Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 67 - 68)

 Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác quạn trị rủi ro của VIB thì ngân hàng cũng còn nhiều hạn chế. Như đã phân tích tình hình quản trị rủi ro cho vay của ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt nam cho thấy công tác quản trị rủi ro cho vay còn không ít những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới:

+ Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia tăng từ năm 2011, phản ánh chất lượng những khoản nợ của VIB còn nhiều vấn đề và đang thể hiện chiều hướng xấu đi năm 2012- 2013 mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực. Con số này đã cho ta thấy những yếu kém trong QTRR trước – trong cũng như sau khi cho vay của NHTMCP Quốc Tế, trước đây chưa được bộc lộ bằng con số cụ thể. Với việc phân loại nợ theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007, đã phản ánh đúng chất lượng những khoản nợ thông qua cơ chế hạ bậc đối với những khoản nợ còn trong hạn theo những khoản nợ quá hạn của một khách hàng. Tuy nhiên, việc phân loại nợ cũng mới chỉ dừng lại ở việc phân loại theo tình trạng của khoản nợ chưa tiến hành phân loại trên cơ sở đánh giá rủi ro của khách hàng, đây sẽ vẫn là hạn chế chưa thể hiện được chất lượng dư nợ thực sự của ngân hàng VIB.

+ Nợ quá hạn giảm xuống chủ yếu do xử lý dự phòng rủi ro, con số này đã phản ánh sự yếu kém trong khả năng thẩm định, đánh giá rủi ro của khách hàng, cùng những yếu kém trong năng lực của cán bộ tín dụng.

+ Quản lý các chỉ số đánh giá RRTD cần hoàn thiện hơn: Nhìn chung, ngân

hàng VIB đạt được các chỉ số tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu đều được kiểm soát ở mức dưới 3%, có thể thấy trong giai đoạn 2011-2012, các chỉ số này có dấu hiệu tăng lên khá cao so với các năm trước đó. Việc tăng lên này mặc dù do nguyên nhân khách quan do điều kiện kinh tế và sản xuất gặp khó khăn, nhưng cũng thể hiện ngân hàng vẫn tồn tại nhiều vấn đề trong việc cấp tín dụng.

+ Công tác đánh giá và đo lường rủi ro chưa đi vào thực chất: Mặc dù ngân

hàng VIB đã tiến hành chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng theo quy định của quốc tế và nhà nước Việt Nam, song công tác đo lường RRTD chưa được linh hoạt theo biến động của nền kinh tế, không linh hoạt trong khâu cho vay dẫn đến quy mô cho vay không tương xứng với năng lực huy động vốn. Việc xếp hạng hộ gia đình

57

chưa được thực hiện nên ngân hàng chưa có được chiến lược lựa chọn cho vay hộ gia đình hiệu quả.

+ Chất lượng thẩm định dự án chưa đáp ứng yêu cầu quản lý RRTD: Hiện tại, công tác thẩm định mới chỉ dự trên số liệu do khách hàng báo cáo, hiệu quả kinh tế của dự án chưa được ngân hàng thẩm định lại theo cách tính của ngân hàng, độc lập với khách hàng nên các kết luận đưa ra về khả năng trả nợ của dự án có độ chính xác chưa cao, do đó các dự báo RRTD dựa trên kết quả thẩm định dự án có độ tin cậy thấp. + Công tác kiểm tra trong và sau khi cho vay chưa được chú trọng đúng mức: Khi khoản vay được ngân hàng giải ngân xong, cán bộ tín dụng thường ít quan tâm tới tình hình hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ quan tâm tới việc trả nợ của khách hàng, như vậy có thể tiền lãi mà khách hàng trả cho ngân hàng không phải từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà khách hàng cố ý che mắt ngân hàng.

+ Chất lượng công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ công tác dự báo và phòng ngừa RRTD chưa thật sự tốt: Hiện nay, do sự thiếu đồng bộ và tính hiệu lực của

các văn bản pháp lý thấp nên các thông tin mà doanh nghiệp và các cơ quan chức năng cung cấp hầu hết đều còn nhiều vấn đề về độ tin cậy, có thể là giả tạo. Ngoài ra, sau khi đã thu thập được thông tin cần thiết, ngân hàng VIB chưa tổ chức tốt ở khâu lưu giữ, bảo quản và cung cấp thông tin, từ đó, thông tin có thể không được cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời.

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 67 - 68)