Quan hệ giữa các yếu tố khí hậu với năng suất, hàm lượng mủ cao su 1 Quan hệ giữa các yếu tố khí hậu với năng suất mủ cao su

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước (Trang 54 - 58)

- Điều chỉnh chiều dài miệng cạo

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2 Quan hệ giữa các yếu tố khí hậu với năng suất, hàm lượng mủ cao su 1 Quan hệ giữa các yếu tố khí hậu với năng suất mủ cao su

3.2.1 Quan hệ giữa các yếu tố khí hậu với năng suất mủ cao su

Bảng 3.1: Hệ số tương quan và phương trình hồi quy giữa các yếu tố khí hậu và năng suất mủ cao su tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long

Cặp tương quan Biến Độc lập

Hệ số

tương quan Phương trình hồi quy

Nhiệt độ - Năng suất

Tháng 4 – tháng 12 N = 54 R = -0.908*** y1 = 1456.23 - 46.887x

Lương mưa - Năng suất

Tháng 4 – tháng 8 N = 30 R = 0.766*** y1 = -96.947 + 0.826x Tháng 9 – tháng 12 N = 30 R = -0.599** y1 = 267.102 - 0.248x

Số giờ nắng - Năng suất

Tháng 4 – tháng 8 N = 30 R = -0.780*** y1 = 668.932 - 2.666x Tháng 9 – tháng 12 N = 30 R = 0.740*** y1 = -123,579 + 1,532x

Ẩm độ - Năng suất

Tháng 4 – tháng 8 N = 30 R = 0.796*** y1 = -1151.38 + 15.830x Tháng 9 – tháng 12 N = 30 R = -0.719** y1 = 738.558 - 6.593x

Lương bốc hơi - Năng

suất

Tháng 4 – tháng 8 N = 30 R = -0.899*** y1 = 566.891 - 5.731x Tháng 9 – tháng 12 N = 30 R = 0.748*** y1 = 65.367 + 1.559x

Ghi chú: *** là tương quan ở mức ý nghĩa 999 ‰o, ** là tương quan ở mức ý nghĩa 99%, * là tương quan ở mức ý nghĩa 95%, ns là không tương quan, y1 là năng suất (Kg/ha/tháng), x là các chỉ tiêu khí tượng

Trong phạm vi của luận văn, chúng tôi xin trình bày quan hệ giữa 5 chỉ tiêu khí hậu: nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, số giờ nắng và lượng bốc hơi tại Công

ty TNHH MTV cao su Bình Long với năng suất và hàm lượng mủ cao su khô trong 6 năm (2007- 2012), kết quả trình bày ở bảng 3.1 và bảng 3.2.

* Nhiệt độ - năng suất, hàm lượng mủ

Hàng năm, mùa cạo mủ cao su thường bắt đầu vào tháng 4. Thời điểm này nhiệt độ cao nhất trong năm. Nhiệt độ giảm dần vào các tháng cuối năm. Nhiệt độ từ tháng 4 đến tháng 12 có tương quan nghịch rất chặt với năng suất ở mức khác biệt rất có ý nghĩa với hệ số tương quan là R = -0,908*** và tương quan thuận với hàm lượng mủ cao su khô ở mức khác biệt rất có ý nghĩa R = 0,700***. Phương trình hồi quy tuyến tính của năng suất và hàm lượng mủ có dạng lần lượt là: y1 = 1456,23 – 46,887x và y2 = -16,489 + 1,690x.

Bảng 3.2: Hệ số tương quan và phương trình hồi quy giữa các yếu tố khí hậu và hàm lượng cao su khô (DRC) tại Công ty TNHH MTV cao su Bình Long

