực: tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm, tỷ trọng công nghiệp- xây dựng, du lịch tăng (bảng 3.7). Tuy nhiên, nền kinh tế của huyện chủ yếu vẫn là kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, du lịch có bước phát triển, nhưng tỉ trọng chưa cao; thu nhập thực tế bình quân đầu người còn thấp, đạt 21,2 triệu đồng/ năm (năm 2011) , chỉ bằng 58% mức trung bình của tỉnh.

Cơ cấu GTSX có sự chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Khu vực I có xu hướng giảm mạnh (từ 58,3% năm 2007 xuống 46,7% năm 2011, giảm 11,6 điểm %), Khu vực II có xu hướng tăng nhanh (từ 18,5% lên 30,2%, tăng 3,7 điểm %) và khu vực III không ổn định, lúc tăng, lúc giảm (Bảng 3.7).

Bảng 3.4: Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế huyện Vân Đồn giai đoạn 2007 - 2011

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn (Đơn vị tính: %)

Ngành, lĩnh vực 2007 2009 2011

Tổng cộng 100,0 100,0 100,0

Nông - lâm - thủy sản 58,3 54,3 46,7

Công nghiệp và xây dựng 18,5 25,2 30,2

Dịch vụ 23,2 20,5 23,1

(Nguồn: Xử lý theo NGTK huyện Vân Đồn, 2011)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành

3.2.1.1. Ngành nông - lâm - thủy sản

Sản xuất nông - lâm - thủy sản, cho tới nay vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của huyện Vân Đồn, đặc biệt là nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản.

Năm 2010, trong tổng quỹ đất nông nghiệp là 33.744,5 ha, đất sản xuất nông nghiệp có 1.058,55ha (chiếm 3,1% tổng diện tích đất nông nghiệp), đất lâm nghiệp có 32.065,35ha (chiếm 95,0%), đất nuôi trồng thủy sản có 645,1ha (1,9%). Như vậy có thể nói quỹ đất dành cho lâm nghiệp rất lớn, quỹ đất nuôi trồng thủy sản trên mặt đất tuy nhỏ (1,9%) song huyện lại có vùng biển rộng để có thể phát triển ngành thủy sản cả ở lĩnh vực khai thác và nuôi trồng, đất nông nghiệp cũng không đáng kể.

Bảng 3.5: Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản huyện Vân Đồn giai đoạn 2007 - 2011

Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2009 2011

Giá trị sản xuất (giá thực tế) Tỉ đồng 306,0 460,4 608,6

- Nông nghiệp % 29,1 26,0 25,2

- Lâm nghiệp % 10,2 6,3 3,2

- Thuỷ sản % 60,7 67,7 71,6

So với toàn tỉnh % 7,3 7,3 7,0

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn GTSX toàn ngành năm 2007 đạt 306,0 tỉ đồng (chiếm 7,3% GTSX nông - lâm - thủy sản toàn tỉnh), đến năm 2011 tăng lên 608,6 tỉ đồng (chiếm 7,0% GTSX nông - lâm - thủy sản toàn tỉnh). So với năm 2007, GTSX nông - lâm - thủy sản huyện tăng gấp 1,98 lần.

Trong GTSX của ngành nông - lâm - thủy sản, do có lợi thế về tự nhiên, thủy sản chiếm ưu thế và tỉ trọng ngày càng tăng, từ 60,7% năm 2007 lên 71,6% năm 2011; lâm nghiệp có vị trí không đáng kể trong nông nghiệp, tuy đứng ở vị trí thứ 2 song có xu hướng giảm nhẹ.

3.2.1.1.1. Thủy sản

Vùng biển tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Vân Đồn nói riêng thuộc vùng biển Bắc Bộ, vùng được đánh giá là giàu tiềm năng thủy sản.

Huyện Vân Đồn với chiều dài bờ biển 80km, có ngư trường đánh bắt thủy sản rộng cả ở ngoài khơi cũng như ven bờ, trữ lượng đánh bắt hàng năm tương đối cao (gần 20.000 tấn). Ngoài ra huyện còn có diện tích mặt nước lớn để nuôi trồng thủy hải sản với 10.696 ha. Ngư dân vùng huyện đảo có truyền thống và kinh nghiệm đánh bắt thủy sản từ nhiều đời và ngành này là một trong những ngành kinh tế quan trọng của huyện Vân Đồn.

Các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản với trữ lượng lớn đã khẳng định vai trò đáng kể trong việc đổi mới và chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản. GTSX của ngành không ngừng tăng lên qua các năm, nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 13%.

