2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tập đoàn HDB Việt Nam tiền thân là công ty cổ phần tư vấn và thiết kế kiến trúc, phát triển trên nền tảng hoạt động kinh doanh từ năm 2003. Cùng với xu thế phát triển và hội nhập, Tập đoàn HDB Việt Nam được thành lập với mục tiêu là mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh, áp dụng mô hình quản lý năng động đồng thời khai thác tối đa các nguồn tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hiện nay, Tập đoàn HDB Việt Nam hoạt động kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực như: Đầu tư, kinh doanh bất động sản; Đầu tư xây dựng chợ đầu mối, trung tâm thương mại; Quản lý khai thác chợ đầu mối, trung tâm thương mại; Tư vấn thiết kế, thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi; Sản xuất kinh doanh khác;
2.1.1.2. Giới thiệu khái quát về Tập đoàn HDB Việt Nam
- Tên tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HDB VIỆT NAM (tên rút gọn: TẬP ĐOÀN HDB VIỆT NAM).
- Tên tiếng Anh: HDB VIET NAM GROUP CORPORATION - Tên viết tắt: HDB GROUP CORP
- Trụ sở chính: Số 101 đường Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội
- Điện thoại: (84-4) 3972 5971/ (84-4) 3972 5972 Fax: (84-4) 3972 4091 - Email: info@hdbgroup.com.vn Website: www.hdbgroup.com.vn - Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0101410852 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội
cấp lần đầu ngày 15/10/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 23/05/2011.
Tập đoàn HDB Việt Nam hiện tại có các đơn vị và Công ty Con thành viên: Công ty Cổ phần AAC Việt Nam (hoạt động đầu tư, thi công xây dựng); Công ty Cổ phần Kiến trúc điểm nhà đô thị - Landmark (hoạt động đầu tư, xây dựng, tư vấn kiến trúc,
quy hoạch); Công ty Cổ phần khảo sát HDB Việt Nam (hoạt động tư vấn khảo sát, đo đạc); Công ty xây dựng HDB Việt Nam (hoạt động trong lĩnh vực xây dựng);
Công ty thương mại, thể thao, du lịch; Ban Quản lý các dự án; Chi nhánh Tập đoàn tại Bắc Ninh; Chi nhánh Tập đoàn tại Bắc Giang; Văn phòng Đại diện tại Trung Quốc; Ngoài ra còn có Sàn giao dịch Bất động sản HDB Việt Nam;
- Vốn điều lệ của Tập đoàn HDB Viêt Nam là 300.000.000.000 Việt Nam Đồng (Ba trăm tỷ đồng)
- Tổng vốn điều lệ các công ty thành viên : 300.000.000.000 Việt Nam Đồng (Ba trăm tỷ đồng)
Ngành nghề kinh doanh của Tập đoàn HDB Việt Nam được sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp phép bao gồm các ngành nghề sau:
- Kinh doanh bất động sản;
- Tư vấn đầu tư; Tư vấn thiết kế xây dựng bao gồm: Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp; Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp; Thiết kế cơ điện và thiết bị điện công trình dân dụng, công nghiệp; Thiết kế công trình cấp thoát nước; Thiết kế san nền, đường bộ và hệ thống thoát nước khu đô thị; Quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình; Tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp, thiết bị; Giám sát chất lượng xây dựng; Lập dự án đầu tư ; Khảo sát trắc địa công trình, khảo sát địa chất công trình, địa chất thủy văn; Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Thẩm tra dự án: thẩm tra hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán
- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng
- Thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, nông lâm nghiệp, giao thông, thủy lợi, văn hóa, hạ tầng kỹ thuật, hàng không, cầu, cầu tàu, bến cảng, chông mối mọt công trình, nội ngoại thất, các khu bảo tồn tự nhiên, văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái và khu vui chơi giải trí; Thi công xây lắp đường dây và trạm biến thế điện 35KV; Thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy chữa cháy; San lấp mặt bằng, nạo vét, hút bùn;
- Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng; Dịch vụ quảng cáo hội chợ triển lãm; Khai thác, chế biến, mua bán gỗ nông lâm sản và các sản phẩm từ gỗ, trồng rừng; Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh; Cung ứng, lắp đặt, sửa chữa thiết bị điện, kết cấu thép tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn
- Kinh doanh dịch vụ siêu thị, nhà hàng, khách sạn (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, quán bar, vũ trường); Khai thác chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản nhà nước cấm);
- Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô và giao nhận hàng hóa; Dịch vụ vận chuyển hành khách bằng xe ô tô theo hợp đồng và theo tuyến cố định; Dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn HDB Việt Nam
Tập đoàn HDB Việt Nam được tổ chức hoạt động và điều hành theo mô hình công ty mẹ, công ty con với Tập đoàn HDB Việt Nam là công ty mẹ. Mỗi công ty con trực thuộc tập đoàn có một chức năng riêng tập trung vào từng mảng công việc, trong đó Tập đoàn HDB Việt Nam và Công ty Cổ phần AAC Việt Nam là các công ty có chức năng chuyên về hoạt động đầu tư. Công ty Cổ phần Kiến trúc điểm nhấn đô thị hoạt động đầu tư và tư vấn thiết kế, kiến trúc, quy hoạch. Công ty xây dựng HDB Việt Nam là công ty chuyên về hoạt động thi công xây lắp (chủ yếu phục vụ thi công xây dựng các công trình của Tập đoàn HDB Việt Nam đầu tư và một số công trình bên ngoài); Công ty Cổ phần khảo sát HDB Việt Nam chủ yếu thực hiện các chức năng khảo sát, đo đạc các dự án mà Tập đoàn làm chủ đầu tư.
