Thực trạng hoạt động kinhdoanh của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 44 - 48)

phần Quốc tế

2.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế tế

Năm 2012 với tựa đề “Đối diện thách thức tái cơ cấu kinh tế” là năm Việt Nam bước vào thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trên cả ba phương diện: Tái cơ cấu hệ thống tài chính mà trọng tâm là hệ thống ngân hàng thương mại, tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn và tổng công ty, và tái cơ cấu đầu tư công. Thực hiện tái cơ cấu thành công sẽ giúp nâng cao hiệu quả lâu dài cho nền kinh tế, nhưng trong ngắn hạn sẽ không tránh khỏi những chi phí nhất định, mà một biểu hiện có thể thấy trước là tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại không chỉ trong năm 2012 mà có thể kéo dài sang năm 2013. Nhìn chung cả năm, tỷ lệ lạm phát đã được kiềm chế ở mức 6,81%, thị trường bất động sản vẫn trầm lắng, thị trường chứng khoán vẫn rất biến động, số nghiệp doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm ngừng sản xuất tăng mạnh có khoảng 55000 doanh nghiệp giải thể năm 2012 (nguồn vneconomy.vn), tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện nhưng chỉ mang tính tạm thời và chưa thật sự ổn định, bền vững, hoạt động kinh doanh yếu kém, nợ xấu cao nhưng không lượng hóa được. Đây là hậu quả khó tránh khỏi của tình trạng bất ổn vĩ mỗ và yếu kém trong nội bộ nền kinh tế đã tích lũy từ nhiều năm trước nay đã lộ ra sau những cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu khởi nguồn từ Mỹ năm 2008, đi liền với chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát trong (nghị quyết 11). Hệ thống ngân hàng phải đối mặt với những khó khăn thách thức lớn, huy động vốn và cho vay suy giảm mạnh, lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng đều giảm, lãi suất giảm từ 3-8%. Năm 2012, tổng phương tiện thanh toán cả năm khá cao, tăng khoảng 20%; tín dụng tăng trưởng 8,91% so với năm 2011. Tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng còn mỏng và bấp bênh, nợ xấu theo công bố của NHNN là 4,08 %, theo các tổ chức đánh giá độc lập thì con số thực tế cao hơn nhiều.

34

Trước tình hình đó, kết quả kinh doanh của VIB ở một số chỉ tiêu còn khiêm tốn với: Tổng tài sản đạt 65.023.406 triệu đồng, giảm 33% so với năm 2011; huy động vốn khách hàng giảm 11,7% xuống 38.970 tỷ đồng, nợ xấu chiếm 2,75% tổng dư nợ. Vốn chủ sở hữu đạt: 8.371.463 triệu đồng, tăng 2,6% so với năm 2011; Chi phí hoạt động của VIB năm 2012 tăng 8% so với năm 2011, đạt 1.843 tỷ đồng. Nguyên nhân là do ngân hàng phải thực hiện các khoản chi đã cam kết (tuyển dụng, tăng lương, chi dự án chuyển đổi chi nhánh và phát triển mạng lưới, chi marketing trực tiếp). Tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước trích lập dự phòng là 1.464 tỷ đồng, giảm 20% so với năm 2011; Lợi nhuận sau thuế 542 tỷ đồng, giảm 15% so với năm 2011.

Kết quả kinh doanh chưa đạt so với kỳ vọng mà đại hội cổ đông 2012 và hội đồng quản trị, ban điều hành đặt ra, xuất phát từ một số nguyên nhân khách quan và chủ quan như ảnh hưởng từ con sóng khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ năm 2008, ảnh hưởng từ tình hình kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ thắt chặt, cộng với các chỉ tiêu kinh doanh chưa được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh năm 2011, 2012, 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

1 Lợi nhuận trước thuế 848.900 700.763 81.091 2 Tổng thu nhập 12.209.567 9.404.660 5.554.280 3 Tổng chi phí 11.360.667 8.703.897 5.473.189 4 Tổng tài sản 96.949.541 65.023.406 76.874.670 5 Tổng vốn huy động 57.488.658 39.061.259 43.239.428 6 Tổng dư nợ 43.497.212 33.935.000 35.239.000 7 Vốn chủ sở hữu 8.160.066 8.371.463 7.982.626

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng Quốc tế VIB các năm 2011, 2012, 2013)

