1 Tổng quan ngành nuôi trồng thủy sả nở vùng ĐBSCL Giới thiệu chung
2.1.3 Hệ thống sông – kên h rạch
Chế độ thủy văn của Đồng bằng sông Cửu Long chịu sự chi phối hoàn toàn của Sông Mekong. Sông Mekong bắt nguồn từ Trung Quốc, đi qua 5 nước trước khi chảy vào Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông. Từ Phnom Penh (Cam-pu-chia), nó chia thành 2 nhánh: bên phải là sông Bassac (sang Việt Nam gọi là Hậu Giang hay sông Hậu) và bên trái là Mê Kông (sang Việt Nam gọi là Tiền Giang hay sông Tiền), cả hai đều chảy vào khu vực đồng bằng châu thổ rộng lớn ở Nam Bộ Việt Nam, dài chừng 220-250 km mỗi sông. Phần lưu vực sông Mekong chảy ngang qua Việt Nam được gọi là sông Lớn, sông Cái, hay sông Cửu Long.
Hệ thống Sông Cửu Long gồm nhiều con sông lớn nhỏ, gồm các con sông như: Sông Hậu; Sông Tiền (Sông Mỹ Tho, Sông Hàm Luông, Sông Cổ Chiên, Sông Ba Lai)
Bên cạnh hệ thống sông Cửu Long, ĐBSCL còn có một số hệ thống sông-kênh lớn khác như sau:Sông Vàm Cỏ; Sông Sở Thượng và Sở Hạ; Sông Giang Thành, Sông Châu Đốc, Sông Cái Lớn và Cái Bé; Hệ thống kênh đào (ở vùng ĐBSCL rất dày đặc, mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy. Hiện nay, hệ thống này đã bao gồm kênh trục, kênh cấp I, kênh cấp II, và kênh nội đồng. Hệ thống kênh đào nối sông Vàm Cỏ với sông Tiền; nối sông Tiền với sông Hậu; nối sông Hậu với Vịnh Thái Lan, với sông Cái Lớn và một số sông khác; nối thông các vùng nằm sâu trong nội địa ra sông chính.) ĐBSCL có hệ thống sông – kênh – rạch chằng chịt nhất cả nước, điều này tạo thuận lợi lớn cho việc phát triển sản xuất Thủy sản nói riêng: giao thông thủy phát triển, hệ thống thủy lợi tương đối tốt tạo nguồn cấp và thoát nước đến sâu vào nội đồng, lượng nước ngọt dồi dào, việc vận chuyển nguồn nguyên liệu – sản phẩm thủy sản dễ dàng.
ĐBSCL có hệ thống sông Mekong với 9 nhánh sông lớn và nhiều kênh mương lớn nhỏ đổ ra biển. Đây là nguồn cung cấp phù sa, dinh dưỡng và thức ăn dồi dào cho vùng biển nuôi nhuyễn thể.
Hệ thống kênh – rạch phức tạp khiến việc điều tiết nước có phần khó khăn, là một trong những nguyên nhân chính cho việc nước mặn đi sâu vào nội đồng, gây trình trạng nghiêm trọng kéo dài vùng bị nhiễm mặn,có thể là khó khăn cho vùng sản xuất ngọt.
Vào mùa lũ, dòng Mekong mang ra biển một lượng lớn nước ngọt và phù sa. Việc này gây giảm độ mặn cũng như vùi lấp các bãi nuôi gần các cửa sông, gây chết các đối tượng nuôi.