Bên cạnh các công ty thành viên, Tập đoàn HDB Việt Nam hiện tại có các chi nhánh tại Bắc Ninh, Bắc Giang là các địa điểm Tập đoàn đang có dự án đầu tư.
Trong thời gian tới Tập đoàn sẽ mở thêm các chi nhánh tại Hải Dương, Vĩnh Phúc.
Ngoài các chi nhánh đang hoạt động, Tập đoàn còn có Văn phòng đại diện tại Trung Quốc làm nhiệm vụ xúc tiến đầu tư và thương mại quốc tế. Tập đoàn HDB Việt Nam được tổ chức hoạt động và điều hành theo mô hình công ty cổ phần tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tập đoàn HDB Việt Nam như sau:
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Tập đoàn HDB Việt Nam 2.1.2.1. Ban giam đốc
Ban giám đốc hay còn gọi là Ban điều hành Công ty, gồm có Tổng giám đốc Công ty là người đại diện trước pháp luật của Công ty, điều hành toàn diện mọi hoạt động của Công ty theo chế độ thủ trưởng. Có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy tổ
HÔI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHòNG Kế HOạCH -
§ÇU T¦
Phòng marketing
Ph òn
Phòng QLDA
Công ty Cổ PHầN AAC VIệT
NAM
Công ty Cổ PHầN
KIếN TRóC
ĐIểM NHÊn §¤
THị
Công ty kHảO SáT hdb vIệT nAM
PHềNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN PHềNG
HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
TRợ Lý
Chi nhánh
bắc ninh,
BắC GIANG,
HảI D¦¥NG
C¤NG TY TH¦¥NG MạI, THể THAO, DU LịCH C¤NG TY
X¢Y DùNG HDB VIệT
NAM
BAN quản lý các
dự án
chức của Tập đoàn và của các công ty thành viên, chi nhánh theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Giám sát kiểm tra, hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thành viên thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động, theo quy định của Bộ luật lao động, tạo điệu kiện cho người lao động tham gia quản lý, giám sát đơn vị nhằm mang lại hiệu quả chung.
Giúp việc cho Tổng giám đốc Công ty có 3 phó tổng giám đốc phụ trách các mảng hoạt động khác nhau của công ty, trực tiếp quản lý các công tác hoạt động, khối phòng ban và các đơn vị thành viên. Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Tổng giám đốc về trách nhiệm được giao.
2.1.2.2. Trợ lý
Giúp việc cho ban điều hành các công tác nội chính, đối ngoại, thư ký phiên họp, thực hiện chức năng kiểm tra giám sát và đôn đốc việc thực hiện các công tác được Ban điều hành giao và thực hiện nhiệm vụ chức năng của các bộ phận, phòng ban và đơn vị thành viên.
Tổng hợp các nội dung, báo cáo trình tổng giám đốc xem xét.
2.1.2.3. Phòng Hành chính nhân sự
Giúp Tổng giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy hành chính của Tập đoàn.
Quản lý tài sản và nhân sự đồng thời phối hợp với các phòng ban chức năng để quản lý và điều hành hoạt động của công ty theo đúng định hướng và kế hoạch chung. Phòng Hành chính nhân sự có nhiệm vụ phụ trách các vấn đề về chính sách, chế độ, tiền lương đối với người lao động đảm bảo thực hiện đúng luật lao động và các quy định khác của pháp luật đối với người lao động.