Bước sang năm 2013 thời điểm dánh dấu một giai doạn 6 năm sau khi Việt nam chính thức gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới (2008-2013), nền kinh tế Việt Nam vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Đây là năm thứ 6, kinh tế Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới mức tiềm năng, năm 2013 cũng là bước tiếp nối của giai đoạn Việt Nam đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài nhất kể từ thập niên 1990. Nhìn lại bức tranh chung toàn năm 2013, đáng chú ý nhất năm 2013 là chỉ số lạm phát thấp nhất trong 10 năm trở lại đây, đạt 6,04%; Tổng sản phẩm quốc nội tăng 5.42% so với năm 2012, kinh tế có dấu hiệu phục hồi. Dự trữ ngoại tệ được cải thiện đáng kể mang lại một sự bảo đảm an toàn cao hơn cho nền kinh tế trong điều kiện gặp nhiều khó khăn và đối mặt với không ít rủi ro từ phía thị trường thế giới (tính đến 4/2014 dự trữ ngoại hối Việt Nam đạt trên 35 tỷ USD). Dấu hiệu hồi phục nền kinh tế đã xuất hiện song đây

35

chỉ là tín hiệu ngắn hạn và khá mong manh, với nhiều vấn đề còn tồn tại: tình trạng hàng tồn kho, đặc biệt là tồn kho bất động sản, giống như “cục máu đông”, ôm một khối lượng lớn hàng tồn kho khiến cho doanh nghiệp không thu hồi được vốn, không thể trả nợ ngân hàng từ đó dẫn đến nợ xấu gia tăng. Tình trạng kho khăn nghiêm trọng kéo dài của hệ thống doanh nghiệp khiến toàn hệ thống ngân hàng ngập trong nợ xâu và rủi ro bất cứ lúc nào.

Trong bối cảnh đó, VIB đã chủ động giảm thiểu rủi ro trên thị trường liên ngân hàng thông qua việc giảm trên 80% các hoạt động và số dư của thị trường liên ngân hàng phù hợp với khẩu vị rủi ro mới. Tổng tài sản của VIB tại thời điểm 31/12/2013 là 76.874.670 triệu đồng, tăng 11.851.264 triệu đồng hay 18,2% so với cuối năm 2012. Việc tăng quy mô của tài sản trở lại một phần do những điều chỉnh, tái cơ cấu có hiệu quả, một phần nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi sau khi chạm đáy. Tổng thu nhập giảm giảm 40,94%, lợi nhuận trước thuế giảm 88,43% so với cuối năm 2012 (lợi nhuận của VIB chưa bằng 10% năm trước). Nguyên nhân, do mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm từ 2%-5% làm cho thu nhập từ lãi vay giảm 11%-13% so với năm 2012; Ngoài ra, nợ xấu tăng và công tác chuẩn bị cho việc phân loại nợ xấu theo các tiêu chí nghiêm ngặt hơn; Trong khi đó, tín dụng tăng trưởng chậm trong gần như suốt năm 2013 do ngân hàng thận trọng trong việc cho vay, các hoạt động cho vay chỉ tăng nhanh hơn trong Quý IV. Thu nhập thấp hơn rất nhiều nhưng bù lại duy trì tỷ lệ tài sản an toàn cao và tăng cường khả năng phòng thủ thanh khoản. Ngân hàng VIB đang từng bước cơ cấu, định hướng lại theo hướng giảm thiểu rủi ro là tập trung vào các hoạt động đầu tư, kinh doanh tín phiếu ngân hàng nhà nước, trái phiếu chính phủ nhằm đảm bảo thanh khoản cho ngân hàng song hành với điều này là giải quyết dứt điểm nợ xấu trước khi mở rộng quy mô trở lại.

Bảng 2.2. Bảng dƣ nợ cho vay theo thời gian đáo hạn của VIB

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Tổng dư nợ 43.497.212 33.887.202 35.238.517 Cho vay ngắn hạn Dư nợ 28.203.592 19.816.407 19.212.077 Tỷ trọng 64,84% 58,48% 54,52% Cho vay trung

hạn

Dư nợ 7.329.280 6.786.836 7.357.170 Tỷ trọng 16,85% 20,03% 20,88% Cho vay dài

hạn

Dư nợ 7.964.340 7.283.959 8.669.270 Tỷ trọng 18,31% 21,49% 24,60%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế các năm 2011, 2012, 2013)

