Các thuốc tê 1 Phân loại:

Một phần của tài liệu Tổng quan về ngoại khoa cơ sở (Trang 37 - 40)

I. Catheter kiểu Foley ba nhánh, một nhánh để bơm bóng (i), để dẫn lu (ii) và một nhánh để tới rửa bàng quang dự

4. Các thuốc tê 1 Phân loại:

4.1. Phân loại:

Có hai cách phân loại:

+ Tự nhiên: cocain.

+ Tổng hợp: chiếm hầu hết các thuốc tê hiện nay.

4.1.2. Theo công thức hoá học:

+ Loại ester: cocain, novocain. + Loại amid: lidocain, marcain...

Do tính chất dợc lý của nó, mỗi loại thuốc tê đều có liều tối đa. Khi sử dụng nên dùng liều lợng hạn chế và thích hợp tùy theo lứa tuổi, tình trạng toàn thân bệnh nhân. Liều có thể giảm đi nếu chỉ cần giảm đau mà không cần liệt vận động.

Các thuốc co mạch phối hợp với thuốc tê có tác dụng co mạch làm giảm tốc độ khuếch tán, qua đó làm tăng thời gian tác dụng của thuốc. Ngoài ra, khi sử dụng để gây tê tại chỗ nó còn có tác dụng hạn chế chảy máu và tai biến ngộ độc.

Thuốc co mạch thờng dùng là adrenalin (epinephrin) pha với nồng độ 1/100.000 - 1/200.000 (1 - 2 giọt trong 10 ml thuốc tê).

Không dùng adrenalin trong các trờng hợp: - Bệnh tim.

- Bệnh động mạch vành.

- Gây tê các ngón tay, ngón chân.

4.2. Một số loại thuốc tê thông dụng:

4.2.1. Cocain:

Chỉ sử dụng cocain để gây tê bề mặt; dung dịch 1% dùng để gây tê giác mạc; dung dịch 4 - 5% dùng để gây tê niêm mạc miệng, mũi, họng.

+ Thời gian tác dụng 60 phút. + Liều tối đa 150 - 200mg.

+ Là thuốc tê duy nhất có tác dụng co mạch.

4.2.2. Novocain (procain):

+ Là thuốc đợc tổng hợp đầu tiên, đa vào sử dụng trong lâm sàng năm 1905.

+ Là thuốc tê yếu, thời gian tiềm tàng ngắn, thời gian tác dụng ngắn (30 - 45 phút khi dùng đơn thuần). Bị thủy phân nhanh trong huyết tơng tạo thành axit para aminobenzoic là chất gây dị ứng. Novocain ít độc hơn cocain 4 lần và lidocain 2 lần. Liều tối đa 500mg (nếu dùng đơn thuần), 750mg - 1000mg (nếu pha với thuốc co mạch).

+ Novocain không có tác dụng gây tê bề mặt.

+ Hiện tại novocain chỉ đợc dùng để gây tê tại chỗ cho những ca mổ nhỏ, thời gian ngắn. Nồng độ sử dụng trong gây tê tại chỗ 0,5 - 1%.

4.2.3. Chloroprocain (nescain):

+ Cấu trúc hoá học tơng tự novocain.

+ Thời gian tiềm tàng ngắn, thời gian tác dụng ngắn (30 - 45 phút khi dùng đơn thuần; 60 - 75 phút khi pha với thuốc co mạch).

+ Thuốc có độc tính rất thấp chỉ bằng một nửa novocain. Nồng độ sử dụng 1 - 3%.

+ Liều tối đa 600 - 800mg (pha co mạch).

4.2.4. Tetracain (pontocain):

+ Tetracain có tác dụng gây tê mạnh hơn lidocain 4 lần.