Ngoài ra, phòng hành chính nhân sự còn có nhiệm vụ tổ chức đào tạo nhân sự, tổ chức những khóa học chuyên đề, chuyên môn thường xuyên cho bộ máy cán bộ chủ chốt của Tập đoàn nhằm nâng cao nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý và chuyên môn. Tìm kiếm và thu hút nhân sự có năng lực nhằm phát triển bộ máy lãnh đạo, bộ khung lãnh đạo của Tập đoàn ngày cành vững mạnh.
2.1.2.4. Phòng Kế hoạch Đầu tư
Phòng kế hoạch Đầu tư có nhiệm vụ phụ trách toàn bộ hoạt động đầu tư của Tập đoàn HDB Việt Nam. Ngoài các nhiệm vụ được Ban điều hành trực tiếp chỉ đạo thực hiện thì chức năng nhiệm vụ cụ thể của phòng Kế hoạch đầu tư gồm có:
- Chức năng tìm kiếm, nghiên cứu, khảo sát các cơ hội đầu tư: từ khảo sát địa điểm, sơ bộ khảo sát thị trường, đánh giá kỳ vọng của thị trường mục tiêu, nghiên cứu các chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư thực hiện dự án, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và hạn chế của cơ hội đầu tư tìm được.
- Đưa ra phương án đầu tư (quy mô đầu tư, hình thức đầu tư, cách thức đầu tư) từ đó tính toán sơ bộ hiệu quả của đầu tư của dự án và báo cáo Ban điều hành xem xét quyết định đầu tư.
- Thực hiện các thủ tục đầu tư sau khi ban điều hành công ty quyết định đầu tư: các thủ tục về việc chấp thuận chủ trương nghiên cứu khảo sát, lập dự án đầu tư, thẩm định và được các cơ quan chức năng chấp thuận cho phép đầu tư.
- Phòng kế hoạch đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoàn thiện các công tác liên quan đến đất đai, đền bù GPMB dự án và xin phép xây dựng.
- Tham gia đánh giá, giám sát quá trình thực hiện đầu tư cũng như kinh doanh của dự án đến khi kết thúc dự án.
- Phụ trách, nắm bắt trực tiếp các công tác đối ngoại với các cơ quan tổ chức, cá nhân, đối tác liên danh liên kết tham gia vào quá trình đầu tư.
2.1.2.5. Phòng sell-Marketing
Phòng Sell-Marketing có chức năng, nhiệm vụ Thực hiện các công tác liên quan đến hình ảnh và thương hiệu của Tập đoàn HDB Việt Nam và các công ty thành viên. Chức năng khảo sát, nghiên cứu thị trường (khảo sát sau khi phòng kế hoạch đầu tư tìm kiếm được địa điểm và cơ hội đầu tư). Đưa ra phương án kinh doanh, khai thác của dự án trong tương lai nhằm mục đích thẩm định lại phương án đầu tư và hiệu quả của phòng kế hoạch đầu tư giúp ban điều hành quyết định đầu tư.
Ngoài ra một nhiệm vụ rất quan trọng của bộ phận này đó là trực tiếp quản lý sàn giao dịch Bất động sản HDB Việt Nam, quản lý và thực hiện các công tác bán hàng và quản lý khách hành giai đoạn khai thác dự án.
2.1.2.6. Phòng tư vấn & thiết kế
Có trách nhiệm phụ trách toàn bộ các công tác tư vấn, thiết kế và phương án quy hoạch, kiến trúc của dự án đầu tư. Các chức năng cụ thể gồm có:
- Lên phương án thiết kế sơ bộ (phương án quy hoạch, kiến trúc, phối cảnh công trình...);
- Lập quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/500 các dự án;
- Thiết kế cơ sở và Thiết kế bản vẽ thi công;
- Chức năng giám sát tác giả;
2.1.2.7. Phòng QLDA
Phòng QLDA có chức năng và nhiệm vụ chính đó là:
- Phụ trách các Ban quản lý dự án;
- Phụ trách các công tác đầu thầu, chọn thầu, thương thao hợp đồng và tham mưu ký kết hợp đồng;
- Quản lý các vấn đề về thi công xây dựng, tiến độ, chất lượng công trình;
- Thanh quyết toán công trình, giám sát bảo hành bảo trì công trình giai đoạn khai thác sử dụng.
2.1.2.8. Phòng tài chính kế toán
Phòng Tài chính kế toán có nhiệm vụ giúp Tổng giám đốc tổ chức hạch toán kinh doanh các hoạt động của công ty, cụ thể là nắm giữ sổ sách, ghi lại các nghiệp cụ chi tiêu của Công ty và thực hiện cân đối cuối kỳ, lập bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh.
