Tình hình sản xuất và cung ứng giống đặc sản

Một phần của tài liệu báo cáo chuyên đề đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL từ đó đưa ra giải pháp khắc phục (Trang 31 - 32)

1 Tổng quan ngành nuôi trồng thủy sả nở vùng ĐBSCL Giới thiệu chung

1.2.1.4 Tình hình sản xuất và cung ứng giống đặc sản

Hiện nay, bên cạnh các đốit ượng chủ lực nêu trên, hoạt động sản xuất một số đối tượg nkhác cũng phát triển khá mạnh.

Tôm càng xanh

Tôm càng xanh cũng là một trong những đối tượng nuôi chủ lực ở ĐBSCL. Theo thống kê của tổ chức FAO, sản lượng khai thác tôm càng xanh tự nhiên của nước ta khoảng 500 tấn/năm. Năm 2001, các trại sản xuất giống tôm càng xanh trong cả nước mới đạt sản lượng 50,57 triệu con, trung bình chỉ đạt 12% công suất thiết kế. Năm 2002, sản lượng đạt 114 triệu con. Năm 2003, với số lượng 70 trại giống, sản lượng con giống đạt khoảng 92 triệu con, tuy có tăng hơn năm 2001 và 2002 nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu giống của vùng.

Hiệ nay theo thống kê, ở ĐBSCL có 8 tỉnh đã sản xuất được giống tôm càng xanh, trong đó các tỉnh sản xuất nhiều là Cần Thơ (44 trại), Bến Tre (14 trại), Hậu Giang (7 trại). Theo các số liệu điều tra ban đầu, tổng số giống đưa vào ương và kinh doanh năm 2007 đạt 800 triệu con, đưa vào nhà nuôi đạt 780 triệu con.

Cá rô phi GIFT:

Cá rô phi được sinh sản nhân tạo thành công ở Viện nghiên cứu NTTS II, Khoa thủy sản Đại học Cần Thơ và Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh đã chuyển giao cho một số địa phương trong vùng ĐBSCL. Hiện nay, cá rô phi đơn tính dòng gift đang được sản xuất giống ở các tỉnh như Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cà Mau. Hiện chưa có số liệu chính xác về lượng con giống cá rô phi sản xuất ở ĐBSCL nhưng thực tế cá rô phi sản xuất không chỉ cung cấp phục vụ NTTS trong vùng mà còn xuất bán đi các tỉnh phía Bắc.

Một số thủy đặc sản khác:

Một số đối tượng thủy đặc sản khác như cá Điêu Hồng, Bống Tượng, Rô đồng, Thát Lát, Sặc Rằn, Lăng Vàng, Mè vinh,.. cũng được sản xuất ở ĐBSCL, mặc dù quy mô không lớn và rải rác nhưng cũng góp phần tạo nên bức tranh đa dạng về các sản phẩm giống thủy sản, người dân có nhiều lựa chọn hơn để quyết định đầu tư sản xuất.

Một phần của tài liệu báo cáo chuyên đề đánh giá tiềm năng phát triển ngành nuôi trồng thủy sản khu vực ĐBSCL và các tác động của ngành nuôi trồng thủy sản tới môi trường tự nhiên ở ĐBSCL từ đó đưa ra giải pháp khắc phục (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w