Các mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 32 - 33)

Mô hình quản trị RRTD chính là hệ thống các mô hình bao gồm mô hình tổ chức quản lý rủi ro, mô hình đo lường rủi ro và mô hình kiểm soát rủi ro được xây dựng và vận hanh một cách đầy đủ, toàn điện và liên tục trong hoạt động quản lý rủi ro của ngân hàng. Mô hình QLRRTD phản ảnh một hệ thống các vấn đề về cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro trong quy trình thực hiện nghiệp vụ, các hoạt động giám sát việc tuân thủ, nhận diện kịp thời các rủi ro phát sinh và các phương án chủ động phòng ngừa, đối phó khi có rủi ro xảy ra.

Theo tiêu chí tổ chức quản lý rủi ro mo hình QTRRTD chia làm 2 loại: mô hình quản lý RRTD tập trung và mô hình quản lý RRTD phân tán. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình của mỗi ngân hàng đó là: năng lực tài chính, công nghệ

22

thông tin và hệ thống thông tin quản lý, trình độ nhân lực, hệ thông quản trị ngân hàng, sự phát triển của thị trường tài chính và các yếu tố vĩ mô khác.

Bảng 1.1 : Phân biệt các mô hình quản lý rủi ro tín dụng

Mô hình QLRRTD phân tán Mô hình QLRRTD tập trung

Khái niệm

Các thức tổ chức hoạt động QLRRTD tản mát, ở nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định và QLRR khoản vay ở nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định và QLRR khoản vay không tập trung ở trung ương mà dàn đều ở cấp cơ sở.

Cách thức tổ chức hoạt động QLRRTD dựa trên nguyên tắc tập trung tại một bộ phận, quyền quyết định và quản lý rủi ro khoản vay tập trung ở trung ương.

Đặc điểm

Thông tin bị phân tán, quyền lực không tập trung tại HĐQT

Các chức năng kinh toanh, tác nghiệp và quản lý rủi ro chưa có sự tách bạch.

Hoạt động quản lý rủi ro được thực hiện độc lập tại các chi nhánh, mỗi giám đốc chi nhánh tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Thông tin tập trung cao, quyền lực tập trung tại HĐQT.

Các chức năng kinh doanh, tác nghiệp và quản lý rủi ro được tách bạch.

Các quyết định cho vay vượt hạn mức đều tập trung vào quyết định cho vay của trung ương.

(Nguồn: http://www.vnba.org.vn)

Ưu điểm của mô hình quản lý RRTD tập trung:

Thứ nhất, do các chức năng kinh doanh, tác nghiệp, quản lý RRTD được tách bạch nên công việc có tính chuyên sâu, phân chia trách nhiệm rõ ràng, tránh tình trạng thông đồng giữa cán bộ tín dụng và khách hàng.

Thứ hai, việc quản lý, kiểm soát có tính tập trung cao tránh tình trạng quản lý từ xa, thông tin số liệu báo cáo của các chi nhánh không minh bạch. Cuối cùng, HĐQT có thể đưa ra những chính sách phù hợp sát với thực tiễn hoạt động của ngân hàng căn cứ vào thông tin được cập nhật trên toàn hệ thống. Ưu điểm của mô hình tập trung cũng chính là nhược điểm của mô hình phân tán. Tuy nhiên nhược điểm của mô hình tập trung đó chính là sự phức tạp trong cơ cấu tổ chức, để thực hiện đòi hỏi nhiều thời gian công sức, nếu không hoạt động hiệu quả sẽ gây cồng kềnh và mạng nặng tính hành chính.

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 32 - 33)