Bảng 3.6. Sản lƣợng thủy sản của huyện Vân Đồn giai đoạn 2007 - 2011

Đơn vị: Tấn Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng sản lượng thuỷ sản 11.600 12.500 14.100 16.000 18.780 % so với toàn tỉnh 13,8 17,3 16,5 16,8 20,1 Trong đó: + Khai thác 9.100 9.500 9.800 10.900 13.160 + Nuôi trồng 2.500 3.000 4.300 5.100 5.620

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn

(Nguồn: : Xử lý theo số liệu của huyện Vân Đồn, 2011)

Tổng sản lượng thủy sản của huyện Vân Đồn không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2007, là 11.600 tấn (chiếm 13,8% so với toàn tỉnh), trong đó sản lượng khai thác tự nhiên đạt 9.100 tấn và sản lương nuôi trồng đạt 2.500 tấn; đến năm 2011, tăng lên 18.780 tấn, tăng 1,6 lần so với năm 2007, chiếm 20,1% sản lượng thủy hải sản toàn tỉnh, trong đó sản lượng khai thác tự nhiên tăng lên là 13.160 tấn, nuôi trồng đạt 5.620 tấn, góp phần đưa GTSX toàn ngành đạt 43,6 tỉ đồng.

a. Khai thác hải sản

Hoạt động khai thác thuỷ sản trên địa bàn được duy trì và ngày càng phát triển nhanh, chiếm tỉ lệ lớn so với toàn tỉnh. Có thể nói Vân Đồn là một trong những huyện khai thác hải sản chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh, năm 2011 chiếm 19,8% giá trị sản lượng khai thác hải sản của toàn tỉnh. Sản lượng khai thác năm 2011 đạt 13.160 tấn, tăng hơn 1,4 lần so với năm 2007. Trong đó đứng đầu là khai thác cá đạt 8.000 tấn, sau đó là khai thác mực 850 tấn, tôm 450 tấn. Ngoài ra Vân Đồn còn khai thác các loài nhuyễn thể và các hải sản khác.

Sản lượng khai thác cao tập trung ở các xã tuyến đảo ngoài như: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Bản Sen, chiếm tới 78% sản lượng đánh bắt. Thị trấn Cái Rồng, Hạ Long, Đông Xá chiếm khoảng 18% sản lượng đánh bắt.

Bảng 3.7: Sản lƣợng khai thác thủy sản huyện Vân Đồn giai đoạn 2007 - 2011 Đơn vị: Tấn Năm 2007 2009 2011 Sản lượng khai thác 9.100 9.800 13.160 % so với toàn tỉnh 17,8 17,5 19,8 + Tôm 345 300 450 + Mực 805 720 850 + Cá 6.670 6.500 8.000 + Nhuyễn thể 200 450

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn

+ Hải sản khác 1.280 2.080 3.410

(Nguồn: Xử lý theo số liệu của huyện Vân Đồn năm 2011)

Xu hướng giảm đánh bắt thường là ven bờ và bắt đầu tăng đánh bắt ngoài khơi đang được triển khai phù hợp với điều kiện phát triển của ngành.

Nghề khai thác sá sùng mang lại hiệu quả kinh tế cao ở một số xã đảo như: Quan Lạn (chiếm 50% kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho 500 lao động), Minh Châu (chiếm 40% kinh tế địa phương).

b. Nuôi trồng thủy sản

Nghề nuôi trồng thủy sản đã xuất hiện từ lâu, nhưng ở huyện Vân Đồn mới phát triển trong khoảng 20 năm gần đây và nhanh chóng trở thành nghề quan trọng đối với huyện. Trong những năm gần đây do nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng giảm, các ngư dân trong huyện đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản như: tôm sú, cá nước mặn, cá nước lợ, cá song lồng bè, trai ngọc và các nhuyễn thể... Vì vậy mà diện tích và sản lượng thủy sản tăng lên, vừa góp phần giải quyết công ăn việc làm cho bà con ngư dân, mang lại thu nhập cao lại vừa có ý nghĩa bảo vệ nguồn lợi thủy sản của địa phương.

