Tình hình trích lập và dự phòng rủi ro

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 51 - 58)

Ngân hàng VIB đã áp dụng chiến lược tăng trưởng thận trọng ngay từ khi khủng hoảng kinh tế 2008 xảy ra. Vì vậy, mặc dù có sự giảm tốc ở các chỉ số kinh doanh, nhưng các chỉ số an toàn hệ thống của ngân hàng vẫn luôn được duy trì ở mức cao, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của ngân hàng năm2012 đạt 19,5% dẫn đầu thị trường, đến năm 2013 tỷ lệ này là 18% . Trong 5 năm qua, nhờ định hướng phát triển theo tam giác chiến lược Quản trị tăng trưởng – Quản trị rủi ro – Quản trị hiệu quả mà VIB đã có những bước tiến chắc chắn và rõ nét trên thị trường tài chính Việt Nam, kiểm soát hoạt động cấp tín dụng đối với những khoản tín dụng có rủi ro, nâng cao mức trích lập dự phòng nhằm đảm bảo sự an toàn cho cả hệ thống.

Bảng 2.4. Trích lập dự phòng rủi ro các khoản cho vay khách hàng

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Tổng dư nợ 43.497.212 33.887.202 35.238.517 Tỷ lệ nợ xấu 2,69% 2,75% 2,82% Tổng dự phòng 974.000 574.167 925.391 Dự phòng chung 569.000 243.349 257.332 Dự phòng cụ thể 405.000 330.818 668.059

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế các năm 2011, 2012, 2013)

Bảng 2.5. Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DPRR đã trích 974.000 574.167 925.391 Tổng nợ xấu 1.170.075 931.898 993.726 Tỷ lệ khả năng bù đắp rủi

ro 0.83 0.51 0.93

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế các năm 2011, 2012, 2013)

41

Năm 2012, tổng dư nợ giảm từ 43.497.212 triệu đồng xuống còn 33.887.202 triệu đồng và giảm khoảng 22,09% số tương đối, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,69% lên 2,75%. ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro trong đó dự phòng RRTD là 574.167, giảm 16,42% so với năm 2011. Đến năm 2013 đã tăng lên mức 2,82%, nguyên nhân nợ xấu chưa có sự thuyên giam mà tiếp tục đi ngang và có chiều hướng tăng vẫn bắt nguồn từ môi trường kinh tế tiếp tục biến động xấu, thị trường bất động sản và chứng khoán tê liệt; doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động hàng loạt (55.000 doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể năm 2012, sang năm 2013 con số này là 61.000), những doanh nghiệp còn tồn tại cũng lay lắt tìm đầu ra, không có thu nhập không thể trả nợ ngân hàng. Tất cả những yếu tố này làm cho chất lượng các khoản vay sụt giảm nghiêm trọng. Trước tình hình đó, ngân hàng Quốc tế đã tăng trích lập dự phòng RRTD để chủ động hơn trong công tác này. Tuy nhiên, năm 2012, do sự sụt giảm 22,1% tổng dư nợ so với năm 2011 nên ngân hàng thực hiện giảm dự phòng rủi ro để đảm bảo lợi nhuận (tổng dự phòng năm 2011 là 974.000 triệu đồng giảm xuống còn 574.167 triệu đồng năm 2012); tưng tự, bước vào năm 2013 tổng dư nợ tăng lên 4% so với năm 2012 trong đó tỷ lệ nợ xấu tăng lên 2,82%, phản ứng với điều này ngân hàng đã tăng trích lập dự phòng RRTD lên 61% tương đương 925.319 triệu đồng.

Từ bảng 2.5, ta thấy tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro từ dự phòng RRTD của ngân hàng luôn nhỏ hơn 1 điều này cho ngân hàng không thể bù đắp hoàn toàn rủi ro từ nợ xấu. Nếu không có chính sách quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng thì trong bối cảnh kinh tế xâu đi, tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong khi mức trích lập dự phòng rủi ro tín dụng giảm năm 2012, ngân hàng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bước sang năm 2013, mối nguy hiểm của cục nợ xấu đã rất rõ ràng, ngân hàng phản ứng quyết liệt bằng cách tăng trích lập dự phòng, tỷ lệ khả năng bù đắp rủi ro đã lên 0,93 con số rất lớn.

Trong những giá trị phải đánh đổi, nợ xấu của VIB được kiểm soát ở giới hạn dưới 3% là do VIB đã thực hiện tốt chiến lược nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng, một trong ba đỉnh tam giác chiến lược trong những năm gần đây, gồm quản trị tăng trưởng, quản trị rủi ro tín dụng, quản trị hiệu suất.

2.2.2.3. Mức độ tập trung tín dụng

Cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn

Kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao, ngân hàng có lợi nhuận càng lớn song phải chấp nhận mức rủi ro cao hơn, đặc biệt là trong trường hợp thị trường không ổn định. Bài toán đặt ra cho các nhà quản trị ngân hàng là hài hòa giữa thu nhập và rủi ro, xây dượng cơ cấu hợp lý sao cho thu nhập cao nhất trên mức rủi ro có thể chấp nhận được.

