Trang bị tấm che mưa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước (Trang 43 - 44)

- Điều chỉnh chiều dài miệng cạo

1.5.3 Trang bị tấm che mưa

- Đây là biện pháp rất có hiệu quả, nhờ biện pháp này trong những ngày mưa công nhân vẫn có thể cạo được mủ.

Malaysia đã nghiên cứu tấm che mưa mặt cạo cho cây cao su từ năm 1985 bằng các loại vật liệu: Tấm P.E, giấy dầu… Hiện nay đang sử dụng phổ biến tấm che mưa bằng giấy dầu.

Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam (1992-1993) nghiên cứu các loại vật liệu dùng để che mưa mặt cạo cho cây cao su ở thời kỳ khai thác. Năm 1996 đề xuất quy trình sử dụng tấm che mưa mặt cạo cho cây cao su bằng giấy dầu. Công ty cao su Đắk Lắk (1996) [3] thử nghiệm 3 loại tấm che mưa mặt cạo cho cao su khai thác: Tấm P.E loại dài, Tấm P.E loại ngắn và tấm giấy dầu cho thấy tấm che mưa loại giấy dầu mang lại hiệu quả cao nhất về mặt kinh tế lẫn kỹ thuật. Trần Ngọc Duyên (1997) [5] nghiên cứu biện pháp che mưa mặt cạo cho cao su kinh doanh tại Đắk Lắk cho thấy tấm che mưa mặt cạo bằng giấy dầu có tác dụng làm tăng số lượng, chất lượng ngày cạo mủ và tăng 25,66% năng suất trong 5 tháng mùa mưa.

Hà Văn Khương (2006) cho thấy sử dụng máng chắn mưa đã làm tăng sản lượng của vườn cây lên 8 - 12%. Ngoài ra máng chắn mưa còn hạn chế bệnh bệnh loét sọc mặt cạo, giảm chi phí phòng trị bệnh. Hiện nay trên diện tích hầu hết các vườn cây khai thác của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đã được trang bị vật liệu này.

Việc sử dụng chất kích thích rất có hiệu quả trong điều kiện sử dụng máng che mưa. Máng che mưa không chỉ làm gia tăng sản lượng mủ khô mà còn làm giảm số lượng chất kích thích cần dùng. Theo báo cáo của Sumarmadji (2006) [45], nhu cầu kích thích hàng năm cho nhịp độ cạo d/3 là 18 lần. Ở Ấn Độ, với việc sử dụng máng che mưa, chỉ 3 lần kích thích thích là đủ để đạt sản lượng cao nhất dưới nhịp độ cạo d/3 (Vijayakumar và Cs, 2003) [46]. Khi sử dụng máng che mưa, việc kích thích đã được giảm đến 6 lần. Chi phí cho máng che mưa có thể được bù lại từ việc tiết kiệm thuốc kích thích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w