Quản trị RRTD trong NHTM là thông qua hệ thống các công cụ tác động tới rủi ro tín dụng ngân hàng, nhằm tìm ra nguyên nhân và xử lý các tình huống xảy ra RRTD với mục tiêu giảm thiểu tổn thất do rủi ro gây ra.
Quản trị RRTD có ý nghĩa quan trọng xuyên suốt hoạt động kinh doanh của NHTM, hiệu quả kinh doanh đạt được luôn đồng nghĩa với rủi ro ở mức độ có thể chấp nhận được cùng với việc tiến hành các hoạt động quản trị rủi ro. Nghệ thuật trong quản trị rủi ro là phải đưa ra được quyết định đúng đắn, kịp thời nhất để giải quyết
19
được cả hai vấn đề lợi nhuận và rủi ro sao cho hài hòa và mang lợi lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng.
Hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn đang chiểm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tài sản có của NHTM, chiếm khoảng 60-70% tổng tài sản của ngân hàng (Nguồn:
vneconomy.vn). Trong khi đó xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế khiến cho quá trình
cạnh tranh diễn ra khốc liệt hơn, doanh nghiệp phải đối mặt với không ít thách thức và rủi ro thua lỗ là rất lớn. Theo tổng cục thống kê số doanh nghiệp phá sản, giải thể hoặc ngừng hoạt động năm 2013 là 60.737 doanh nghiệp (Nguồn: www.gso.gov.vn).Thêm vào đó, cơn bão khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 bắt nguồn từ việc cho vay dưới chuẩn tại Mỹ khiến cho rất nhiều ngân hàng và các tổ chức tài chính sụp đổ, phủ bóng đen lên thị trường châu Âu và các thị trường khu vực khiến cho khó khăn càng chồng chất lên doanh nghiệp và ngân hàng Việt Nam. Các thương vụ M&A3
đình đám năm trong 2013-đầu năm 2014 có thể nói đến như: Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM (HDBank) nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Đại Á (DaiABank); Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC – mã PVF) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (WesternBank) hợp nhất và chuyển thành Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcom Bank); Ngân hàng TMCP Phương Nam (Southern Bank) cũng đã trình Đại hội đồng Cổ đông chủ trương sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank); Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB) đang trong quá trình chuẩn bị sáp nhập vào Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank); PGBank sẽ về cùng nhà của Vietinbank…(Nguồn: http://www.gso.gov.vn/)
Thực trạng nợ xấu tăng cao khiến hoạt động ngân hàng trì trệ, ngân hàng không có nguồn thu để bù đắp thiệt hại, không dự tính được từ các khoản nợ xấu khó thu hồi hoặc không thu hồi được bởi cái phao cuối cùng của tài sản đảm bảo là thị trường bất động sản thì đóng băng…Nợ xấu toàn ngành ngân hàng năm 2011 là 3,8%, bước sang năm 2012 là 4,08% (cuối năm 2012), đến 4,73% tổng dư nợ tín dụng vào tháng 10/2013; Khi tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện và dần phục hồi, cộng với những nỗ lực của hệ thống tổ chức tín dụng, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống đã giảm về mức 3,63% (cuối 12/2013). Nợ xấu ở mức cao, con số thực tế có lẽ còn cao hơn nhiều, do đó vấn đề quản trị RRTD trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết đối với hoạt động ngân hàng để giảm thiểu rủi ro khi nền kinh tế có biến động xấu.
(Nguồn: http://www.sbv.gov.vn/)
Mục đích của hoạt động quản trị RRTD: Bảo vệ ngân hàng khỏi những tổn thất,
mất mát không dự tính được như: Làm ăn thua lỗ, thất thoát vốn dẫn đến giảm quy
3M&A (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Mergers and Acquisitions có nghĩa là mua bán và sáp nhập) là việc mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp trên thị trường.
20
mô,…; Mặt khác khi tín dụng ngân hàng xấu đi làm cho uy tín, niềm tin vào tiềm lực tài chính của ngân hàng bị suy giảm, dẫn đến khả năng huy động vốn giảm, dẫn đến rủi ro thanh khoản, đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản và đe dọa sự ổn định của hệ thống ngân hàng. Thông qua hoạt động quản trị RRTD giúp ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, giảm thiệt hại cho ngân hàng. Bảo đảm mức độ rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu không vượt quá khả năng về vốn và tài chính, tạo sự an toàn, ổn định trong kinh doanh, đảm bảo không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và tồn tại của ngân hàng.