Cặp tương quan Biến độc lập Hệ số tương quan Phương trình hồi quy Nhiệt độ - DRC Tháng 4 – tháng 12 N = 54 R = 0.700*** y2 = -16.489 + 1.690x Lương mưa - DRC Tháng 4 – tháng 8 N = 30 R = -0.778*** y2 = 42.97 - 0.039x Tháng 9 – tháng 12 N = 30 R = -0.679*** y2 = 30.217 - 0.009x Số giờ nắng - DRC Tháng 4 – tháng 8 N = 30 R = 0.819*** y2 = 5.924 + 0.130x Tháng 9 – tháng 12 N = 30 R = 0.282ns Ẩm độ - DRC Tháng 4 – tháng 8 N = 30 R = -0.904*** y2 = 99.999 - 0.837x Tháng 9 – tháng 12 N = 30 R = -0.701*** y2 = 43.892 - 0.196x Lương bốc hơi - DRC Tháng 4 – tháng 8 N = 30 R = 0.811*** y2 = 13.889 + 0.240x Tháng 9 – tháng 12 N = 30 R = 0.490* y2 = 25.167 + 0.031x

Ghi chú: *** là tương quan ở mức ý nghĩa 999 ‰,** là tương quan ở mức ý nghĩa 99%, *là tương quan ở mức ý nghĩa 95%, ns là không tương quan, y hàm lượng cao su khô (%), x là

Theo Đỗ Kim Thành và Cs (2000) nghiên cứu ảnh hưởng của giờ cạo mủ trong mối quan hệ với một số yếu tố khí hậu đến năng suất của hai dòng vô tính PB235 và GT1 tại vùng đất đỏ Bà Rịa và đất xám Lai khê cho biết nhiệt độ và ẩm độ không khí biến thiên rất rõ trong ngày, càng trưa nhiệt độ càng cao và ẩm độ càng thấp. Trong một ngày, nhiệt độ có tương quan nghịch rất chặt với ẩm độ (R > - 0,90***). Nhiệt độ tương quan nghịch rất chặt với năng suất ở hầu hết các tháng (R = - 0,263* đến - 0,796**). Do đó, cạo mủ càng trễ thì năng suất càng giảm. Khi cạo mủ trong khoảng thời gian từ 4 giờ đến 7 giờ sáng, năng suất biến thiên không nhiều nhưng cạo trễ từ 8 giờ đến 11 giờ trưa, sản lượng thấp hơn so với cạo lúc 5 giờ từ 10 - 54%. Buttery và Boatman (1966) cũng cho thấy sản lượng giảm từ 4 - 25% khi cạo mủ vào buổi chiều. Ninane (1967) thấy rằng biến động trong ngày có mối quan hệ gần gũi với điều kiện không khí như nhiệt độ và ẩm độ.

Kết quả trên cho thấy nhiệt độ càng cao càng làm gia tăng quá trình bốc thoát hơi nước qua lá, giảm hiệu ứng pha loãng mủ, năng suất thấp và hàm lượng cao su khô cao. Như vậy để đạt năng suất cao thì công việc cạo mủ phải được thực hiện vào sáng sớm, khi nhìn rõ đường cạo.

* Lượng mưa – năng suất và hàm lượng mủ

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4, lượng mưa tăng dần từ tháng 4 đến tháng 9. Mưa làm tăng độ ẩm đất tạo điều kiện thuận lợi cho rễ cây hấp thu nước và dinh dưỡng trong đất. Hơn nữa, mưa làm tăng ẩm độ không khí nên lượng nước bốc thoát qua lá ít hơn trong mùa khô. Trong điều kiện này, nước từ tế bào gỗ thẩm thấu vào mạch mủ dễ dàng hơn, làm tăng hiệu ứng pha loãng mủ, thời gian chảy mủ được kéo dài giúp cho năng suất tăng lên tháng 8. Tuy nhiên hàm lượng mủ sẽ giảm. Trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8, lượng mưa tương quan thuận ở mức khác biệt rất có ý nghĩa với năng suất với hệ số tương quan là R = 0,766*** và tương quan nghịch với hàm lượng mủ ở mức khác biệt rất có ý nghĩa với hệ số tương quan là R = -0,778***. Phương trình hồi quy tuyến tính

Tháng 9 là tháng có lượng mưa cao nhất trong năm và lượng mưa giảm dần từ tháng 9 đến tháng 12. Nhờ vậy, công tác khai thác mủ được tiến hành thuận lợi, tỷ lệ bệnh hại trên vườn cây cũng giảm nên năng suất và hàm lượng mủ tăng nhanh dần đến tháng 12. Trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa có tương quan nghịch ở mức rất có ý nghĩa với cả năng suất và hàm lượng mủ. Hệ số tương quan R = -0,599*** và R= -0,679**. Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng: y1 = 267,102 – 0,248x và y2 =30,217 – 0,009x.