+ Có thể sử dụng để tê tại chỗ (cục bộ tê thấm), tê thân thần kinh, tê NMC, khoang cùng, tê tủy sống. Thời gian tiềm tàng ngắn, chất lợng giảm đau tốt, ức chế vận động tốt. Thời gian tác dụng 2 - 3 giờ (nếu dùng đơn thuần), 4 - 6 giờ (nếu pha thuốc co mạch).

+ Liều tối đa 100mg (đơn thuần), 150mg (pha với thuốc co mạch).

4.2.5. Lidocain (xylocain, lignocain):

+ Là thuốc tê nhóm amid đầu tiên đợc sử dụng trong lâm sàng (1948). + Là thuốc tê đợc a chuộng vì thời gian tiềm tàng ngắn, thời gian tác dụng trung bình (60 - 90 phút khi dùng đơn thuần; 90 - 120 phút khi pha với thuốc co mạch), độc tính không cao (gấp đôi novocain). Có thể sử dụng để gây tê tại chỗ (bề mặt, tê thấm) gây tê thân thần kinh, gây tê đám rối cánh tay, gây tê ngoài màng cứng, gây tê tủy sống, gây tê tĩnh mạch.

+ Liều tối đa đơn thuần: 4mg/kg.

4.2.6. Mepivacain (carbocais):

+ Tiềm lực gây tê và độc tính nh lidocain.

+ Thời gian tiềm tàng ngắn, thời gian tác dụng trung bình, không có tính chất tê bề mặt.

+ Sử dụng để gây tê tại chỗ, tê tĩnh mạch, tê thân thần kinh, tê đám rối thần kinh cánh tay, tê ngoài màng cứng, tê tủy sống.

4.2.7. Prilocain (citanest):

+ ít độc hơn lidocain, tác dụng tơng tự lidocain.

+ So với lidocain, prilocain ít gây giãn mạch. Thời gian tác dụng của prilocain không có adrenalin tơng tự thời gian tác dụng của lidocain có pha adrenalin. Vì thế những bệnh nhân có chống chỉ định dùng adrenalin thì dùng prilocain.

+ Prilocain là thuốc tê ít độc nhất trong nhóm amid nên đợc a chuộng trong gây tê tĩnh mạch. Liều cao có thể gây methemoglobin máu do đó không nên dùng trong vô cảm mổ lấy thai.

+ Liều tối đa đơn thuần 400mg.

+ Liều tối đa khi pha adrenalin 600mg.

4.2.8. Marcain (bupivacain, sensoreain):

+ Tiềm lực gây tê của marcain mạnh hơn lidocain 4 lần.

+ Thời gian tiềm tàng dài, thời gian tác dụng ≥ 3 giờ, ức chế cảm giác và vận động tốt.

+ Có thể sử dụng để gây tê tại chỗ, tê thân thần kinh, tê đám rối thần kinh cánh tay, tê NMC, tê tủy sống.

+ Liều tối đa: 2 - 3mg/kg (riêng tê tủy sống: 0,2 - 0,3mg/kg).

4.2.9. Etidocain (duranest):

+ Thời gian tiềm tàng ngắn, thời gian tác dụng tơng tự marcain, ức chế cảm giác, vận động tốt.

+ Có thể sử dụng để tê tại chỗ, tê thân thần kinh, tê ngoài màng cứng. + Liều dùng 6 - 8mg/kg (pha co mạch).

+ Không dùng tê tủy sống.

+ Là thuốc tê đợc chọn cho các phẫu thuật cần cơ giãn.

4.2.10. Dibucain (nupercain):

Thời gian tiềm tàng ngắn, thời gian tác dụng 2,5 - 3 giờ. Có thể dùng tê bề mặt (kem), tê tủy sống (liều 5 -15mg).

4.2.11. Ropivacain (naropin):

+ Tác dụng ức chế cảm giác gần giống marcain. + Tác dụng ức chế vận động kém hơn marcain. + Chỉ định: tê NMC, tê đám rối thần kinh cánh tay.

Một phần của tài liệu Tổng quan về ngoại khoa cơ sở (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w