Hoàn thiện hệ thống đo lường rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 75 - 77)

Việc hoàn thiện được hệ thống đo lường rủi ro khi đó mới đánh đúng thực chất khách hàng và phân loại nợ cũng như trích dự phòng rủi ro chính xác. Việc đánh giá đúng được thực chất khách hàng ngày từ khi thẩm định căn cứ vào công cụ đo lường rủi ro là một bước giảm thiểu RRTD tiềm ẩn trong tương lai một cách hiệu quả nhất.

Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ

 Để hoàn thiện hệ thống đo lường rủi ro tín dụng ngân hàng cần có dữ liệu thông tin mạnh, cập nhật và hiện đại để có thể áp dụng các mô hình đo lường rủi ro từng khoản mục riêng lẻ hay cả danh mục cho vay một cách định lượng, dần giảm trừ yếu tố định tính, tăng tính chính xác cho khâu thẩm định, tích cực đổi mới hoạt động của bộ phận thông tin tín dụng tại hội sở chính nhằm đạt được yêu cầu đặt ra của công tác thông tin tín dụng thông qua việc tuyển lựa và đào tạo cán bộ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu của công việc:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống công nghệ tin học tổng thể, mang tính dài hạn có lộ trình : Hàng năm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông để phát triển những phương thức thanh toán điện tử mới. Đẩy mạnh phát triển công nghệ, phần mềm tương thích để phát triển các phương thức thanh toán mới giúp tạo lợi thế cạnh tranh riêng biệt.

+ Lên kế hoạch chỉnh sửa, nâng cấp phần mềm corebank đảm bảo hệ thống thông tin, dữ liệu được quản lý chính xác, khoa học. Từ ngày 18/09/2007 ngân hàng

65

TMCP Quốc tế đã triển khai thành công hệ thống Core Banking (ngân hàng lõi), hệ thống chuyển mạch tài chính và thẻ phát triển trên nền tảng công nghệ điện toán lưới của Oracle, cùng với đó liên tục nâng cấp các phiên bản mới hàng năm.

+ Lập tổ chuyên trách thực hiện quản lý, thu thập, xử lý, cung cấp thông tin chi tiết theo từng danh mục đầu tư, lĩnh vực cho vay, từng khách hàng , từng khoản vay…để bộ phận kinh doanh có thể phân tích đánh giá danh mục đầu tư phục vụ công tác quản trị điều hành hoạt động cho vay.

+ Cần ban hành quy chế thông tin trong nội bộ hệ thống trong đó quy định trách nhiệm cũng như quyền hạn của các chi nhánh trong việc cung cấp thông tin cũng như sử dụng thông tin. Thiết lập hệ thống thông tin nội bộ có khả năng nắm được các thông tin về danh mục đầu tư, đặc biệt nhóm khách hàng liên quan nhằm trợ giúp cho bộ phận quản lý rủi ro.

+ Cần thiết lập các thỏa ước và dành một phần chi phí nhằm thu thập và mua thông tin từ các cơ quan cung cấp thông tin chuyên nghiệp cũng như các Bộ, ngành của Nhà nước nhằm khai thác kịp thời các thông tin về tình hình kinh tế, tình hình phát triển một số ngành, lĩnh vực mà ngân hàng thực hiện đầu tư.

+ Xây dựng chế độ đãi ngộ, lương thưởng thỏa đáng đối với những chuyên gia thông tin có khả năng phân tích, đánh giá, dự báo.

Hoàn thiện hệ thống đo lường rủi ro tín dụng

Trên cơ sở hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ, ngân hàng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống đo lường rủi ro tín dụng. Nếu hệ thống thông tin dữ liệu của ngân hàng hiện đại và cập nhật thường xuyên thì việc áp dụng các mô hình đo lường rủi ro tín dụng sẽ được tiến hành một cách thuận lợi. Các mô hình như Credit Metrics,…sẽ giúp ngân hàng lượng hóa rủi ro từ các khoản vay riêng lẻ và danh mục cho vay, giảm sự định tính trong thẩm định và phê duyệt sẽ giúp ngân hàng phòng ngừa rủi ro tín dụng tốt hơn.

+ Cải thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trên cơ sở chấm điểm khách hàng từ 9 nhóm khách hàng hiện nay lên con số lớn hơn, hoàn thiện hơn, để có thể áp dụng đối với các gia đình hay cá nhân có nhu cầu vay chi tiêu trong giai đoạn tiếp theo đạt hiệu quả cao. Rà soát lại hệ thống chấm điểm xếp hạng khách hàng cá nhân để thiết lập hệ thống phân hạng khách hàng cá nhân theo chuẩn mực quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

+ Đa dạng hóa các tiêu chí đánh giá trong hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo từng nhóm ngành nghề đa dạng như thực tế hiện nay.

+ Hình thành tổ chuyên nghiệp gồm những cán bộ chuyên gia có khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp về thông tin thu thập và kết quả chấm điểm, từ đó đưa ra các

66

dự báo trong tương lai về khả năng trả nợ của khách hàng, tiềm năng của các mặt hàng, lĩnh vực kinh tế, nắm bắt chính sách của Nhà nước, bộ ngành trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương một cách kip thời để trợ giúp cho ngân hàng trong việc hoạch định chính sách cho vay nói chung và từng khoản vay nói riêng.

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 75 - 77)