Vấn đề trích lập và sử dụng dự phòng

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 28 - 29)

Các ngân hàng trích lập dự phòng nhằm bù đắp những tổn thất của các khoản vay khi có rủi ro xảy ra và đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng diễn ra liên tục. Theo thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và quyết định số 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007: “Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do những khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết”. Các chỉ tiêu đánh giá công tác trích lập và sử dụng dự phòng là:

Tỷ lệ dự phòng RRTD

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp thiệt hại trên tổng rủi ro có thể xảy ra của ngân hàng, tỷ lệ này càng cao thì mức độ an toàn của ngân hàng càng lớn. Mọi ngân hàng đều phải trích lập dự phòng theo quy định của NHNN theo nguyên tắc: Khoản vay càng rủi ro thì số tiền trích lập dự phòng RRTD càng lớn.

Hệ số khả năng bù đắp RRTD

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng bù đắp khoản nợ có rủi ro cao mà ngân hàng xác định khó có khả năng thu hồi, đây là chỉ tiêu quan trọng giúp ngân hàng nhận biết và duy trì khả năng chống đỡ của ngân hàng. Chỉ tiêu này gắn liền với sự tồn tại của ngân hàng bởi nợ quá hạn ngân hàng khó có khả năng thu hồi, nguồn vốn ngân hàng có khả năng thất thoát rất lớn, nếu ngân hàng không có khoản dự phòng đảm bảo chi trả cho nguồn vốn mà ngân hàng đã sử dụng thì rủi ro phá sản là rất lớn.

Các chỉ tiêu trên phần lớn phản ánh khả năng bù đắp thiệt hại của ngân hàng trước rủi ro có thể gặp phải. Các chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ khả năng chống đỡ RRTD của ngân hàng càng tốt, đảm bảo sự hoạt động liên tục của ngân hàng. Song các chỉ tiêu này quá cao sẽ làm tăng chi phí cho hoạt động tín dụng của ngân hàng, vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là xác định mức dự phòng tối ưu để đảm bảo lợi nhuận và mức độ an toàn của ngân hàng.

18

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 28 - 29)