Khách hàng tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho dự án

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư bất động sản ở tập đoàn hdb việt nam (Trang 28 - 29)

Trước đây, nền kinh tế hóa chưa phát triển, khối lượng sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của xã hội, thì mục tiêu trước mắt của xã hội là làm thế nào để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì vậy, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, khách hàng không được đặt đúng vị trí, chỉ là người bị động đón nhận hàng hóa và dịch vụ từ nhà cung ứng.

Trong lĩnh vực kinh doanh BĐS cũng vậy cũng phát triển theo từng thời kỳ và giai đoạn khác nhau. Thời kỳ lượng cung sản phẩm ra thị trường ít trong khi đó nhu cầu ngày càng cao làm cho hàng hóa BĐS trở nên khan hiếm và ít sự lựa chọn thay thế. Đến thời kỳ này, lượng cung BĐS ra thị trường ngày càng trở nên phong phú, đa dạng và chất lượng không ngừng được nâng cao. Lúc này khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn và hàng hóa đó xứng đáng với đồng tiền bỏ ra. Khách hàng đã được đặt vào đúng vị trí của mình, là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh. Theo quan điểm hiện nay, khách hàng là lý do tồn tại của doanh nghiệp, là người trả lương cho danh nghiệp và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bởi vậy, doanh nghiệp phải lấy khách hàng là mục tiêu cuối cùng để hướng tới, đáp ứng họ, thỏa mãn họ một cách tối đa nhất thì mới mong tồn tại và phát triển.

Khách hàng có thể là những cá nhân hay tổ chức bỏ tiền hoặc vốn ra mua sản phẩm BĐS, khách hàng là người tiêu dùng trực tiếp hay các trung gian phân phối (các sàn bất động sản, nhà phân phối, đại lý...).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư bất động sản ở tập đoàn hdb việt nam (Trang 28 - 29)