Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 73 - 75)

3.1. Định hƣớng phát triển chung của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quốc tế

3.1.1. Định hướng phát triển chung của ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế

Mục tiêu của VIB là trở thành một trong ba ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu ở Việt Nam và trở thành ngân hàng dẫn đầu về trải nghiệm khách hàng tại Việt Nam.

Tầm nhìn của VIB là trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất Việt Nam.

 Để đạt được mục tiêu trở thành một trong ba ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, VIB đang thực hiện một số các hành động sau:

+ Tiếp tục triển khai nhiều hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng như tiếp tục xây dựng và duy trì văn hóa bán hàng, dịch vụ tại VIB, hoàn thiện việc chuyển đổi mô hình bán hàng và dihj vụ.

+ Chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực: Thông qua việc triển khai áp dụng tiêu chí đánh giá hiệu quả làm việc, hệ thống báo cáo quản trị, xây dựng chương trình phát triển nhân tài, triển khai chương trình đào tạo trên toàn hệ thống, tăng năng suất lao động của nhân viên.

+ Tăng trưởng doanh thu và huy động: Tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu để hấp thụ vốn của cổ đông, chú trọng sản phẩm phi tín dụng; tập trung, chuẩn hóa sản phẩm theo các phân khúc khách hàng đã được lựa chọn.

+ Tối ưu hóa chi phí hoạt động: Giảm tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu thuần theo định hướng tăng trưởng chi phí chậm hơn tăng trưởng doanh thu, chuẩn hóa quy trình mua sắm, quy trình quản lý tài sản và triển khai các chẩn mực ứng xử trong kinh doanh.

+ Tăng cường quản lý rủi ro: Với việc triển khai dự án cải tổ tín dụng, tăng cường chức năng kiểm soát nội bộ; xây dựng hệ thống công cụ quản lý rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động, duy trì hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.

+ Phát triển mạng lưới hoạt động: Tiếp tục phát triển mạng lưới chi nhánh/ phòng giao dịch, chú trọng phát triển tại các thành phố lớn.

+ Phát triển thương hiệu VIB với mục đích được nhiều khách hàng biết đến, tạo tiền đề cho phát triển kinh doanh.

3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Quốc tế

 Nhằm đạt được mục tiêu và tầm nhìn như trên ngoài hàng loạt các hành động mà ngân hàng đã và đang làm như: Triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng dịch

63

vụ khách hàng, chất lượng nhân lực, tăng trưởng doanh thu và huy động vốn, tối ưu hóa chi phí, tăng cường công tác quản lý rủi ro,…thì ngân hàng cũng thực hiện một số những định hướng trong hoạt động cho vay như:

+ VIB đang tập trung cho vay vào phân khúc khách hàng cụ thể tại nhiều tỉnh thành phố theo đó VIB tập trung vào khách hàng có nguồn thu nhập cao, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ VIB đang tập trung vào ngân hàng bán lẻ, theo đó VIB sẽ tập trung hơn vào việc tăng trưởng dư nợ đối với khách hàng cá nhân.

+ Dừng cấp tín dụng đối với những ngành hàng/ sản phẩm có tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ ngành hàng đó vượt quá 5% hoặc có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ngành hàng đó vượt 2%.

+ Hạn chế cấp tín dụng đối với những ngành hàng / sản phẩm có tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ ngành hàng đó vượt quá 7% hoặc có tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ ngành hàng đó vượt quá 3%.

+ Duy trì nợ quá hạn <3%.

3.1.3. Định hướng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế

 Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng an toàn, kiểm soát nợ quá hạn và nợ xấu đạt tỷ lệ cho phép, VIB định hướng sẽ tập trung vào các điểm quan trọng sau:

+ Xây dựng khung quản trị rủi ro, khẩu vị rủi ro tín dụng cho từng loại rủi ro có thể gặp phải, chi tiết đến từng phân khúc khách hàng, ngành hàng phù hợp với tình hình thị trường và hoạt động của VIB.

+ Kiểm soát nợ nhóm 1 rủi ro cao và nợ nhóm 2 bằng việc xây dựng mô hình trung tâm quản lý nợ nhằm đưa ra các mô hình, các công cụ cảnh báo, tập trung ngăn chặn và thu hồi nợ.

+ Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu, xử lý các TSĐB để tạo thêm thu nhập cho ngân hàng, tăng khả năng giảm giá thành tín dụng cho khách hàng.

+ Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và lựa chọn khách hàng thông qua việc đào tạo và triển khai bộ mẫu tín dụng mới, tăng cường công tác kiểm tra giám sát sau giải ngân.

+ Chỉnh sửa và kiểm tra rà soát hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Thực hiện phân loại khách hàng để đảm bảo quản lý rủi ro và quản lý hiệu quả danh mục các khoản vay.

+ Tổ chức đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ, bồi dưỡng kỹ thuật chuyên môn, trau dồi kinh nghiệm cho nhân viên để đáp ứng yêu cầu công việc và nhu cầu của khách hàng.

64

+ Phối hợp linh hoạt chặt chẽ giữa các bộ phận, phòng ban để thực hiện nghiêm chỉnh quy trình trong hoạt động tín dụng nhằm tăng cường quản lý RRTD.

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 73 - 75)