Một số giải pháp cho các vấn đề môi trường

Một phần của tài liệu báo cáo chuyên đề đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL từ đó đưa ra giải pháp khắc phục (Trang 74 - 75)

4 Giải pháp cho những vấn đề của ngành nuôi trồng thủy sả nở ĐBSCL

4.3 Một số giải pháp cho các vấn đề môi trường

Ðể bảo đảm phát triển lợi thế ngành nuôi trồng thủy sản ở ÐBSCL, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng môi trường, cần thực hiện các giải pháp cơ bản sau đây:

- Nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch môi trường trên cơ sở phân vùng sinh thái nhạy cảm với các vùng tiềm năng trong phát triển các mô hình canh tác thủy sản nước mặn, nước ngọt và nước lợ... theo các cấp độ từ thấp tới cao như nuôi trồng thủy sản tự nhiên, mật độ thấp, mô hình hợp sinh thái... cho đến nuôi thâm canh, nuôi công nghiệp để bảo đảm cho phát triển lâu dài và bền vững nuôi trồng thủy sản ở ÐBSCL.

- Quy hoạch thủy sản phải gắn liền với quy hoạch môi trường trong các hệ canh tác của các loại mô hình nuôi trồng thủy sản. Ðối với mô hình nuôi trồng thủy sản thâm canh và công nghiệp, cần tập trung giải quyết vấn đề xử lý nước cấp, quản lý chất lượng nước và xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản và quản lý dịch hại tổng hợp trong các mô hình canh tác.

- Trong thực tiễn sản xuất, một số công ty có tiềm lực về vốn đầu tư, kỹ thuật công nghiệp nuôi trồng thủy sản, đã xác lập được các mô hình nuôi thủy sản công nghiệp, nhưng vẫn xử lý được các vấn đề chất thải phát sinh, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. Trong nuôi trồng thâm canh, nuôi công nghiệp, vấn đề bảo vệ môi trường cần tập trung xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản, bằng các giải pháp như: Dùng các chế phẩm sinh học để xử lý triệt để các thành phần độc hại ô nhiễm có trong nước thải, chất thải thành các chất an toàn sinh thái. Các chế phẩm sinh học này là các vi khuẩn yếm khí, hiếu khí, các xạ khuẩn, nấm men... để xử lý lượng thức ăn dư thừa, các thất thải trong ao nuôi, các nguồn bùn cặn đáy ao nuôi... - Bảo vệ môi trường trong phát triển nuôi trồng thủy sản ở khu vực ÐBSCL là vấn

đề cực kỳ quan trọng, cần được giải quyết từ vấn đề quy hoạch sản xuất canh tác, phương thức canh tác gắn liền với tổ chức sản xuất canh tác nuôi trồng thủy sản và thị trường tiêu thụ, sản xuất nuôi trồng gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ môi trường và quan trọng là nâng cao vai trò quản lý của nhà nước về bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản và vai trò của cộng đồng đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản ở khu vực ÐBSCL gắn liền với quy hoạch bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản và các hệ sinh thái, thực hiện tốt quy hoạch thủy lợi cho phát triển thủy

sản, tăng cường tính khả thi của nhiệm vụ quan trắc và dự báo chất lượng môi trường và dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; đồng thời nghiên cứu và phổ biến các công nghệ xử lý môi trường thích hợp hiệu quả để giải quyết các vấn đề chất thải đồng thời ban hành quy chế bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở ÐBSCL.

- Tuyên truyền giáo dục việc chấp hành pháp luật. Đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định và Chỉ thị của Chính phủ để điều chỉnh từng vấn đề cụ thể của nhiệm vụ BVMT thủy sản được ban hành như: Nghị định 195– HĐBT ngày 2/6/1990 về thi hành Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản; Nghị định 89/2001/NĐ – CP ngày 16/11/2001 điều chỉnh về giống vật nuôi thuỷ sản, về thức ăn nuôi thuỷ sản, về điều kiện kinh doanh các ngành nghề thuỷ sản trong đó có nôi dung về BVMT thuỷ sản; Chỉ thị 07/2002/CT – TTG ngày 25/2/2002 về tăng cường quản lý việc sử dụng thuốc kháng sinh, hoá chất trong sản xuất kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, trong đó có động vật thuỷ sản,… Tuy nhiên, việc thi hành cũng như tuân thủ theo các quy định của pháp luật không được đảm bảo tính chặt chẽ và nghiêm chỉnh. Các tác động xấu đến môi trường hiện nay một phần cũng xuất phát từ sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan co thẩm quyền, lách luật hay không nắm rõ các quy định pháp luật trong vấn đề BVMT trong nuôi trồng thủy sản. Chính vì vậy, bên cạnh việc ban hành các quy định pháp luật, cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục việc chấp hành pháp luật đến chủ nuôi, cơ sở sản xuất, chế biến,…

Một phần của tài liệu báo cáo chuyên đề đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL từ đó đưa ra giải pháp khắc phục (Trang 74 - 75)

w