Lợi ích của việc PLCTRTN

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 36)

Về kinh tế

• Tái sử dụng lại hầu như toàn bộ lượng rác hữu cơ dễ phân huỷ để sản xuất phân compost.

28 • Tiết kiệm chi phí xử lý nước rỉ rác.

• Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên như nước, năng lượng, các tài nguyên dùng để sản xuất năng lượng.

Về xã hội

• Giúp người dân ngày càng nhận thức rõ hơn ý nghĩa của việc tận dụng phế thải, sản phẩm thừa để tạo ra các sản phẩm có ích cho nền kinh tế – xã hội và MT.

• Nâng cao sức khoẻ cũng như phúc lợi xã hội cho nhân dân thông qua ý thức về trách nhiệm bảo vệ MT của mình. Bên cạnh đó, khi đã thực hiện PLCTRTN, tại các BCL, các điểm tập trung sẽ không còn các thành phần có thể nhặt lại để bán phế liệu nên sẽ giảm hoặc ngưng hẳn hoạt động của đội quân nhặt rác, nhờ đó giảm được các bệnh tật do rác thải gây ra đối với những người nhặt rác.

• Nâng cao năng lực quản lý MT cho cán bộ địa phương, nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm bảo vệ MT cho các nhà doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, họ sẽ tự giác hơn trong việc đóng góp phí thu gom và xử lý CTR.

Về môi trường

Tại nguồn phát sinh: Khi thực hiện chương trình PLCTRTN, CTR từ các hộ gia đình

sẽ được phân loại và được chứa trong các thùng chứa rác đúng qui cách, đặc biệt đối với CTR hữu cơ, hạn chế đến mức tối thiểu khả năng phát tán ô nhiễm (nước rò rỉ, muỗi, ruồi, chuột).

Trong quá trình vận chuyển: CTR được phân loại và thu gom riêng, CTR hữu cơ

được thu gom bằng thùng có nắp đậy tránh rỉ nước, mùi và rơi vãi CTR dọc tuyến thu gom. Các công nhân vệ sinh trong quá trình thu gom không còn thu lượm CTR tái chế nên thời gian của một tuyến thu gom nhanh hơn, hạn chế được các vấn đề MT và mỹ quan đô thị.

Tại các cơ sở tái chế : CTR tái chế không còn nhiễm bẩn bởi các thành phần hữu cơ

phân huỷ nên đã giảm thiểu một lượng nước đáng kể dùng để rửa nguyên liệu. Mùi hôi cũng giảm hẳn.

Tại BCL/nhà máy sản xuất compost: Tại BCL lượng chất thải giảm, công nghệ chôn

lấp thay đổi, chất hữu cơ được xử lý riêng, nên thành phần nước rò rỉ thay đổi, ít ảnh hưởng bởi chất thải độc hại. Tại các nhà máy sản xuất compost, công đoạn phân loại được

29 thu gọn do CTR đã được phân loại tại nguồn, chất lượng compost tốt hơn do ít bị lẫn lộn các thành phần độc hại như: thuỷ tinh, kim tiêm, nhựa, kim loại nặng,…

Hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường

PLCTRTN nhằm góp phần cải thiện MT sống của cộng đồng; khắc phục được những nhược điểm của hệ thống kỹ thuật QLCTR sinh hoạt hiện tại:

Thu gom và vận chuyển: Trang bị thêm và cải tiến hệ thống thu gom, vận

chuyển hiện tại. Quy trình thu gom, trung chuyển, vận chuyển được cải tiến và quản lý chặt chẽ hơn.

Xử lý CTR: Những lợi ích của PLCTRTN trong xử lý CTR bao gồm:

- Công tác phân loại tại nguồn dễ dàng hơn so với phân loại CTR sau khi đã thu gom hỗn hợp. Theo kinh nghiệm xử lý CTR làm phân bón hữu cơ của Xí Nghiệp Chế Biến Phế Thải Đô Thị Hà Nội cho biết do chưa có phân loại tại nguồn, CTR về nhà máy gặp rất nhiều khó khăn trong khâu phân loại nên chi phí quá lớn và sản phẩm chưa loại bỏ hết tạp chất.

- Loại bỏ được các chất nguy hại có trong CTRSH nên có thể tái sử dụng chất thải thực phẩm làm phân compost.

Chôn lấp tại BCL: Đối với các BCL, PLCTRTN giúp:

- Giảm thiểu khí methane (CH4) và CO2 gây hiệu ứng nhà kính khi một phần lượng chất thải thực phẩm được sử dụng làm phân compost, cũng như khi các chất hữu cơ khó có khả năng phân huỷ sinh học khác như giấy, carton… đã được tách riêng để tái chế. - CTR phân huỷ có thể sử dụng làm phân rất tốt và không nhiễm các chất nguy hại cho đất và cây trồng.

- Tăng thời gian hoạt động của các BCL khi chôn lấp riêng CTR thực phẩm, dẫn đến tăng quỹ đất của Tp.

- Nước sinh ra từ BCL được xử lý dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 36)