Bảng 3.8: Diện tích và sản lƣợng nuôi trồng thủy sản huyện Vân Đồn giai đoạn 2007 - 2011

Năm 2007 2008 2009 2010 2011

1. DT nuôi trồng thuỷ sản (ha) 2.200 2.300 2.800 3.000 3.100

% so với toàn tỉnh 11,5 12,5 15,2 15,5 15,7

Tr.đó: - Diện tích nuôi nước lợ 2.100 2.200 2.650 2.850 2.922

+ Nuôi tôm 388 388 388 388 400

+ Nuôi nhuyễn thể 1.112 1.212 1.662 1.812 1.852

+ Nuôi hải sản khác 600 600 600 650 670

- Diện tích nuôi nước ngọt (ha) 100 100 150 150 178 - Nuôi lồng bè (lồng) 4.500 4800 5.000 4.850 4.950 2. Sản lƣợng nuôi trồng (tấn) 2.500 3.000 4.300 5.100 5.620 % so với toàn tỉnh 10,5 11.8 14,5 15,1 15,4 - Nuôi nước lợ 2.350 2.900 4.150 4.700 5.120 + Tôm 120 120 120 100 120 + Cá 1.880 1.880 1.780 1.700 1.600

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn

+ Nhuyễn thể 250 805 2.041 2.850 3.320

+ Hải sản khác 100 95 100 50 80

- Nuôi nước ngọt 150 100 250 400 500

(Nguồn: Xử lý theo số liệu của huyện Vân Đồn, 2011)

Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản được quan tâm đầu tư phát triển mạnh với tổng diện tích 3.100 ha (2011) chiếm 15,7% diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh, tăng 300 ha so với năm 2009, diện tích nuôi nhuyễn thể trên 1.800 ha; riêng nuôi tù hài, hầu biển, ốc các loại đã có hơn 1.000 hộ gia đình và tập thể tham gia. Sản lượng nuôi trồng năm 2011 ước đạt 5.620 tấn (chiếm 15,1% sản lượng nuôi trồng toàn tỉnh). Bên cạnh đó việc khai thác, sơ chế Sứa theo mùa vụ tập trung tại các xã tuyến đảo đã góp phần tích cực giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Các cơ sở dịch vụ hậu cần thuỷ sản hoạt động tốt tạo điều kiện thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thuỷ sản phát triển.

- Nuôi tôm

Do đặc thù của huyện không có cửa sông lớn nên việc nuôi nước lợ không thuộc diện rộng mà chỉ nuôi bằng các ao quy mô nhỏ (1 -2 ha) ở ven biển các xã, tập trung ở khu vực bãi triều, rừng ngập mặn và vùng đất nhiễm mặn Bình Dân, Đoàn Kết, Đài Xuyên, Đông Xá, Hạ Long. Tổng diện tích nuôi tôm của toàn huyện là 400ha. Sản lượng nuôi tôm trên toàn huyện năm 2011 là 120 tấn. Có 3 xã không nuôi tôm là Thắng Lợi, Bản Sen và Minh Châu. Năng suất nuôi cao nhất (1,67 tấn/ ha) là ở khu vực nuôi tôm thuộc xã Hạ Long, tuy nhiên nhìn chung năng suất nuôi tôm thấp. Phương thức nuôi tôm chủ yếu là quảng canh và quảng canh cải tiến. Năng suất bình quân chỉ đạt gần 3 tạ / ha. Chính vì vậy, hiện nay diện tích nuôi tôm ở một số xã đã được đề nghị giảm xuống thay vào đó là nuôi nhuyễn thể, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn - Nuôi nhuyễn thể

Nuôi nhuyễn thể hiện nay là một trong những công việc mang lại hiệu quả kinh tế cao của huyện. Năm 2007 diện tích nuôi nhuyễn thể của huyện mới chỉ có 1.112 ha, đến năm 2011 tăng lên 1.852 ha. Sản lượng nuôi nhuyễn thể từ 250 tấn năm 2007 tăng lên 3.320 tấn năm 2011. Một số xã có vùng biển mà điều kiện tự nhiên phù hợp nuôi trai ngọc như Bản Sen, Thắng Lợi, thị trấn Cái Rồng có thu nhập tương đối lớn từ trai ngọc. Mỗi năm khoảng 21 triệu con, doanh thu trai ngọc tăng lên hàng chục tỷ đồng.

Bên cạnh nuôi trai ngọc một loài nguyễn thể có giá trị kinh tế cao được nuôi ở huyện đó là con Tù hài. Tuy nhiên không phải tất cả các xã đều có thể nuôi được tu hài, nó chỉ phù hợp với điều kiện sinh thái nhất định ở một số xã. Năng suất nuôi tốt nhất là xã Quan Lạn (2,5 tấn/ ha) với sản lượng 90 tấn, đứng thứ 2 toàn huyện. Tại xã Bản Sen, tuy năng suất nuôi không đứng đầu, nhưng có sản lượng cao nhất toàn huyện là 100 tấn. Năm 2007 tại xã Bản Sen đã bắt đầu triển khai chương trình nuôi tu hài trên diện rộng.

