Mặt hàng lương thực luôn nhạy cảm với sự biến động của thị trường, bởi vậy
các nhân tố bên ngoài hầu như là ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty.
- Năm 2008, biến động giá cả: đồng USD giảm trong khi giá lương thực nội địa không ngừng tăng cao. Những hợp đồng cung ứng gạo xuất khẩu đã ký kết từ trước gặp bất lợi (giá thu mua cao mà giá bán ra theo USD lại bị tổn thất phần thu
nhập do USD bị mất giá).
- Nền nông nghiệp manh mối, chưa sản xuất lớn. Công ty mua gạo, ngô, sắn, … từ người dân hay hộ kinh doanh nhỏ lẻ đóng thuế theo phương thức khoán. Đầu vào không được khấu trừ trong khi đầu ra chịu thuế suất 5% làm giảm sức cạnh
tranh của hàng hóa Công ty so với các doanh nghiệp làm ăn theo hình thức khoán.
- Những năm gần đây, cùng với việc đổi mới đất nước, xây dựng và hoàn thiện thị trường chứng khoán. Các công ty thuộc sở hữu nhà Nước phải tiến hành cổ
phần hóa và cắt giảm lao động dôi dư làm ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát lao động và quản lý công ty của các cán bộ cấp lãnh đạo. Thiết nghĩ: việc đòi hỏi về
trình độ quản lý phải nâng cao là tốt nhưng những quyết định của chính phủ cứ vài
năm lại thay đổi một lần khiến người ta chưa kịp thích nghi với môi trường cũ đã bị đẩy đến môi trường mới cũng là điều gây khó khăn cho Công ty.
Tóm lại, Các cấp lãnh đạo của Công ty phải điều hành làm sao cho Công ty thích ứng với các tác nhân trên, phát huy nội lực, nâng cao tay nghề người lao động đưa Công ty phát triển ngày một vững mạnh.