42 Bảng 2.6. Bảng dƣ nợ theo kỳ hạn Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Tổng dư nợ 43.497.212 33.887.202 35.238.517 Cho vay ngắn hạng Dư nợ 28.203.592 19.816.407 19.212.077 Tỷ trọng 64,84% 58,48% 54,52% Cho vay trung

hạn

Dư nợ 7.329.280 6.786.836 7.357.170 Tỷ trọng 16,85% 20,03% 20,88% Cho vay dài

hạn

Dư nợ 7.964.340 7.283.959 8.669.270 Tỷ trọng 18,31% 21,49% 24,60%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế các năm 2011, 2012, 2013)

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu dƣ nợ theo kỳ hạn

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế các năm 2011, 2012, 2013)

Có thể thấy VIB đang tập trung vào cho vay ngắn hạn, tỷ lệ cho vay ngắn hạn của ngân hàng luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ và có xu hướng giảm dần qua các năm song vẫn chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 2012 tỷ lệ này là 58,48% giảm 6,36% so với năm 2011, năm 2013 tỷ lệ này là 54,52%. Ngược lại, tỷ lệ này đối với cho vay dài hạn và trung hạn có chiều hướng tăng qua các năm. ngân hàng tăng gói tín dụng trung và dài hạn là cách thức khả thi để giải quyết nguồn vốn huy động còn dư thừa tại ngân hàng. Đồng thời là cách để ngân hàng gọi vốn từ nền kinh tế đáp ứng nhu cầu về vốn

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

64,84 58,48 54,52 16,85 20,03 20,88 18,31 21,49 24,6

Cho vay dài hạn Cho vay trung hạn Cho vay ngắn hạn

43

cho các doanh nghiệp khi mà nền kinh tế phục hồi, đây là cách đón đầu chu kỳ kinh tế mới (suy thoái – phục hồi – hưng thịnh) sau giai đoạn suy thoái 2008-2013 sẽ đến giai đoạn phục hồi và tăng trưởng trở lại, trên cơ sở đã dự phòng rủi ro.

Với những khoản tín dụng trung và dài hạn có quy mô lớn và lãi suất cao, thời gian dài, tín dụng trung và dài hạn mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Do vậy tín dụng trung và dài hạn mang lại thu nhập chủ yếu trong tổng thể các hoạt động của ngân hàng Thương mại từ trước đến nay. Khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng chính là ngân hàng đang tạo ra và duy trì khách hàng của mình trong tương lai. Tạo điều kiện để ngân hàng VIB mở rộng phạm vi hoạt động của mình và ngày càng khẳng định vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế.

Cơ cấu dƣ nợ theo ngành nghề kinh doanh

Môi trường kinh tế biến đổi dẫn đến sự chuyển biến của nhiều ngành nghề lĩnh vực, với đặc thù riêng của mỗi ngành mà những tác động diễn ra theo xu hướng khác nhau. Việc phân tích cơ cấu dư nợ theo ngành giúp ngân hàng có được một cái nhìn tổng quát về mức độ tập trung trong cơ cấu tín dụng của mình, là một thước đo mức độ rủi ro tập trung của ngân hàng.

Bảng 2.7. Bảng dƣ nợ theo ngành nghề kinh doanh

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Tổng dư nợ 43.497.212 33.887.202 35.238.517 Nông nghiệp và lâm nghiệp Dư nợ 674.207 496.882 627.375 Tỷ trọng 1,55% 1,46% 1,78% Thương mại, sản xuất và chế biến Dư nợ 20.722.072 15.315.975 14.001.291 Tỷ trọng 47,64% 45,20% 39,73% Xây dựng Dư nợ 2.253.156 852.987 314.920 Tỷ trọng 5,18% 2,52% 0,89% Kho bãi, vận tải và thông tin liên lạc Dư nợ 4.597.655 3.987.727 5.293.680 Tỷ trọng 10,57% 11,77% 15,02% Cá nhân và các ngành nghề khác Dư nợ 15.250.122 13.233.631 15.001.251 Tỷ trọng 35,06% 39,05% 42,58%

44

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dƣ nợ theo ngành nghề kinh doanh

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế các năm 2011, 2012, 2013)

Từ biểu đồ và bảng số liệu, có thể thấy các ngành và lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn mà VIB đang hướng tới là thương mại, sản xuất và chế biến, chủ yếu là các doanh nghiệp xuất khẩu; các cá nhân và ngành nghề khác chiếm tỷ trọng lớn thứ hai. Năm 2012, cơ cấu tín dụng theo ngành nghề kinh doanh của VIB có xu hướng tăng tỷ lệ cho vay khu vực cá nhân - các ngành nghề khác; kho bãi, vận tải và thông tin liên lạc, đồng thời giảm tỷ trọng ở khu vực thương mại, sản xuất và chế biến; xây dựng so với năm 2011. Bước sang năm 2013, xu thế này vẫn được duy trì khi mà ngân hàng tiếp tục giảm tỷ trọng ngành thương mại, sản xuất và chế biến xuống 39,73%, giảm 7,91% so với năm 2011; ngành xây dựng dư nợ xuống thấp kỷ lục và chỉ chiểm 0,89%, giảm 4,29% so với năm 2011. Lý giải cho điều này, nền kinh tế vẫn chìm sâu trong khủng hoảng, mọi ngành nghề đều chịu ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là ngành thương mại sản xuất, chế biến và ngành xây dựng. Trong nước bất động sản đóng băng, theo tính toán phải mất 4 năm – 6 năm thị trường mới có thể hấp thụ hết số lượng căn hộ chưa bán được (Nguồn: batdongsan.baodautu.vn), chính vì vậy đây là khu vực không thể tăng quy mô thêm, số lượng hàng tồn kho đã quá lớn, từ đây dẫn đến nhiều ngân hàng, không chỉ VIB phải chuyển dịch luồng vốn sang kênh khác. Ngoài nước, thì tình trạng

