Tại Colombia

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 38)

Vào thập niên 1980, lãnh đạo giới tái chế rác thải, bao gồm những người nhặt rác trên đường phố và ở các bãi rác, người mua đồ đồng nát rong, đã cùng làm việc với một số tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nhà nước ở một số thành phố của Colombia để tổ

30 chức hoạt động của những người tái chế. Vào năm 1986, một nhóm gồm khoảng 200 người tái chế ở Manizales với sự giúp đỡ của các công ty đồ dùng của thành phố và một quỹ tư nhân đã cam kết hỗ trợ cho một số sáng kiến kinh tế về tổ chức hoạt động của các cộng đồng này, và đã thành lập hợp tác xã Porsperar. Một số hợp tác xã tương tự cũng đã được thành lập ở các thành phố lớn và vừa trên cả nước, như vậy đến năm 1990 cả nước đã có khoảng 50 hợp tác xã kiểu này. Hiệp hội quốc gia những người tái chế (ANR) đã được thành lập năm 1991. Hiện nay ở Colombia có khoảng 94 hợp tác xã, trong số đó có 88 hợp tác xã trực thuộc ANR. Theo ước tính, số thành viên của các hợp tác xã và hiệp hội kiểu này chiếm khoảng 10% tổng số người làm nghề tái chế rác thải trong cả nước. Rất nhiều hợp tác xã đã đa dạng hóa các hoạt động của họ, bao gồm:

- Hợp đồng dài hạn với các cơ quan nhà nước, các tổ chức tư nhân và các hiệp hội lân cận để thu gom và tái chế rác thải.

- Chuyển đổi các loại vật liệu có thể tái chế được thành các loại nguyên liệu thô có thể tái sử dụng mà thường bao gồm các hoạt động có khả năng mang lại giá trị gia tăng nhiều nhất trong chu trình tái chế rác thải.

- Thương mại hóa các loại vật liệu thu gom được, thông qua các hợp tác xã tiếp thị. Các hợp tác xã cũng sẽ đóng các loại thuế và phí đảm bảo an ninh xã hội, cung cấp đồng phục, tổ chức các hoạt động xã hội, các khóa tập huấn về thay đổi hành vi của công nhân thu gom và thay đổi điều kiện làm việc của họ…

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc thành lập và thể chế hóa các hợp tác xã tái chế ở Colombia, song vẫn còn lâu mới thực hiện được tiến trình chính thức hóa toàn bộ các hoạt động tái chế không chính thống ở trong nước. Thị trường tái chế vẫn tiếp tục bị kiểm soát bởi những người trung gian và người mua phế liệu. Hơn nữa, khoảng gần 90% người tái chế không thuộc bất kỳ một hợp tác xã nào và do đó họ có khả năng cạnh tranh rất thấp trong thị trường này. Thu nhập của những người làm nghề tái chế vẫn tiếp tục giữ mức thấp với mức lương trung bình thấp hơn mức lương tối thiểu.

1.2.2.2. Tại Đan Mạch

Năm 1999, Đan Mạch tái chế được 29% chất thải từ các hộ gia đình và đã thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn. Các chính sách đối với CTR của Đan Mạch được áp dụng đối với các loại chất thải (bao gồm cả chất thải công nghiệp) trên các vùng lãnh thổ

31 của Đan Mạch. Đan Mạch đã chuẩn bị các chiến lược ngắn hạn (4 năm) và chiến lược dài hạn (12 năm) về việc QLCTR. Chiến lược quản lý chất thải: quy định việc phân loại chất thải ngay tại các hộ gia đình đối với giấy, thủy tinh và CTNH. Việc PLCTRTN là bắt buộc.

1.2.2.3. Tại Philippin

Philippin đã có sáng kiến về chính sách: Đạo luật QLCTR theo hướng thân thiện với sinh thái của Philippin năm 2000.

Điểm nổi bật của luật này là việc thành lập một cơ quan chức năng liên ngành về QLCTR ở cấp quốc gia, lập kế hoạch dài hạn về QLCTR, quy định về chế độ báo cáo định kỳ về QLCTR, đặt ra các mục tiêu cụ thể về chuyển đổi rác thải, bắt buộc áp dụng phân loại rác thải tạo nguồn, hỗ trợ hoạt động tái chế, thị trường phân compost và các khả năng ban hành tiêu chuẩn về đóng gói.