Có chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty tổ chức, triển khai thực hiện toàn bộ các công tác tài chính kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở toàn Công ty. Kiểm soát mọi hoạt động kinh tế và tài chính của công ty theo Pháp luật. Đảm nhận vai trò và nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo công tác tài chính phục vụ sản xuất và kinh doanh mang lại hiệu quả cao.
Với công tác tài chính phòng tham mưu cho lãnh đạo Công ty quyền quản lý, sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên... do nhà nước giao. Thông qua số liệu báo cáo và sổ sách kế toán của đơn vị trực thuộc, đề xuất với Tổng giám đốc các biện pháp và quá
trình thực hiện. Phòng cũng là nơi giúp cho lãnh đạo công ty nắm chắc và làm việc với các cơ quan tài chính của nhà nước.
Đề xuất hoặc tham gia điều chỉnh các nguồn lực cung cấp cho các đơn vị phụ thuộc, tham mưu việc thực hiện quyền đầu tư, liên doanh liên kết, góp cổ phần, mua cổ phần hay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
Thanh toán các chi phí, chứng từ cho các nhà thầu phụ, tổ chức tham gia vào hoạt động đầu tư của công ty.
2.1.2.9. Các đơn vị trực thuộc
Các đơn vị trực thuộc trên được Tổng giám đốc phân cấp quản lý. Quản lý các công ty thành viên là các Giám đốc, phó giám đốc; đại diện các chi nhánh là Giám đốc chi nhánh; Tùy từng trường hợp cụ thể mà Tổng giám đốc ủy quyền cho các giám đốc, giám đốc chi nhánh ký kết, nhưng phải có giấy ủy quyền kèm theo
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Tập đoàn HDB Việt Nam hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng trọng tâm chính của Công ty là hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản. Ngoài ra, các ngành nghề khác như thương mại, dịch vụ, thể thao, du lịch... có chức năng bổ trợ. Tập đoàn HDB Việt Nam không ngừng nghiên cứu và mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình nhằm tìm tòi, tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới, những bước phát triển mới trong nhiều lĩnh vực, phù hợp với xu thế phát triển chung của cả nước và thế giới.
2.1.4. Định hướng phát triển
2.1.4.1. Hoạt động quảng bá thương hiệu
Từ những bước đi đầu tiên với những thử thách ban đầu và những thành viên là đội ngũ kiến trúc sư nhiệt tình tâm huyết với nghề, Công ty đã nhanh chóng tạo dựng được một thương hiệu trong lĩnh vực hoạt động của mình.
Công ty dự trù sẽ đẩy mạnh việc phát triển thương hiệu và tham gia các hoạt động hội chợ, triển lãm.
Công ty cũng trích lập quỹ để tài trợ và tham gia vào các chương trình xã hội từ thiện do các tổ chức nhân đạo thực hiện
2.1.4.2. Vị thế của Công ty trong ngành
Thương hiệu HDB đã được giới trong ngành và các chủ đầu tư đánh giá cao. Bên cạnh thương hiệu “HDB - một công ty thiết kế uy tín và có chất lượng” là thương hiệu một HDB chuyên đầu tư, thi công xây dựng những công trình thương mại, khu đô thị với nhiều chức năng tiện ích, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, thương mại trên toàn địa bàn đầu tư. Những lợi thế cạnh tranh của HDB so với các doanh nghiệp trong ngành:
- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong việc đầu tư xây dựng khu đô thị.
- Tập hợp được đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư được đào tạo chuyên nghiệp có trình độ cao và tâm huyết với nghề.
- Công ty có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng.
- Phong cách thiết kế và xây dựng luôn hướng đến sự đảm bảo về chất lượng, về thẩm mỹ, sản phẩm là sự hòa hợp giữa con người và đường nét kiến trúc
- Luôn đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng của công việc 2.1.4.3. Định hướng phát triển của Tập đoàn HDB Việt Nam
Tập đoàn HDB Việt Nam sẽ không ngừng duy trì và phát triển các hoạt động truyền thống vốn là thế mạnh của mình như hoạt động quản lý kinh doanh khai thác thương mại, xây dựng khu đô thị, tư vấn đầu tư, tư vấn thiết kế, thiết kế, thi công xây dựng….
Bên cạnh đó, Tập đoàn HDB Việt Nam đưa ra chiến lược phát triển mạnh về đầu tư đặc biệt là đầu tư vào khu đô thị, thương mại, dự án chợ, hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại quốc tế. Tập đoàn hiện nay đang mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản như xây dựng nhà ở, cao ốc và văn phòng cho thuê…
2.1.5. Năng lực Tập đoàn HDB Việt Nam