Điều chỉnh nhịp độ cạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước (Trang 39)

Năng suất mủ thấp có thể được khắc phục bằng chế độ khai thác, đặc biệt là với các dòng vô tính triển vọng và đã được khuyến cáo và với các chế độ khai thác tiến bộ. Các chế độ cạo có cường độ thấp (nhịp độ cạo thưa) cần được xem xét lại theo sự biến động sản lượng và chu kỳ khai thác, tuy nhiên khả năng của các dòng vô tính có triển vọng đã được khuyến cáo cũng cần được xem xét. Chẳng hạn, Hasim (1982) [34] cho thấy áp dụng chế độ cạo ½S d/3 cho cùng năng suất (kg/ha/năm) với chế độ 1/2S d/2. Tuy nhiên đối với dòng vô tính PR 107, chế độ 1/2S d/3 cho sản lượng tích lũy cao hơn (98 - 199%) so với chế độ 1/2S d/2 (Hong và Cs, 1983) [36]. Hong (1989) [35] đã xây dựng chế độ khai thác cho một số dòng vô tính tương tự như RRIM 600, GT 1, PR 261, PR 255, PB 235, PB 200, RRIM 703, RRIM 527 và cả PB 255. Chế độ cạo 1/2S d/3 trong 2 năm đầu, sau đó thay bằng 1/2S d/2 đã được khuyến cáo cho RRIM 600, GT 1, PR 261, và PB 266. Những ví dụ này cho thấy khả năng tồn tại các chế độ khai thác lý tưởng cho các dòng vô tính đã được khuyến cáo.

Vijayakumar (2010) [23] cho rằng chế độ cạo nhịp độ thấp có thể làm cho nghề cạo mủ thành nghề hấp dẫn do tăng thu nhập của người cạo mủ, giảm giá thành sản xuất. Sử dụng máng che mưa và cạo đều đặn là yếu tố cần thiết cho việc thành công của chế độ cạo nhịp độ thấp. Bôi kích thích ethephon trên mặt cạo (Pa), nồng độ 2,5% pha loãng với dầu cọ hoặc dầu dừa rất có hiệu quả. Kích thích bằng khí cũng có thể áp dụng ở những nơi thiếu lao động và làm giảm giá thành sản suất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w