- Điều chỉnh chiều dài miệng cạo
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI 1 KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN
1.1 Năng suất và hàm lượng cao su khô đều có tương quan chặt với các yếu tố nhiệt độ, đặc biệt là nhiệt độ trung bình. Nhiệt độ có quan hệ tỉ lệ nghịch với sản lượng và tỉ lệ thuận với hàm lượng DRC của mủ cao su. Các yếu tố lượng mưa, ẩm độ, lượng bốc thoát hơi đều tương quan ở mức độ trung bình với các chỉ tiêu về sản lượng và hàm lượng cao su khô. Tổng số giờ nắng tương quan trong mùa mưa và không có tương quan đối với các chỉ tiêu sản lượng và chất lượng mủ trong mùa khô.
1.2. Diễn biến năng suất mủ cao su tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long được khởi đầu vào tháng 4, sau đó tăng đều qua các tháng, năng suất giảm chút ít vào tháng 9 và tăng nhanh vào 3 tháng cuối năm. Phân bố năng suất của các dòng vô tính cao su như sau:
- PB235: Quý I (12,4%), quý II (16,8%), quý III (30,9%) và quý IV (39,9%). - GT1: Quý I (16,1%), quý II (14,7%), quý III (31,1%) và quý IV (38,1%). - VM515: Quý I (10,6%), quý II (16,5%), quý III (34,9%) và quý IV (38,0%). 1.3. Đối với hai dòng vô tính VM515, PB235 trồng phổ biến tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long: tuổi cạo (x) và năng suất mủ cá thể (kg/cây /năm) (y) có mối tương quan chặt theo mô hình: y = b0 + b1x + b2x2 + b3x3. Giữa tuổi cạo (x) và mật độ cây cạo (y) có mối tương quan chặt theo dạng mô hình: y = b0 + b1x + b2x2 + b3x3. Mối quan hệ giữa tuổi cạo (x1) và mật độ cây cạo (SCC/ha) (x2) đến năng suất mủ vườn cây (kg/cây /năm) (y) được mô tả theo dạng mô hình: y = b0 + b1x1 + b2x2 + b3x1x2.
Đối với dòng vô tính GT1, tuổi cạo (x) và năng suất mủ cá thể (kg/cây /năm) (y) có mối tương quan chặt theo mô hình: lny = b0 + b1lnx. Giữa tuổi cạo (x) và mật độ cây cạo (y) có mối tương quan chặt theo dạng mô hình: y = b0 + b1x + b2x2 + b3x3. Mối quan hệ giữa tuổi cạo (x1) và mật độ cây cạo (SCC/ha) (x2)
đến năng suất mủ vườn cây (kg/cây /năm) (y) được mô tả theo dạng mô hình: lny = b0 + b1lnx1 + b2lnx2.
2. ĐỀ NGHỊ
2.1. Nghiên cứu và áp dụng những biện pháp hạn chế tác hại do mưa trong mùa mưa;
2.2. Vận dụng kết quả về sự phân bố năng suất, hàm lượng cao su khô của các dòng vô tính cao su trong năm để định mức sản lượng vườn cao su theo từng tháng và từng quý.
2.3. Vận dụng các mô hình đã được thiết lập trong việc dự đoán năng suất mủ đối với vườn cao su ở thời kỳ kinh doanh tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long.