Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 31 - 32)

Trong sự biến động mạnh mẽ và khó lường của nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng một chính sách quản trị RRTD đúng đắn và phù hợp là tối quan trọng, nó là “kim chỉ nam” cho hoạt động tín dụng đúng hướng và bền vững, đảm bảo cho ngân hàng có thể linh hoạt trong phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng. Hay nói một cách cụ thể, việc xây dựng chính sách quản trị RRTD chính là việc xác định khẩu vị rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được, các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro. Để xây dựng chính sách tín dụng hợp lý cần căn cứ vào các điều kiện sau:

(1)Phù hợp với môi trường hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Hoạt động kinh doanh nào của NHTM cũng diễn ra trong một môi trường nhất định, nên khi xây dựng chính sách quản trị rủi ro, ngân hàng cần phải xem xét tới tác động của các yếu tố như tình hình kinh tế, xã hội trên địa bàn hoạt động của ngân hàng, đặc điểm, tính chất lĩnh vực mà ngân hàng cần cấp tín dụng cũng như mức độ cạnh tranh của các ngân hàng đối thủ khác. Nếu xây dựng một chính sách phù hợp với các yếu tố vĩ mô ngân hàng có thể đo lường dự đoán được rủi ro có thể xảy ra, đa dạng các biện pháp hạn chế và bù đắp thiệt hại do rủi ro gây ra.

(2)Phù hợp với quy định của cơ quan quản lý

Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào cũng chịu sự quản lý của các cấp chính quyền nhằm đảm bảo sự phát triển đúng hướng của các ngành trong nền kinh tế, hoạt động ngân hàng chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN và gián tiếp của các ban ngành khác. Mặt khác, rủi ro trong ngân hàng có tính dây chuyền nên việc tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý đảm bảo an toàn cho không chỉ một ngân hàng mà cho toàn hệ thống ngân hàng. Để đảm bảo sự hoạt động trôi chảy của toàn nền kinh tế, ngân hàng cần chủ động kinh doanh và hoàn toàn chịu trách nhiệm với những hành động của mình, tuân thủ chặt chẽ với các chính sách và văn bản pháp quy đã ban hành.

21

Căn cứ trên cơ sở nguyên tắc chung về QTRRTD:

+ Chiến lược QTRR phù hợp với chiến lược phát triển và chính sách tín dụng của ngân hàng.

+ Có bộ phận quản trị RRTD riêng hoạt động độc lập với các bộ phận kinh doanh khác trong ngân hàng.

+ Thực hiện nguyên tắc “hai tay, bốn mắt” trong hoạt động quản trị RRTD. + Quản trị RRTD cần được thực hiện trên toàn danh mục cho vay cũng như từng khoản vay riêng lẻ; Quản trị RRTD cần đặt trong mối quan hệ với các rủi ro khác.

+ Công tác quản trị RRTD bao gồm: xác định, định lượng, giám sát và sử dụng dự phòng để bù đắp RRTD.

+ Cân bằng giữa chi phí và lợi ích thu được. Chi phí cho công tác quản trị RRTD phải thấp hơn thu nhập mang lại từ hoạt động đó.

+ Thực hiện công tác phân tích lợi nhuận, rủi ro cho ngân hàng, thông qua công tác phân tích báo cao tài chinh, báo cáo RRTD mà ngân hàng có thể gặp phải mà có thể rút ra phạm vi RRTD tập trung, xác định hiệu quả công tác quản lý RRTD tập trung, xác định mức độ RRTD có thể chấp nhận được mà vẫn đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng.

Thông qua kinh nghiệm quản lý danh mục cho vay, chất lượng thẩm định tín dụng, năng lực trình độ cán bộ, nếu chất lượng thẩm định tốt sẽ phân tách rõ ràng từng khách hàng với mức độ tín nhiệm khác nhau. Từ đó ngân hàng có những điều chỉnh phù hợp từ khâu cho vay tới khâu thu hồi nợ, hạn chế RRTD có thể xảy ra. Hơn thế nữa, tín dụng và quản trị RRTD cần có sự nhạy cảm nghề nghiệp và kinh nghiệm năng lực của cán bộ nhân viên quản trị RRTD vì vậy nhân lực là yếu tố hết sức quan trọng trong việc xây dựng chính sách RRTD.

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)