* Quan hệ giữa số giờ nắng – năng suất và hàm lượng mủ

Tháng 4 đến tháng 8 số giờ nắng giảm dần và lượng mưa tăng dần nên năng suất cũng tăng dần, nhưng hàm lượng mủ giảm dần. Số giờ nắng có tương quan nghịch với năng suất ở mức khác biệt rất có ý nghĩa với hệ số tương quan là R = -0,780*** và tương quan thuận rất chặt với hàm lượng mủ cao su khô ở mức khác biệt rất có ý nghĩa R = 0,819***. Phương trình hồi qui tuyến tính có dạng: y1 = - 668,932 – 2,666x và y2 = 5,924 + 0,130x.

Tháng 9 có lượng mưa cao nhất trong năm và số giờ nắng thấp nhất gây trở ngại cho việc khai thác mủ nên năng suất giảm khá rõ. Từ tháng 10 đến tháng 12 lượng mưa giảm dần, do đó việc khai thác mủ được tiến hành thuận lợi nên năng suất và hàm lượng mủ tăng dần vào các tháng cuối năm. Số giờ nắng có tương quan thuận với năng suất ở mức rất khác biệt rất có ý nghĩa với năng suất và không có sự khác biệt đối với hàm lượng mủ. Hệ số tương quan R = 0,740***

và R = 0,284ns. Phương trình hồi qui tyến tính có dạng: y1 = -123,579 + 1,532x. * Ẩm độ - năng suất và hàm lượng mủ

Từ tháng 4 đến tháng 8 là giai đoạn đầu mùa mưa nên ẩm độ không khí tăng dần qua các tháng. Ẩm độ không khí trong giai đoạn này tương quan thuận ở mức khác biệt rất có ý nghĩa với năng suất với hệ số tương quan là R = 0,796*** và tương quan nghịch với hàm lượng mủ ở mức khác biệt rất có ý nghĩa với hệ số tương quan là R = -0,904***, phương trình hồi quy tuyến tính có

Từ tháng 9 đến tháng 12, ẩm độ cũng có tương quan nghịch ở mức rất có ý nghĩa với cả năng suất và hàm lượng mủ. Hệ số tương quan R = -0,719**

và R = -0,701***. Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng: y1 = 738.558 - 6.593x và y2 = 43.892 - 0.196x.

* Lượng bốc hơi – năng suất và hàm lượng mủ

Từ tháng 4 đến tháng 8, lượng bốc hơi giảm dần giúp cho cây điều

hòa được quá trình hút nước qua hệ thống rễ và bốc thoát hơi nước qua lá tạo điều kiện cho cây sinh trưởng thuận lợi hơn nên năng suất được tăng dần qua

các tháng. Lượng bốc hơi có tương quan nghịch với năng suất ở mức khác

biệt rất có ý nghĩa với hệ số tương quan là R = -0,889*** và tương quan thuận rất chặt với hàm lượng mủ cao su khô ở mức khác biệt rất có ý nghĩa R = 0,811***. Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng: y1 = 566.891 - 5.731x và y2

= 13.889 + 0.240x.

Từ tháng 9 đến tháng 12 là những tháng cuối mùa mưa, lượng bốc hơi tăng dần qua các tháng và năng suất cũng có xu hướng tăng cao. Lượng bốc hơi cũng có tương quan thuận ở mức khác biệt rất có ý nghĩa với hệ số tương quan là R = 0.748*** với năng suất và có tương quan thuận ở mức khác biệt có ý nghĩa với hàm lượng mủ với hệ số tương quan là R = 0,490*. Phương trình hồi quy tuyến tính có dạng: y1 = 65.367 + 1.559x và y2 = 25.167 + 0.031x.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu diễn biến năng suất, hàm lượng cao su khô theo mùa vụ của một số dòng vô tính cao su tại công ty TNHH MTV cao su Bình Long, Tỉnh Bình Phước (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w