- Điều chỉnh chiều dài miệng cạo
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.3.1 Diễn biến năng suất mủ của một số dòng vô tính cao su tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long
su tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long
3.3.1 Diễn biến năng suất mủ của một số dòng vô tính cao su tại Công tyTNHH MTV cao su Bình Long TNHH MTV cao su Bình Long
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày và việc khai thác mủ được tiến hành quanh năm. Năng suất mủ của cây cao su trong một năm có sự biến động theo mùa do ảnh hưởng của sự biến động của các yếu tố khí hậu như: lượng mưa và số ngày mưa, nhiệt độ và ẩm độ không khí, lượng bốc hơi và vận tốc gió... Do vậy, việc nghiên cứu diễn biến năng suất mủ của một số dòng vô tính cao su ở
quy luật, làm cơ sở áp dụng các biện pháp khắc phục hợp lý để nâng cao hiệu quả sản xuất của vườn cao su.
Qua thu thập số liệu năng suất và hàm lượng mủ tại tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long, chúng tôi nhận thấy diễn biến năng suất mủ của các dòng vô tính có sự chênh lệch nhưng đồng dạng với nhau. Kết quả được thể hiện ở hình 3.6 và hình 3.7 cho thấy năng suất được khởi đầu vào tháng 4, sau đó tăng đều qua các tháng, đến tháng 9 năng suất có giảm chút ít và tiếp tục tăng nhanh vào 3 tháng cuối năm.
Hình 3.6: Diễn biến năng suất mủ của các dòng vô tính tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long
Hàm lượng cao su khô trong mủ cao nhất vào tháng 4 và thấp dần vào các tháng sau đó, điều này có thể lý giải do thiếu hụt ẩm độ nên hàm lượng mủ cao vào tháng 4.
Từ tháng 2 đến đầu tháng 3 hàng năm là mùa cây cao su rụng lá qua đông, lượng dinh dưỡng tập trung nuôi tầng lá mới nên phải nghỉ cạo và không
Cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, khi tầng lá mới ổn định bắt đầu mở miệng cạo lại, lúc này năng suất cao su rất thấp chỉ đạt 33,43 kg/ha đối với dòng vô tính VM515, 18,23 kg/ha đối với dòng vô tính GT1, 17,81 kg/ha đối với dòng vô tính PB235 vào tháng 4. Điều này có thể giải thích do lượng dinh dưỡng tập trung nuôi tầng lá mới. Đồng thời thời kỳ này thường trùng vào cuối mùa khô với lượng mưa rất thấp cộng với nhiệt độ không khí cao, ẩm độ không khí thấp kèm lượng bốc hơi lớn gây nên tình trạng khô hạn kéo dài. Đất bị thiếu ẩm và khô kiệt, cây cao su hút nước và dinh dưỡng rất khó khăn. Trong khi đó, sự bốc thoát hơi nước qua lá diễn ra rất mạnh, hạn chế nước từ mạch gỗ thấm sang mạch mủ, làm giảm hiệu ứng pha loãng mủ, dẫn đến thời gian chảy mủ ngắn, do đó năng suất mủ thấp nhưng hàm lượng mủ cao.
Hình 3.7: Diễn biến hàm lượng cao su khô của các dòng vô tính tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long
Bên cạnh đó, vào mùa cao su thay lá mới thường trùng với sự xuất hiện của bệnh phấn trắng hoành hành trên vườn cao su, gây rụng lá xanh làm chậm thời gian mở miệng cạo lại, góp phần làm giảm năng suất trong tháng 3, 4.
Tại Bình Phước, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, những năm mưa sớm thì tháng 4, thậm chí tháng 3 đã bắt đầu có mưa đầu mùa. Vào tháng 4 đã có những cơn mưa lớn làm tăng độ ẩm đất, kéo dài thời gian chảy mủ dẫn đến năng suất cao, vào tháng 6 năng suất tăng vọt đối với dòng vô tính PB235, VM515, dòng vô tính đến tháng 7 mới tăng vọt và tiếp tục tăng vào các tháng mùa mưa. Tuy nhiên vào tháng 9 do lượng mưa rất lớn gây trở ngại cho công tác cạo mủ nên năng suất giảm so với tháng 8. Hơn nữa chính vào thời điểm này lượng mưa rất cao, ẩm độ không khí cao trên 85%, tạo điều kiện thuận cho các loại nấm bệnh gây hại vườn cao su, nhất là các loại bệnh như: thối mốc mặt cạo, loét sọc mặt cạo, rụng lá mùa mưa. Bệnh gây hại nặng ở một số vườn cây buộc phải ngừng khai thác, chờ cây hồi phục.
Thời kỳ cuối mùa mưa đến giữa mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến khi vườn cao su rụng lá qua đông (tháng 2). Từ tháng 10 trở đi, lượng mưa giảm dần, kết hợp với nhiệt độ không khí cũng giảm nhẹ. Công tác cạo mủ được tiến hành thuận lợi nên năng suất vào 3 tháng cuối năm tăng nhanh, đạt cao nhất vào tháng 12. Từ tháng 1 đến tháng 2 là khoảng thời gian giữa mùa khô hạn, lượng mưa không đáng kể, lượng bốc hơi nước cao trong năm, vườn cao su bước vào thời kỳ rụng lá qua đông, năng suất giảm thấp vào tháng 2. Cuối tháng 2 đến cuối tháng 3, cây cao su thay lá, lượng dinh dưỡng tập trung nuôi tầng lá mới nên phải nghỉ cạo, không có năng suất.