(1) Chế độ báo cáo định kỳ về quản lý chất thải

Báo cáo hiện trạng QLCTR cấp quốc gia mà bản chất là thực hiện kiểm kê, cập nhật định kỳ và công bố về hiện trạng các thiết bị liên quan được sử dụng để QLCTR, thành phần rác thải, dự đoán lượng rác thải trong tương lai và các thông tin liên quan khác.

(2) Lập kế hoạch

Luật này yêu cầu các tỉnh, thành phố, các khu tự trị phải xây dựng các kế hoạch QLCTR trong 10 năm gồm các hoạt động tái sử dụng, tái chế và sản xuất phân compost từ rác thải. Các kế hoạch này phải phù hợp với khung chương trình về QLCTR quốc gia, gồm cả kế hoạch quốc gia dài hạn và trung hạn.

(3) Thành lập các cơ quan chức năng

Luật này thành lập một Ủy ban QLCTR có vai trò giám sát việc thực hiện các kế hoạch QLCTR ở tỉnh, Tp và đưa ra các chính sách nhằm đạt được các mục tiêu của đạo luật. Đây là một Ủy ban liên ngành với các đại diện của Chính phủ, các ngành công nghiệp, các tổ chức phi chính phủ. Đạo luật này cho phép thành lập các Ban liên ngành QLCTR ở mỗi tỉnh và mỗi đơn vị chính quyền địa phương.

(4) Chuyển đổi rác thải

Đạo luật yêu cầu trong vòng 5 năm kể từ khi ban hành đạo luật này, tất cả các đơn vị chính quyền địa phương phải thực hiện tái sử dụng, tái chế, làm phân bón và các hoạt

32 động khôi phục tài nguyên khác ít nhất với 25% tổng lượng rác thải có nhu cầu đem đi phân hủy.

(5) Phân loại rác tại nguồn: Bắt buộc phân loại rác tại nguồn. (6) Thị trường cho các mặt hàng tái chế và phân bón

Đạo luật này yêu cầu kiểm kê các thị trường hiện có cho các mặt hàng tái chế và phân bón. Đạo luật này cũng quy định các thủ tục, tiêu chuẩn, cơ chế khuyến khích và các chiến lược nhằm phát triển các thị trường cho các mặt hàng tái chế và phân bón ở địa phương.

(7) Rác thải bao bì

Đạo luật này nghiêm cấm sử dụng các sản phẩm và bao bì gây tác động xấu tới MT, quy định về việc áp dụng bắt buộc các tiêu chuẩn về đóng gói và bao bì đối với các cơ sở sản xuất và thương mại.

1.2.3. Tình hình PLCTRTN ở Việt Nam

Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, biến động, phụ thuộc vào mức sống và phong cách tiêu dùng của nhân dân ở mỗi đô thị. Tính trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 45% - 60% tổng lượng chất thải rắn; tỷ lệ thành phần nylon, chất dẻo chiếm từ 6 - 16%, độ ẩm trung bình của rác thải từ 46% - 52%. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ÔNMT. Theo các chuyên gia MT, nếu thực hiện phân loại rác tại nguồn (chỉ có rác vô cơ mới phải đưa đi chôn lấp) thì sẽ giảm ít nhất 50% khối lượng và các vấn đề MT cũng giảm nhiều. Ở Hà Nội, chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn đã được triển khai tại phường Phan Chu Trinh từ năm 2002. Các hộ gia đình được hướng dẫn cách phân loại rác thành 2 túi, một loại có thể làm phân compost, loại còn lại được phát túi nilon 2 màu để phân loại rác tại nhà. Tuy nhiên hiệu quả của Dự án chưa cao, khi Dự án kết thúc thì quá trình phân loại rác cũng kết thúc.

