Lý và hoá tính đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước (Trang 29 - 31)

- pH: Theo Edgar (1960) (trích từ Webster, Baulkwill (1989) [47] pH đất thích hợp cho cây cao su là 4,5 - 5,5; giới hạn pH đất có thể trồng cao su là 3,5 - 7,0.

- Chiều sâu đất: Đây là một yếu tố quan trọng. Đất trồng cao su lý tưởng phải có tầng đất canh tác sâu > 2,0m, trong đó không có tầng trở ngại cho sự tăng trưởng của rễ cao su như lớp thuỷ cấp treo, lớp laterít hoá dầy đặc, lớp đá tảng… Tuy nhiên, trên thực tế, các loại đất có chiều sâu tầng đất canh tác từ 1,0m trở lên có thể xem là đạt yêu cầu để trồng cao su.

không phát triển sâu được nên cây dễ đổ gẫy. Trường hợp mưa lớn, mặt đất bị ngập nước kéo dài thì cây cao su ở thời kỳ kiến thiết cơ bản bị hư hại nặng: khảo sát trên cây Tjir 1 được 9-10 tuổi khi đất bị ngập 0,7 - 1,0m kéo dài 25 ngày thì thân cây bị nứt vỏ, chảy mủ và rụng lá nhưng sau đó khi không còn bị ngập nữa cây có thể hồi phục. Cây cao su ở thời kỳ kinh doanh (cây đang cạo mủ) nếu bị ngập sâu kéo dài 40 ngày thì có khoảng 75% cây bị chết, số cây còn lại tăng trưởng chậm, khô cây và bong vỏ (Webster, Baulkwill, 1989) [47].

- Thành phần hạt (sa cấu): đất có thể trồng cao su phải có thành sét ở lớp đất mặt (0 - 30cm) tối thiểu 20% và lớp đất sâu hơn (> 30cm) tối thiểu là 25%. Ở nơi có mùa khô kéo dài, đất phải có thành phần sét 30 - 40% mới thích hợp cho cây cao su. Ở các vùng khí hậu khô hạn, đất có tỉ lệ sét từ 20 - 25% (đất cát pha sét) được xem là giới hạn cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 80cm lớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cao su. Các thành phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nước của đất (Nguyễn Thị Huệ, 2006) [9].

Ở Sri Lanka, việc mở rộng diện tích cao su ở những vùng truyền thống không khô hạn đã bị giới hạn do việc đô thị hóa công nghiệp hóa. Vì thế, chỉ có thể thực hiện tại những vùng khô hạn ở các tỉnh phía Đông, đất đai chủ yếu là đất nâu đỏ và đất sét. Qua đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ định hình của vườn cây đã cho thấy tiềm năng rất triển vọng để phát triển của cây cao su trên vùng đất này (Iqbal và Rodrigo, 2006) [10].

- Chất dinh dưỡng trong đất: cây cao su cũng như các loại cây trồng khác cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng như: N, P, K, Ca, Mg và các chất vi lượng. Đối với cây cao su, các chất dinh dưỡng trong đất không phải là yếu tố giới hạn nghiêm trọng, tuy nhiên nếu trồng cao su trên các loại đất nghèo dinh dưỡng, cần đầu tư nhiều phân bón làm tăng chi phí đầu tư và hiệu quả kinh tế sẽ thấp. Võ Văn An và cs (1990) [1] nghiên cứu và xây dựng thang đánh giá hàm lượng dinh dưỡng đất trồng cao su tại Việt Nam.

Chan và Pushparajah (1972) [24] nghiên cứu đất trồng cao su của Malaysia và chia thành 5 nhóm dựa trên các chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật của đất đai và cây trồng. Các yếu tố chính của đất là độ dốc, tầng sâu, lý tính đất (thành phần cơ giới, nước của đất, kết cấu...) độ phì của đất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w