Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 48 - 51)

2.2.2.1. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu

Bảng 2.3. Cơ cấu nhóm nợ của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Tổng dư nợ 43.947.212 100% 33.887.202 100% 35.238.517 100% Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 40.242.462 91,57% 28.950381 85,43% 32.567.649 92,42 % Nhóm 2: Nợ cần chú ý 2.522.570 5,74% 4.050.121 11,95% 1.676.957 4,76% Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 417.498 0,95% 388.417 1,15% 527.883 1,50% Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 254.894 0,58% 272.960 0,81% 179.587 0,51% Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 509.788 1,16% 225.323 0,66% 286.450 0,81% Tỷ lệ nợ quá hạn 3.704.750 8,43% 4.936.821 14,57% 2.670.887 7,23% Tỷ lệ nợ xấu 1.182.180 2,69% 886.700 2,62% 993.920 2,82%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế các năm 2011, 2012, 2013)

38

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm kết thúc của VIB các năm 2012, 2013)

Qua sơ đồ và biểu đồ trên ta thấy tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tại ngân hàng tăng nhanh đột biến vào giữa năm 2011 kéo dài đến năm 2012. Chất lượng tín dụng năm 2011 đã xuống rất thấp khi mà tỷ lệ nợ quá hạn đã lên đến 8,43% tổng dư nợ, đặc biệt nợ quá hạn nhóm 2 chiếm 5,74%; tình hình đã rất xấu nhưng đến năm 2012 xu hướng nợ xấu vẫn không ngừng tăng gây nguy hiểm hơn nữa cho hệ thống ngân hàng so với năm 2011. Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạn đã tăng lên đến 14,57% mức cao kỷ lục, tỷ lệ nợ xấu duy trì ở mức 2,62% tại thời điểm cuối năm 2012. Bước sang năm 2013 bức tranh toàn ngành ngân hàng vẫn bao phủ bởi màu xám, khi mà tỷ lệ nợ quá hạn vẫn nằm ở mức khá cao 7,23% tổng dư nợ, nợ xấu chiếm 2.82%. Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực do hoạt động tái cơ cấu ngân hàng được đẩy mạnh.

 Chất lượng tín dụng xấu đi phản ánh đúng tình hình thực tế của nền kinh tế 5 năm sau khi cuộc khủng hoảng nổ ra, nền kinh tế đang suy yếu một lần nữa. Toàn ngành ngân hàng lâm vào tình trạng này vào năm 2012-2013 do tác động của:

+ Nguyên nhân khách quan, thứ nhất là do tác động xấu của môi trường kinh tế, năm 2011, tỷ lệ lạm phát là 18,13%, tỷ lệ này ở năm 2012 và 2013 lần lượt là 6,81% và 6,04%. Nếu trong năm 2011, nền kinh tế Việt Nam đối diện trực tiếp với các thách thức tái cơ cấu kinh tế trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng suy giảm và các yếu tố hỗ trợ tăng trường dần suy kiệt, thì sự do dự về chính sách trong suốt năm 2012 đã đẩy nền kinh tế vào sự trì trệ chưa từng có. Trong suốt năm 2012, nền kinh tế tiếp tục lấn sâu vào suy giảm, tích tụ thêm những rủi ro nằm sâu trong nội tại nền kinh tế. Tất cả những điều này làm cho gần như toàn bộ nền kinh tế rơi vào trạng thái suy kiệt khi cả

91,57 85,43 92,42 8,43 14,57 7,23 1,69 2,62 2,82 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2011 2012 2013 Nợ đủ tiêu chuẩn Nợ quá hạn Nợ xấu