33

1.2.3.1. Tại Hà Nội

(1) Phân loại rác thải tại các hộ gia đình

Theo một dự án của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ cho các hoạt động về 3R từ năm 2006 đến 2009 tại Hà Nội. Từ 15/07/2008, khoảng 90% các hộ dân ở phường Thành Công (Ba Đình, Hà Nội) đã được Dự án 3R phát hai hộp nhựa màu vàng và xanh lá cây để lựa riêng rác hữu cơ và vô cơ. Thay vì tập trung tất cả vào một chỗ, họ sẽ để riêng rác hữu cơ (gồm thức ăn thừa, hoa, bã trà, cà phê…) vào hộp màu xanh lá cây; loại này sẽ được tái chế thành phân bón. Rác vô cơ (như xương động vật, quần áo cũ, giấy ăn, túi nylon, xỉ than, sành sứ…) thì được để riêng để bán đồng nát hoặc giao cho nhân viên vệ sinh MT. Rác từ hộ gia đình sẽ được tập kết ra thùng nhựa lớn (cũng có màu xanh và vàng), được công ty MT mang đến đặt ở các khu dân cư từ 18 đến 20h30 mỗi ngày. Trước Thành Công, đã có hai địa điểm khác ở Hà Nội tham gia thí điểm phân loại rác tại nguồn, đó là phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng) và phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm). Sau 1 năm tham gia dự án 3R, tại hai nơi này cảnh quan đô thị sạch hơn, hiện tượng vứt rác bừa bãi giảm tối đa. Độ chính xác trong phân loại rác là 80-90%, được đánh giá là tốt. Dự án cũng sẽ được triển khai tại phường Láng Hạ (quận Đống Đa).

Cuối năm 2007, câu lạc bộ 3R đã được thành lập. Cho tới nay, 3R là câu lạc bộ hoạt động tốt nhất về MT tại đây. Những chương trình thiết thực về MT, hoạt động trực tiếp tới từng hộ dân cư đã mang lại những thành công không nhỏ trong việc bảo vệ MT sống. Ngay từ những ngày đầu thành lập, câu lạc bộ 3R đã thu hút được hơn 100 bạn sinh viên tham gia. Tới nay, câu lạc bộ đã có hơn 200 thành viên, và hoạt động hoàn toàn độc lập với dự án 3R Hà Nội. Cùng với những hoạt động đi tới nhà dân, tuyên truyền và phổ biến về kiến thức 3R, câu lạc bộ cũng đã bắt đầu tiến hành sản xuất túi ecobag (túi sinh thái) với nguyên liệu được tái chế từ banner băng-rôn quảng cáo. Túi sẽ được phát miễn phí cho người dân, học sinh và sinh viên sử dụng. Mô hình này đang được một số địa phương học tập và nhân rộng.

(2) Phân loại rác thải tại các khu vực công cộng, tuyến phố, vườn hoa

Đây là những khu vực đông người qua lại, vì vậy tại những nơi này dự kiến đặt các thùng chứa rác thải có hai ngăn, mục đích là để chứa rác và tăng cường ý nghĩa giáo dục

34 cho người dân về vấn đề phân loại và thu gom rác thải tại nguồn. Thùng được quy định như sau: Thùng màu xanh chứa chất thải hữu cơ, thùng màu vàng chứa chất thải khác.

Dự án bước đầu đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như đưa ra cách quản lý và xử lý rác thải dần cải thiện chất lượng MT.

1.2.3.2. Tại Tp Hồ Chí Minh

Đối với CTRCN và CTNH

Phân loại CTRCN và CTNH hiện nay chủ yếu là tách các loại phế phẩm mà có thể tái sinh, tái chế được để cung cấp cho các cơ sở tái sinh, tái chế nhằm tiết kiệm nguyên liệu tối đa cho sản xuất công nghiệp trên địa bàn Tp. HCM. Tham gia hoạt động này gồm các đối tượng sau:

Chủ nguồn thải: phân loại chất thải phát sinh tại đơn vị. Một số đơn vị tái sinh được phế liệu của mình như ngành nhựa, tái sinh nhớt, ngành giấy,… Còn những đơn vị không thể tái sinh tại chỗ được thì phân loại chủ yếu là để bán phế liệu nhằm thu lại một khoảng tiền tiết kiệm cho đơn vị;

Cơ sở thu mua ve chai: trên địa bàn Tp. HCM có rất nhiều cơ sở thu mua ve chai. Các cơ sở này hoạt động rất rầm rộ, tự phát, đôi khi không kiểm soát được. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến vệ sinh MTĐT trong Tp. Hoạt động của các cơ sở thu mua ve chai chủ yếu là phân loại một lần nữa các phế liệu, sau đó bán cho các đơn vị sản xuất, hoặc các đơn vị tái sinh, tái chế;

Đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy CTRCN và CTNH: hiện nay các đơn vị này hoạt động dưới sự cấp phép và giám sát của Sở TN-MT Tp. HCM. Các hoạt động của các đơn vị này có tính chuyên môn cao hơn, bảo đảm an toàn về mặt BVMT. Các đơn vị này thu gom tất cả các loại CTRCN và CTNH, sau đó phân loại: phần chất thải có thể tái sinh tái chế bán cho các đơn vị tái sinh tái chế; phần chất thải được xem là nguy hại hoặc có tính nguy hại thì được xử lý, tiêu hủy theo đúng kỹ thuật BVMT; phần chất thải không nguy hại, dễ phân hủy thì chôn lấp tại các BCL hợp vệ sinh.