- Nuôi cá

Nuôi cá lồng bè trên biển hiện nay đã có khoảng trên 300 hộ với tổng số lồng nuôi khoảng 5.000 lồng, được đặt trên mặt biển của các xã Hạ Long, Đông Xá, TT Cái Rồng, Vạn Yên, Thắng Lợi, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu. Các đối tượng nuôi chủ yếu là cá song, cá hồng, cá giò, cá tráp. Sản lượng cá năm 2011 của huyện đạt 1.600 tấn, chiếm 74% tổng sản lượng nuôi mặn lợ trên toàn huyện. Xã Quan Lạn là xã vừa có sản lượng nuôi lớn (300 tấn), vừa có năng suất cao (1,5 tấn/ lồng).

- Nuôi hải sản khác

Diện tích nuôi hải sản khác năm 2011 chiếm 670 ha, sản lượng nuôi hải sản khác của huyện năm 2011 chỉ có 80 tấn. Năng suất nuôi nói chung không

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn cao. Một số xã không có khả năng nuôi biển như Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên. Tuy không lớn nhưng Hạ Long và Quan Lạn vẫn là những xã có sản lượng nuôi hải sản khác đáng kể nhất trong huyện.

Tóm lại: hình thức nuôi trồng thủy sản trên toàn huyện vẫn là nuôi cá. Hình thức nuôi lồng bè mang lại hiệu quả kinh tế cao, những xã không có khả năng nuôi lồng bè thì nuôi hầm, cũng có hiệu quả đáng kể. Nuôi tôm chưa có kinh nghiệm và có thể vùng đất nuôi chưa phù hợp nên hiệu quả chưa cao, một phần diện tích sẽ được chuyển sang nuôi nhuyễn thể. Tu hài sẽ là tương lai nuôi của nhiều xã trong huyện. Đây là một đối tượng nuôi mới phát hiện trong những năm gần đây, cho hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên cũng gặp nhiều rủi ro. Chính vì vậy, phải xác định chính xác vùng nuôi và các biện pháp kỹ thuật được ứng dụng một cách hoàn hảo nhất mới đem lại hiệu quả kinh tế như mong đợi. Việc phát triển nuôi tu hài sẽ là một trong những hướng đi của huyện, nhằm góp phần vào tăng trưởng kinh tế của ngành thủy sản nói riêng, cũng như kinh tế chung của toàn huyện.

- Nuôi trồng thủy sản nước ngọt

Tổng diện tích nuôi cá nước ngọt của huyện năm 2007 mới chỉ có 100 ha, đến năm 2011 tăng lên là 178 ha. Sản lượng nuôi nước ngọt là 150 tấn (năm 2007) tăng lên 500 tấn (năm 2011), chiếm 8,9% sản lượng nuôi, 2,7% tổng sản lượng thủy sản trên toàn huyện. Đóng góp vào sản lượng nuôi nước ngọt chủ yếu từ các xã Đoàn Kết, Bình Dân, Đài Xuyên và Vạn Yên. Tuy tỉ trọng nuôi nước ngọt không lớn so với toàn huyện, nhưng đối với những xã trên, nuôi nước ngọt cũng chiếm khoảng 50% sản lượng nuôi của từng xã. Những xã này đều không có điều kiện để nuôi các lồng bè và nhuyễn thể đó là những loại hải sản cho giá trị kinh tế lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liêu http://lrc.tnu.edu.vn Ngành nuôi trồng thủy sản ở Vân Đồn có rất nhiều điều kiện và tiềm năng để phát triển. Nuôi trồng thủy sản mặn lợ, đặc biệt là nuôi biển là một trong những tiềm năng kinh tế rất lớn của huyện, nhưng hiện tại vẫn chưa được khai thác tốt và phát huy hiệu quả. Một trong những nguyên nhân chính của những hạn chế phát triển nuôi thủy sản ở Vân Đồn là huyện chưa có được nguồn vốn đầu tư lớn, chưa có đội ngũ cán bộ kỹ thuật đủ lớn phục vụ cho nuôi trồng, cơ sở hậu cần phục vụ cho nghề này cũng còn kém phát triển. Thêm vào đó vấn đề phát triển nhanh, hiệu quả luôn phải đi đôi với việc đảm bảo tính bền vững, giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường xung quanh từ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Trang 67 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)