Ảnh hưởng của lượng mưa và số giờ nắng đến năng suất và hàm lượng cao su khô trong mủ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước (Trang 48 - 51)

- Điều chỉnh chiều dài miệng cạo

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.1 Ảnh hưởng của lượng mưa và số giờ nắng đến năng suất và hàm lượng cao su khô trong mủ

trong mủ

3.1.1 Ảnh hưởng của lượng mưa và số giờ nắng đến năng suất và hàm lượng caosu khô trong mủ su khô trong mủ

Công việc cạo mủ cao su thực hiện vào buổi sáng và yêu cầu mặt cạo khô ráo, do đó lượng mưa và số giờ nắng ảnh hưởng trực tiếp đến công việc cạo mủ, thu mủ và năng suất ngày cạo mủ. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của lượng mưa và số giờ nắng đến năng suất mủ, hàm lượng cao su khô trong mủ tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long được ghi nhận ở hình 3.1 và hình 3.2 cho thấy thời gian cạo mủ cao su kéo dài 11 tháng từ tháng 4 đến tháng 2 năm sau và ngưng cạo mủ trong tháng 3 khi cây cao su thay lá.

Hình 3.2: Ảnh hưởng của lượng mưa và số giờ nắng đến hàm lượng cao su khô trong mủ

Diễn biến năng suất mủ cao su trong năm có hai giá trị cực đại và cực tiểu. Năng suất mủ đạt cực đại vào tháng 12 (năng suất 230,41 kg/ha) và tháng 7 (năng suất mủ 211,06 kg/ha). Năng suất mủ đạt cực tiểu vào tháng 3 (năng suất mủ là 0 kg/ha) và tháng 9 (năng suất mủ là 168,27 kg/ha) với năng suất. Trong khi đó, hàm lượng mủ cao su đạt giá trị cao nhất vào tháng 4 là 37,88%. Điều này có thể lý giải rằng do tháng 3 cây bắt đầu thay lá và tháng 4 bắt đầu cạo lại năng suất tăng dần nhưng tháng 8, tháng 9 mưa nhiều làm cho năng suất mủ giảm.

Tổng lượng mưa trong năm tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long khỏang 2.674,32 mm, rất thích hợp cho cây cao su sinh trưởng phát triển. Tuy

chiếm 43,64%. Riêng tháng 9 có lượng mưa lớn > 400mm. Tháng 1 có lượng mưa rất thấp nhất là 8,55 mm.

Tổng số giờ nắng trong năm là 2.559,17 giờ/năm, phân bố phù hợp theo lượng mưa trong năm. Tháng 7 đến tháng 9 có lượng mưa nhiều nhất nên số giờ nắng thấp nhất. Mùa khô tập trung từ tháng 1 đến tháng 3 nên có số giờ nắng cao, cao nhất là tháng 3 có số giờ nắng là 249,67 giờ.

Với chế độ mưa như trên đã ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hàm lượng mủ vườn cao su. Thông thường mở miệng cạo vào tháng 4 khi tầng lá mới đã ổn định. Thời kỳ này đã có những cơn mưa đầu mùa với lượng mưa 204,25 mm, tạo điều kiện thuận lợi cho cây cao su sinh trưởng tốt. Năng suất tăng nhanh từ tháng 4 đạt 33,43 kg/ha đến tháng 7 đạt 211,06 kg/ha. Trong khi đó hàm lượng mủ lại giảm khi lượng mưa nhiều, hàm lượng mủ tháng 4 là 37,88 % đến tháng 9 chỉ còn 25,64%

Theo Nguyễn Thị Huệ (2006) mưa ngay sau khi trút xong mủ nước, phần mủ chảy dai sẽ bị trôi mất cho nên không thu được mủ tạp. Do đó trong tháng 9 có lượng mưa lớn đến 457,38 mm gây trở ngại cho công nhân cạo mủ và thu mủ. Những ngày có mưa buổi sáng công nhân thường cạo trễ, thu mủ sớm hoặc nghỉ cạo. Vì vậy sản lượng và hàm lượng mủ giảm thấp, đặc biệt tháng 9 chỉ đạt 168,27 kg/ha và 25,64%.

Tháng 12 lượng mưa và số giờ nắng tăng, công việc cạo mủ tiến hành thuận lợi, đảm bảo số ngày cạo và chất lượng ngày cạo theo lịch. Hơn nữa ẩm độ đất vẫn cao, cây hấp thu dinh dưỡng dễ dàng, nên năng suất đạt vào tháng 12 là 230,41 kg/ha, hàm lượng mủ cũng tăng dần lên là 29,84%.

Từ tháng 1 đến tháng 3 là giai đoạn cuối mùa khô lượng mưa không đáng kể, đất bị khô kiệt, đồng thời tốc độ gió rất mạnh đã làm mất nhiều nước trong cây và lượng dinh dưỡng trong cây cạn dần. Do đó năng suất lượng giảm rất nhanh vào tháng 2 chỉ đạt 4,85 kg/ha, tháng 3 cây cao su thay lá nên phải nghỉ cạo.

trưởng và phát triển. Tuy nhiên lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 7 đến tháng 9 là nguyên nhân hạn chế năng suất mủ cao su trong mùa mưa, thiệt hại lớn nhất vào tháng 9.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w