Đối với CTRSH

Tháng 2-2006, Tp.HCM bắt đầu thực hiện thí điểm chương trình PLCTRTN ở một số phường trên địa bàn quận 6. Đến nay chương trình đã bỏ ra kinh phí hơn 7 tỉ đồng nhưng kết quả thu được chưa cao.

35 Lý do khiến chương trình không đạt kết quả như mong muốn đó là sự thiếu liên kết, không đồng bộ của chương trình:

• Sau khi được tập huấn, hướng dẫn người dân đã rất hào hứng để phân loại, nhưng khi phân loại xong thì lực lượng thu gom, vận chuyển lại dồn tất cả vào chung với nhau.

• Tại thời điểm thực hiện phân loại thì các bãi rác Đa Phước và Phước Hiệp chưa có nhà máy tái chế, do đó rác được phân loại mà không được tái chế nên người dân nản chí.

• Chưa có sự đầu tư hợp lý và liên tục (các xe đẩy tay để lấy rác trong các hẻm nhỏ không được đầu tư thành 2 ngăn để 2 loại rác hữu cơ và vô cơ, mà chỉ có 1 thùng nên người thu gom phải để chung với nhau). Ngoài ra, việc thực hiện dự án cần phải được đầu tư liên tục, còn ở đây lại bị ngắt khúc.

• Các quy định của pháp luật không nói rõ chính quyền địa phương, Sở TN-MT, Sở Xây dựng phải lập dự án cho chương trình nên Tp phải mất hàng năm trời để xử lý vấn đề này.

Để tiếp tục chương trình, tháng 5-2010, UBND Tp đã chỉ đạo Sở TN-MT xây dựng đề án triển khai thực hiện PLCTRTN trên địa bàn Tp. Nội dung đề án cần đảm bảo tính đồng bộ, có lộ trình thực hiện và vận động nhân dân tích cực tham gia. Theo đó, quận 6 sẽ khởi động lại chương trình, đồng thời thí điểm tiếp tại các quận 1, 4, 5, 6, 10 và huyện Củ Chi, sau đó sẽ nhân rộng trên toàn Tp. Sở TN-MT đã có kế hoạch thay đổi toàn bộ hệ thống thu gom hiện hữu, tăng phương tiện, nhân công, số lần thu gom để không lưu chứa rác cách ngày.

1.3. THÀNH PHỐ NHA TRANG 1.3.1. Điều kiện tự nhiên

1.3.1.1. Vị trí địa lý

Tp Nha Trang nằm sát bờ biển Đông , có toạ độ 12,150 vĩ Bắc và 109,120 kinh Đông, phía Bắc giáp xã Ninh Ích, huyện Ninh Hòa; phía Nam giáp các xã Cam Hải, Cam Tân, Tp Cam Ranh; phía Tây giáp các xã Diên An, Diên Phú, huyện Diên Khánh; phía Đông

36 giáp biển Đông. Nha Trang là một Tp nằm ở điểm cực Đông của đất nước, gần hải phận Quốc tế nhất, có mối liên hệ giao thông thuận lợi đối với cả nước bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không, có cảng biển thuận lợi liên hệ với quốc tế.

Hình 1.8. Bản đồ thành phố Nha Trang

Nha Trang có diện tích tự nhiên là 251 km², dân số 387.698 người (2010), là một trung tâm văn hoá, kinh tế, du lịch, an dưỡng, nghỉ mát.

Với vị trí thuận lợi, có thể nói Nha Trang là tâm điểm của các tỉnh lân cận. Với điều kiện dễ lưu thông liên lạc, cộng với địa hình đa dạng phong phú mang đến cho Nha Trang một tiềm năng du lịch rất lớn mà không phải tỉnh nào cũng có được.

1.3.1.2. Đặc điểm địa hình

Nha Trang có địa hình nghiêng từ Tây sang Đông. Từ trên cao nhìn xuống cả Tp giống như một thung lũng xanh, đẹp, có núi non bao bọc.

Tp Nha Trang chia thành 02 dạng địa hình chính:

Vùng núi: Bao bọc 03 phía (Bắc, Tây, Nam ) với độ cao trung bình 500m. Phía

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)