Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
Mô hình xếp hạng tín dụng của ngân hàng là một công cụ tối ưu quản lý rủi ro trong quá trình thẩm định và chấm điểm tín dụng. Mô hình xếp hạng tín dụng của VIB đã xây dựng theo trình tự, tiêu chí tương đối nghiêm ngặt và chặt chẽ. Tuy nhiên mô hình này có thể lưu ý ở một số tiêu chí như:
+ Khi chấm điểm theo quy mô doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp có vốn kinh doanh, số lượng lao động, doanh thu thuần và nộp ngân sách càng lớn thì mức độ rủi ro càng thấp. Quan niệm này không hẳn lúc nào cũng đúng. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp lớn nhưng hoạt động lại không ổn định thậm chí phá sản, trong khi nhiều doanh nghiệp có quy mô nhỏ thì ngày càng phát triển và tạo được uy tín.
+ Việc cho điểm với chỉ tiêu kinh nghiệm quản lý: Không hẳn thời gian điều hành của bản quản lý càng lâu thì càng tốt. Trên thực tế, có những nhà lãnh đạo lâu năm dễ đưa doanh nghiệp đi vào lối mòn chỉ vì sự thiếu sáng tạo không theo kịp xu thế phát triển. Vì vậy, khi đánh giá kinh nghiệm của ban quản lý, cần bổ sung thêm một số yếu tố như trình độ học vấn, quá trình công tác, vị trí từng nắm giữ trong công việc…
Đẩy mạnh công nghệ ngân hàng
Công nghệ là “đòn bẩy” cho sự đột phá trong mọi hoạt động kinh doanh. Do vậy, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay. Theo kinh nghiệm của các ngân hàng nước ngoài, công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ giúp giảm tới 75% chi phí. Trong vấn đề hạn chế RRTD, khi ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại có chất lượng thì việc đánh giá khách hàng, các dự án đầu tư dựa vào các tiêu chuẩn, chỉ tiêu, chỉ số sẽ nhanh chóng và chính xác. Đồng thời, các thông tin cần thiết liên quan đến khách hàng sẽ được lưu trữ và phân tích phục vụ cho công tác
75
đánh giá và chia sẻ thông tin với các chi nhánh khác trong hệ thống. VIB cần xác định một nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về quản lý nội bộ của ngân hàng, quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản, có khả năng kết nối một cách thuận tiện với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật công nghệ ngân hàng hiện đại.
Phối hợp với các tổ chức tài chính, đối tác nước ngoài tổ chức các khóa đào tạo cho các cán bộ trong toàn hệ thống VIB
Công nghệ hiện đại nhưng con người vẫn là yếu tố quyết định. Hoạt động của ngân hàng rất phức tạp, đặc biệt là hoạt động cho vay, do đó công nghệ kỹ thuật chỉ mang tính trợ giúp chứ không thể thay thế được kinh nghiệm và sự nhạy cảm của cán bộ tín dụng. Vì vậy, VIB cần phối hợp với các tổ chức tài chính, các đối tác nước ngoài để các cán bộ trong ngân hàng được tham gia vào các khóa đào tạo, tham quan, khảo sát trong và ngoài nước nhiều hơn nữa nhằm nâng cao trình độ và nắm bắt được thực tế hoạt động, nhiệm vụ của các tổ chức tài chính và các ngân hàng tiên tiến trên thế giới từ đó tích lũy thêm kinh nghiệm cho công việc của mình.
Hơn nữa, trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, năng lực quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ quản lý các cấp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tạo nên năng lực quản trị, điều hành của NHTM. Đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành chất lượng không chỉ đảm bảo hoạt động kinh doanh của NHTM có kỷ cương, thống nhất mà còn biết phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kinh doanh của đơn vị và của cả doanh nghiệp, tránh được những rủi ro không đáng có trong kinh doanh. Để nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, VIB cần quan tâm đến công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ quản trị kinh doanh, hiểu biết về pháp luật và kiến thức về quản trị rủi ro ngân hàng để bộ máy NHTM hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động của ngân hàng đã nghiên cứu, chương 3 tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
Thứ nhất, tìm hiều định hướng chiến lược của ngân hàng TMCP Quốc Tế giai đoạn 2011-2013, mục tiêu của ngân hàng năm 2013 và định hướng hoạt động của VIB.
Thứ hai, tập trung nghiên cứu một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị RRTD của VIB, tập trung chủ yếu vào các vấn đề như quy trình thẩm định, kiểm soát, yếu tố nhân sự, khoa học công nghệ…
Thứ ba, một số kiến nghị với Chính phủ, ngân hàng Nhà nước, cũng như lãnh đạo VIB và khách hàng của VIB, để phối hợp thực hiện các giải pháp, nâng cao công tác quản trị RRTD.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều biến động, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại gặp khá nhiều khó khăn. Để có thể tồn tại và phát triển các ngân hàng phải biết vượt lên chính mình, đẩy lùi những khó khăn vướng mắc còn tồn tại trong kinh doanh, hạn chế rủi ro một cách có hiệu quả. Do vậy, trong quá trình kinh doanh các ngân hàng cần phải cân đối giữa lợi nhuận dự kiến thu được với mức độ rủi ro có thể chấp nhận nhằm đảm bảo cho hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung được ổn định và phát triển vững chắc.
Trong những năm qua ngân hàng TMCP Quốc Tế đã đạt được những kết quả khá khả quan tạo đà cho ngân hàng bước vào giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trở lại của nền kinh tế. Tuy nhiên cơ hội luôn đi liền với thách thức, đòi hỏi ngân hàng phải tiếp tục đổi mới hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị ngân hàng, trong đó nâng cao công tác quản trị RRTD đặc biệt quan trọng nó đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Do vậy em đã chọn công tác Quản trị rủi ro tín dụng làm trọng tâm nghiên cứu; trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm “Nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Tế”.
Do kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế, công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại khá đa dạng, phức tạp và ngày càng phát triển. Do đó, bài nghiên cứu không tránh khỏi những hạn chế, khiếm khuyết. Rất mong nhận được sự đồng cảm và đóng góp chân thành của các thầy cô giáo để khóa luận tốt nghiệp của êm được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Thúy, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế, và tập thể ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên ngân hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và viết bài khóa luận.
Sinh viên
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu:
1. PGS.TS Mai Văn Bạn (2011), “Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại
- Trường Đại học Thăng Long”, NXB Tài Chính, tr.324-333.
2. Hồ Diệu (2001), “Giáo trình Tín dụng ngân hàng – Học viện Ngân hàng”, NXB Thống Kê.
3. GS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2011), “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân
hàng”, NXB Thống Kê.
4. GS Nguyễn Quang Thái (2012), “Tổng quan kinh tế Việt Nam 2012 triển vọng 2013”, hội khoa học kinh tế Việt Nam.
5. Peter S.Rose (2001), “Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại” , NXB Tài Chính.
6. Báo cáo thường niên của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế các năm 2011, 2012, 2013.
7. Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế các năm 2011, 2012, 2013. Các website: www.sbv.gov.vn http://www.gso.gov.vn www.vib.com www.doanhnhan.net www.tapchikinhte.vn http://vneconomy.vn www.saga.vn www.vnba.org.vn