Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành liên quan

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 82 - 84)

Hoạt động cho vay của ngân hàng liên quan và phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước và chiến lược, chính sách kinh tế của Nhà nước. Chính vì lẽ đó, một trong những giải pháp quan trọng, giúp các TCTD nói chung và NHTMCP Quốc Tế nói riêng đạt được mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả và đạt chuẩn mực quốc tế là các giải pháp của Chính phủ.

Một số kiến nghị nhằm cải thiện và nâng cao môi trường kinh tế, pháp luật cho các thành phần kinh tế hoạt động và phát triển, nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập:

Quốc hội cần xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán có sự định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định

72

Trước hết Quốc hội cần có những chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo một môi trường kinh tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó có ngân hàng và các TCTD khác. Quốc hội cần xây dựng được định hướng phát triển một cách đồng bộ, tránh tình trạng thường xuyên thay đổi. Chính phủ nên có những bược đệm hoặc có những giải pháp thiết thự nhằm tháo gỡ những khó khăn khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Bên cạnh đó, chính phủ cần có những biện pháp nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước, điều chỉnh và tăng cường hiệu lực pháp lực của chính sách thuế, chính sách bảo trợ sản xuất trong nước, chính sách ngăn chăn hàng nhập lậu.

Chính phủ cần có những biện pháp hoàn thiện môi trường pháp lý

Điều kiện về một môi trường pháp lý thuận lợi là rất quan trọng đối với hoạt động của các NHTM. Trong việc hoàn thiện môi trường pháp lý, cần đặc biệt chú ý tới việc hoàn thiện các văn bản pháp luật về tài sản thế chấp, các văn bản này còn nhiều bất cập. Chính phủ tạo sự dễ dàng hơn trong việc thanh lý tài sản thế chấp của các doanh nghiệp, tư nhân có nợ quá hạn không trả được.

Chấn chỉnh các hoạt động của hệ thống doanh nghiệp

Trước hết, cần nhanh chóng chấn chỉnh việc cấp phép hoạt động và kinh doanh đối với các doanh nghiệp mới, đặc biệt là các công ty TNHH, doanh nghiệp được cấp phép phải đảm bảo được điều kiện về vốn, cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh, cán bộ điều hành có đủ năng lực phẩm chất và có phương án kinh doanh khả thi. Đồng thời không được phép buông lỏng việc kiểm tra, giám sát sau khi doanh nghiệp được cấp giấy phép thành lập. Ngoài ra cần soạn thảo, ban hành luật kế toán thống kê, kiểm toán phù hợp với nền kinh tế đa dạng nhiều thành phần. Cùng với việc hoàn thiện pháp lệnh này cần nghiêm minh xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp lệnh trên để tránh tái phạm.

Đơn giản và đồng bộ hóa quy trình xử lý nợ tồn động và tài sản đảm bảo

Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành hữu quan trong việc xử lý nợ tồn đọng. Về phía Chính phủ cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc có các cuộc hội thảo nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng đặc biệt là các đơn vị: Tòa án nhân dân tối cao, viện kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ công an, thanh tra nhà nước, Bộ tài chính, Bộ tư pháp để các ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Cải thiện môi trường đầu tư :Cải thiện môi trường thu hút vốn đầu tư, bao gồm

cả đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế và khu vực ngân hàng. Xem xét biểu thuế phù hợp đối với các NHTM trên cơ sở so sánh với các loại hình kinh doanh khác.

73

Xây dựng công ty định mức tín nhiệm (CRA)

Công ty CRA giúp phân tích đánh giá các ngành kinh tế, phân tích tiền tệ, phân tích các chương trình đầu tư của Chính phủ trong hoạch định phát triển các ngành. Tuy nhiên CRA ở Việt Nam mới ở giai đoạn sơ khai. Cần đầu tư hơn nữa cả về tiền bạc, nhân lực, công nghệ để CRA có những phân tích mang tính chính xác cao, giúp cung cấp thông tin đa dạng và tin cậy cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)