Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 80 - 81)

Xây dựng mô hình kiểm tra kiểm soát nội bộ theo chiều dọc, tức bộ phận kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bộ phận kiểm tra nội bộ tại hội sở chính, không chịu sự chi phối của giảm đốc chi nhánh; bộ phận kiểm tra nội bộ tại hội sở chính sẽ do Hội đồng quản lý rủi ro chỉ đạo trực tiếp, không chịu sự chi phối của Tổng giám đốc.

Tăng cường bổ sung cán bộ chuyên trách làm việc tại bộ phận kiểm tra nội bộ có đủ năng lực trình độ và đã trải qua kinh nghiệm thực tế làm cho vay tại hội sở chính cũng như tại chi nhánh.

Ban hành quy trình làm việc cho công tác kiểm tra nội bộ nhằm tránh tình trạng hoạt động một cách tùy tiện, không mang tính chuẩn mực cao. Quy trình của công tác kiểm tra nội bộ bao gồm thời gian kiểm tra, nội dung kiểm tra, trách nhiệm của bộ phận kiểm tra, các hình thức xử lý đối với những vi phạm quy định về chính sách cho vay. Nội dung kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra tính tuân thủ chính sách cho vay của bộ phận thực hiện hoạt động này (từ hội sở chính đến từng chi nhánh) bao gồm (i) Kiểm tra từng khoản vay: Kiểm

70

tra hồ sơ cho vay, kiểm tra hồ sơ đảm bảo nợ vay; (ii) Kiểm tra việc thực hiện các định hướng, chính sách của hội sở chính như định hướng về mặt hàng, lĩnh vực đầu tư, về áp dụng các công cụ quản lý rủi ro của từng chi nhánh cũng như các phòng ban tại hội sở chính.

+ Kiểm tra văn hóa doanh nghiệp, phong cách phục vụ khách hàng của cán bộ. + Phát hiện những dấu hiệu rủi ro đối với từng khoản vay cũng như danh mục đầu tư của chi nhánh để kịp thời báo cáo hội đồng quản lý rủi ro có biện pháp xử lý.

+ Định kỳ 6 tháng kiểm tra chi nhanh 1 lần thay vì 1 năm 1 lần như hiện nay. Đồng thời đối với hoạt động cho vay yêu cầu hồ sơ phải được kiểm tra tối thiểu 80% tổng số hồ sơ của chi nhánh.

+ Thời lượng kiểm tra nên tùy thuộc vào chất lượng hồ sơ cũng như là số lượng hồ sơ cần kiểm tra, không cố định kỳ kiểm tra 10 ngày cho 1 chi nhánh như hiện nay.

+ Ngoài việc kiểm tra về mặt hồ sơ cần kiểm tra cả tình hình thực tế của khách hàng. Bằng cách đến thăm cơ sở kinh doanh để kiểm tra tình hình thực tế.

+ Cần ban hành mức độ xếp hạng vi phạm đối với ĐVKD (ví dụ: Vi phạm ở mức độ A, B, C,…) trong quá trình kiểm tra và có quy định mức xử lý vi phạm đối với từng mức độ vi phạm cụ thể.

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 80 - 81)