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1,55 1,46 1,78 47,64 45,2 39,73 5,18 2,52 0,89 10,57 11,77 15,02 35,06 39,05 42,58

Nông nghiêp và lâm nghiệp Thương mại, sản xuất và chế biến Xây dựng Kho bãi, vận tải và thông tin liên lạc Cá nhân và các ngành nghề khác

45

khủng hoảng toàn cầu đều bao trùm từ Châu Mỹ - Châu Âu – Châu Á, mọi hoạt động thương mại đều giảm sút, xuất khẩu giảm hoặc không xuất khẩu được hàng hóa, vì vậy lượng vốn đầu ở khu vực này cũng giảm dần. Luồng vốn này được chuyển dịch sang khu vực cá nhân và ngành kho bãi vận tải, thông tin liên lạc. Ngân hàng đang chuyển đổi khách hàng tiềm năng từ các doanh nghiệp thương mại sản xuất và chế biến, các doanh nghiệp xây dựng sang khách hàng cá nhân, các ngành nghề khác và ngành dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc. Cơ cấu tín dụng nhìn chung là tương đối hợp lý, song cần đề phòng rủi ro tín dụng tập trung nếu ngân hàng tiếp tục tăng cho vay thương mại sản xuất và chế biến.

Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng và loại hình doanh nghiệp

Đối với mỗi đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp khác nhau thì tỷ trọng dư nợ và mức độ rủi ro rất khác nhau. Ngân hàng cần hiểu ro những điểm mạnh, điểm yếu của những đối tượng này để có thể hạn chế tối đa rủi ro giúp đạt được mục tiêu sinh lợi an toàn, hiệu quả.

Bảng 2.8. Dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng khách hàng và loai hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2012 Tỷ lệ % 31/12/2013 Tỷ lệ % Doanh nghiệp nhà nước 4.827.306 14,13% 4.789.437 13,59% Công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ phần 11.595.331 34,74% 10.026.675 28,45% Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

742.635 2,17% 877.242 2,49% Doanh nghiệp tư

nhân 569.708 1,67% 451.686 1,28%

Cá nhân và các

khách hàng khác 16.153.222 47,29% 19.093.477 54,19% Tổng dư nợ 33.887.202 100% 35.238.517 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế các năm 2011, 2012, 2013)

46

Biểu đồ 2.4. Dƣ nợ cho vay theo đối tƣợng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế các năm 2011, 2012, 2013)

Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp trong năm 2012 và 2013 có những luồng dịch chuyển khá rõ nét. Nổi bật, đối với Công ty TNHH và cổ phần giảm 6,29%; còn cho vay các cá nhân và khách hàng khác thì ngược lại, tăng 6,9% lên mức 54,19%, con số rất lớn. Có thể thấy, các công ty TNHH và công ty cổ phần đã số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chịu tác động chung của khủng hoảng chưa thể phục hồi sản xuất hoàn toàn do cầu thị trường còn yếu. Mặc dù ngân hàng luôn sẵn sàng cho đối tượng này vay trên cơ sở đảm bảo đầy đủ các điều kiện của ngân hàng, song tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa tăng trở lại. Mặt khác, cho vay tiêu dùng cá nhân được các ngân hàng đánh giá cao, có triển vọng là sản phẩm chủ đạo trong thời gian tới. Bắt nguồn từ đặc điểm dân số Việt Nam khá trẻ, chủ yếu ở độ tuổi có nhu cầu mua sắm, tiêu dùng; ngoài ra, VIB cũng nhận thấy sự tăng trưởng số người giàu của Việt Nam trong vòng 10-15 năm qua đang tăng với tỷ lệ cao, ngày một nhiều. Vì vậy có sự chuyển hướng sang vay tiêu dùng cá nhân đang tăng lên, đón đầu xu thế, không chỉ giúp VIB nâng cao vị thế, lợi nhuận mà còn góp phần kích cầu cho nền kinh tế nhờ tiêu dùng tăng.

0 10 20 30 40 50 60 Năm 2012 Năm 2013 14,13 13,59 34,74 28,45 2,17 1,67 2,49 1,28 47,29 54,19

Doanh nghiệp nhà nước Công ty TNHH và cổ phần Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp tư nhân

47

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 51 - 58)