- Điều chỉnh chiều dài miệng cạo
1.5.2 Sử dụng chất kích thích chảy mủ
Các kết quả nghiên cứu chứng minh rằng phương pháp kích thích cần được xác định riêng biệt cho từng dòng vô tính và thậm chí cho từng tuổi cây và từng mùa (Jacob và Cs, 1995 [37]; Gohet và Cs, 1996 [32]; Đỗ Kim Thành và Nguyễn Anh Nghĩa, 1998 [27], Đỗ Kim Thành và Cs, 1998 [27] và Sumarmadji, 2008 [13]). Để tối ưu hóa chế độ khai thác, các dòng vô tính phải được xếp theo từng nhóm căn cứ vào đặc tính sinh lý của chúng, đặc biệt căn cứ vào bản chất thời gian chảy mủ và tái tổng hợp mủ vốn đã được chứng minh là có tính chất quyết định trong quá trình sản xuất mủ. Các dòng vô tính cao sản như PB 235, PB 260 và RRIM 712 không cần kích thích, ngược lại các dòng vô tính như AVROS 2037 và PB 217 cần phải có kích thích mới đạt sản lượng tối ưu (Gohet và cs, 1996 [32]; Sumarmadji, 2008 [14]).
Đỗ Kim Thành và Cs (1998) [15] sau 14 năm nghiên cứu ảnh hưởng của các phương pháp kích thích hợp lý đến sự đáp ứng sản lượng lâu dài của cao su dòng vô tính RRIM 600 với chất kích thích Ethephon nồng độ 2,5%, chế độ cạo 1/2S d/3 thu được kết quả: kích thích 4 - 6 lần/năm là hợp lý, trung bình sản lượng của các nghiệm thức kích thích cao hơn đối chứng từ 20 - 40%. Như vậy chế độ cạo có nhịp độ cạo thấp kết hợp với chất kích thích hợp lý có thể duy trì mức đáp ứng sản lượng thuận mà không gây tác hại lâu dài.
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Ethephon đến sản lượng và một số chỉ tiêu sinh lý mủ cao su khai thác bằng cạo úp trên dòng vô tính RRIM 600, Nguyễn Anh Nghĩa và Cs (1997) [12] đã ghi nhận sản lượng của các nghiệm thức kích thích đạt từ 192,5 - 267,7% so với không kích thích; Ảnh hưởng của nồng độ thuốc kích thích đến sản lượng thay đổi theo thời gian; Biến thiên của các chỉ tiêu sinh lý dưới ảnh hưởng của Ethephon trên miệng cạo úp tương tự miệng cạo xuôi; Đáp ứng với sản lượng giảm dần khi kích thích ở nồng độ 20% so với kích thích ở nồng độ thấp (5 - 10%) cùng với một số thay đổi trong các chỉ tiêu sinh lý. Điều này chứng tỏ có ảnh hưởng bất lợi khi kích thích ở nồng độ
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích ethephon đến tiềm năng sản lượng dưới chế độ cạo 1/2S d/3 trên một số dòng vô tính ở Campuchia, Mak và Cs (2009) [15] cho biết: dòng vô tính GT1 cho sản lượng cao khi sử dụng kích thích ET 2,5% Pa 8/y. Dòng vô tính PB 330 cho sản lượng cao khi sử dụng kích thích ET 2,5% Pa 4/y, và dòng vô tính IRCA 230 cho sản lượng cao khi sử dụng kích thích ET 2,5% Pa 6/y.
Hệ thống khai thác miệng cạo ngắn RRIMFLOW (RF) là phương pháp kích thích mới đã được các nhà khoa học Malaysia nghiên cứu từ đầu những năm 1990 để giải quyết việc thiếu lao động cạo mủ. Nhiều báo cáo khoa học nghiên cứu về chế độ khai thác mới này đã được công bố: Sivakumaran và Cs (1991, 1995, 2004) [42,43,44]. Phương pháp này bao gồm miệng cạo 1/8S với nhịp độ d/3 hoặc d/4 kết hợp với việc kích thích bằng khí ethylen được bơm vào hộp chứa khí thẩm thấu qua mô vỏ với khoảng thời gian là 10 ngày. Cây được kích thích bằng khí ethylen cho năng suất rất cao do dòng chảy kéo dài trong nhiều giờ. Chế độ khai thác RF đã được thương mại hóa lần đầu tiên ở Malaysia từ năm 1995 và đã có nhiều cải tiến được thực hiện để tăng độ tin cậy cho các đồn điền cao su.
Ưu điểm của phương pháp này là tối ưu hóa tiềm năng sản lượng, giảm lao động và có thể phát triển như là một công nghệ khai thác của tương lai. Chính vì vậy, cùng với việc gia tăng giá bán cao su như hiện nay đã tạo ra một đòi hỏi là tối ưu hóa được năng suất của cây cao su trưởng thành. Do đó, chế độ khai thác RF đã được thử nghiệm lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 2005. Kết quả sơ bộ của việc sử dụng kích thích bằng khí Ethylen (RRIMFLOW) tại Việt Nam do Đỗ Kim Thành và Cs (2007) [17] thực hiện và ghi nhận: Kỹ thuật RF có thể cho sản lượng cao hơn các chế độ khai thác hiện nay với cường độ cao từ 20% đến 50%. Khả năng đáp ứng với việc kích thích bằng khí rất tốt ở các dòng vô tính RRIM 600, RRIC 121, GT 1, RRIC 100 và RRIC 110. Hàm lượng DRC của chế độ khai thác RF có thấp hơn so với đối chứng chủ yếu là vào các tháng mưa nhiều nên cần phải giảm nhịp độ bơm khí.
Trước tình hình nền kinh tế khủng hoảng, giá cao su giảm thấp vào cuối năm 2008, Sivakumaran (2009) [13] vẫn khẳng định Biện pháp duy nhất để duy trì tính cạnh tranh và lợi nhuận lúc giá cao su xuống thấp là gia tăng năng suất vườn cây và năng suất lao động; Biện pháp thực tiễn và có thể làm được là tiếp tục sử dụng RRIMFLOW thậm chí ngay cả khi giá cao su thấp; Biên tế lợi nhuận cao hơn do giảm giá thành mặc dù giá cao su thấp và trì trệ.