36

Tốc độ tăng trưởng tín dụng đều giảm so với năm 2011, cụ thể năm 2012 tín dụng tăng trưởng âm 23% so với năm 2011, đến năm 2013 tổng cho vay tăng không đáng kể 3,9% so với cuối năm 2012. Hoạt động tín dụng không khởi sắc trong năm 2012 và có những chuyển biến nhẹ trong năm 2013 , nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do nhu cầu sử dụng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh chưa được cải thiện bởi lượng tồn kho của doanh nghiệp rất lớn, xuất hiện một số ngành có tồn kho tăng gấp 3 lần; Đặc biệt là “cục máu đông” bất động sản, nó làm tắc nghẽn dòng tuần hoàn vốn, làm ách tắc lưu thông tín dụng, làm cho quá trình chu chuyển vốn của nền kinh tế trở nên gián đoạn. Vì thế, các doanh nghiệp chủ yếu tập trung bán tháo hàng tồn. Đi kèm với hàng tồn kho cao là nhu cầu tiêu dùng giảm rất mạnh, người dân tăng cường thắt chặt chi tiêu. Cùng với đó, tình trạng nợ xấu chưa được cải thiện; chính sách giải cứu hàng tồn kho chưa được triển khai mạnh nên chưa tác động đến thị trường và doanh nghiệp…

Dựa vào bảng dư nợ cho vay theo thời gian đáo hạn của ngân hàng TMCP Quốc tế ở trên, ta thấy được trong giai đoạn từ năm 2011-2013, mức độ tập trung tín dụng có sự thay đổi nhất định. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ, trong khi tỷ trọng cho vay trung và dài hạn vẫn dữ ở mức ổn định, song có xu hướng ngày càng tăng. Cụ thể hơn, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng 16,85% tổng dư nợ năm 2011, đã tăng lên 20,88% năm 2013; Cho vay dài hạn cũng tăng 6,29% từ mốc 18,31% năm 2011 lên 24,6% trên tổng dư nợ năm 2013. Xu hướng này là tất yếu, trong giai đoạn trước khủng hoảng tài chính năm 2008, khách hàng của VIB chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giai đoạn này những doanh nghiệp thành lập mới bùng nổ mà chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhu cầu vốn để phát triển tăng cao, chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn vì vậy tỷ trọng tín dụng ngắn hạn vẫn rất lớn tính trên tổng dư nợ. Bước sang giai đoạn kinh tế suy thoái từ sau năm 2008 đến nay, hàng loạt doanh nghiệp nhỏ không thể trụ vững dẫn đến đình trệ hoạt động hoặc phá sản, lượng khách hàng từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ này cũng giảm theo vì vậy lượng tín dụng của VIB cho đối tượng này giảm. Trong khi đó, các doanh nghiệp còn lại vẫn tồn tại và trong giai đoạn tái cơ cấu theo chiều sâu, cần những luồng vốn trung và dài hạn để nâng cấp, tái đầu tư trở lại, và chính điều này lý giải tại sao tỷ trọng vốn trung và dài hạn có xu hướng tăng mặc dù kinh tế trong giai đoạn suy thoái.

Trong cơ cấu tín dụng của mình, VIB vẫn tập trung vào cho vay ngắn hạn để phòng ngừa các loại rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm trên 50% tổng dư nợ, song xu hướng này đang dần thay đổi trên cơ sở có sự đảm bảo rủi ro ở mức an toàn khi mà tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn sẽ tăng

37

lên. Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại làm giảm thu nhập từ lãi, giảm lợi nhuận cho ngân hàng, nhưng điều này phù hợp trong bối cảnh chung của toàn ngành ngân hàng giai đoạn này, giai đoạn ngành ngân hàng phải đối mặt với những thách thức to lớn: cạnh tranh khốc liệt hơn trong việc huy động vốn, nợ xâu tăng cao đột biến, thanh khoản luôn trong tình trạng căng thẳng ở nhiều ngân hàng. Chiến lược của VIB trong giai đoạn này là tăng trưởng thận trọng, phát triển mạng lưới khách hàng dựa trên nhóm khách hàng chất lượng, chú trọng công tác quản trị rủi ro và nâng cao khả năng thanh khoản. Đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm phi tín dụng, gia tăng dịch vụ và tiện ích sản phẩm, vừa gia tăng lợi nhuận lại không phải chịu rủi ro. Tín dụng tăng trưởng chậm so với các năm trước song vẫn là nguồn thu chủ yếu trong tổng thu nhập của ngân hàng, đặc biệt trong thời kỳ kinh tế suy thoái như hiện nay thì việc nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng cần phải chú trọng hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 44 - 48)