39

đầu tư và tiêu dùng cá nhân (hai thành tố chính trong tổng cầu) tiếp tục thu hẹp, doanh nghiệp không tìm được đầu ra cho hàng hóa, không tiêu thụ được đẫn đến hàng tồn kho tăng; Thứ hai, do khuynh hướng suy giảm hiệu quả và năng suất của nền kinh tế Việt Nam, hệ số sử dụng vốn ICOR4

tăng cao trong những năm gần đây cho thấy hiệu quả sử dụng vốn suy giảm, chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất tuy giảm nhưng khi doanh nghiệp vay trung và dài hạn thì vẫn rất cao so với khu vực và thế giới. Hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản đẩy nở xấu của ngân hàng tăng cao. Hệ số ICOR trong giai đoạn 2011-2013 là 5,53%, giai đoạn 2006-2010 phải bỏ ra 7,4 đồng mới tạo ra 1 đồng tăng thêm của GDP, mặc dù chất lượng tăng trưởng đã được cải thiệ đang kể, song chỉ số ICOR của nước ta so với một số nước trong khu vực như: Thái Lan, In- dô-nê-xia, Hàn Quốc, Ma-lay-xia thì Việt Nam vẫn còn rất cao, những nước này hệ số ICOR dao động từ 2,7-4,0. (Nguồn: Tổng cục thống kê).

+ Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng, mặc dù VIB đã có những điều chỉnh các chính sách tín dụng để phù hợp với hoàn cảnh thực tế của thị trường, cơ cấu tín dụng được chú trọng theo hướng phân tán bớt rủi ro ở ngành nghề xây dựng và thương mại sản xuất và chế biến trong giai đoạn khó khăn này, tính đến năm cuối năm 2013 dư nợ của ngành xây dựng chỉ chiếm 0,89% trên tổng dư nợ. Tuy nhiên, vẫn còn sự tập trung tín dụng vào một số nhóm ngành rủi ro cao như dịch vụ giao nhận, kho bãi vận tải chiếm 15,02%; cho vay cá nhân, các ngành nghề khách chiếm 42,58% trên tổng dư nợ; thương mại sản xuất và chế biến tỷ có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn 39,73% trên tổng dư nợ tính đến cuối tháng 12/2013. Danh mục tín dụng còn tiềm ẩn rủi ro xuất phát từ chất lượng khách hàng, chất lượng khoản vay, chất lượng tài sản đảm bảo, công tác quản lý khoản vay sau giải ngân và thiếu tuân thủ của một số đơn vị kinh doanh.

Trong năm 2013, VIB đã tích cực rà soát lại quy trình tín dụng, sửa đổi nâng cao yêu điều kiện cho vay, chất lượng tài sản đảm bảo, yêu cầu bổ sung tài sản đảm bảo (Tài sản đảm bảo được định giá kỹ càng hơn trước khi cấp tín dụng để giảm rủi ro). VIB cũng tập trung lựa chọn phân khúc khách hàng, thực hiện mô hình 3 tầng bảo vệ rủi ro (các đơn vị kinh doanh – các phòng ban kiểm soát thuộc Ban điều hành – các bên kiểm soát độc lập với Ban điều hành, bao gồm Kiểm toán nội bộ) và áp dụng công nghệ quản trị rủi ro được chuyển giao từ phía cổ đông chiến lược CBA5

- Top ngân hàng an toàn trên thế giới, thông qua mô hình này, VIB sẽ tăng cường vai trò quản lý

4Hệ số ICOR (Incremental Capital-Output Ratio) thể hiện để tăng một đồng GDP cần đầu tư bao nhiêu đồng. Hệ số ICOR càng cao thì hiệu quả đầu tư càng thấp và ngược lại.

40

và kiếm tra hoạt động tại đơn vị kinh doanh nói riêng và toàn hệ thống nói chung. Do đó tỷ lệ nợ xấu được kiềm chế tại mức dưới 3%, đảm bảo cho hoạt động diễn ra an toàn và tính thanh khoản ổn định. Tuy nhiên, tổng dư nợ giảm sút mà tỷ lệ nợ xấu tăng đe dọa đến thu nhập cũng như mức độ hoạt động an toàn của ngân hàng. Do đó việc nâng công tác quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng thực sự cấp thiết và phải được chú trọng quan tâm thường xuyên để ngân hàng tiếp tục phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 48 - 51)