Đối với đối tượng là hộ gia đình

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 87 - 92)

3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI KH

3.4.2. Đối với đối tượng là hộ gia đình

Việc khảo sát đối tượng hộ gia đình nhằm mục đích điều tra nhận thức của người dân về các vấn đề MT tại địa phương, lấy ý kiến người dân và đánh giá tính khả thi khi áp dụng chương trình PLCTRTN cho phường Vĩnh Thọ.

Số lượng phiếu điều tra: 183 phiếu (mỗi phiếu gồm 23 câu, xem phụ lục 2) Kết quả sau khi tổng kết phiếu điều tra:

79 Nhận thức của người dân về các vấn đề MT rất tốt, 84,70% người dân biết được các vấn đề ÔNMT nghiêm trọng hiện nay và 100% đồng tình với việc BVMT là rất cần thiết.

Hầu hết người dân biết đến các vấn đề về MT thông qua các phương tiện truyền thông, họp tổ dân phố. Đây là phương tiện tốt nhất để nhà nước tuyên truyền, nâng cao kiến thức và nhận thức cho người dân:

Có 89,07% số người dân được khảo sát cho biết cơng tác BVMT cần có sự kết hợp giữa người dân và cơ quan quản lý MT. Điều này cho thấy người dân nhận thức rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi người trong xã hội trong việc làm cho MT tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một bộ phận người dân cho rằng họ khơng có trách nhiệm trong việc BVMT.

40,44% cho biết tác hại của rác là nguồn lan truyền bệnh, 55,19% cho biết rác gây mùi hơi khó chịu, lan truyền bệnh và còn ảnh hưởng tới cảnh quan MT.

Mức lệ phí thu gom rác hiện nay khiến người dân rất hài lịng, nhưng vẫn có một số hộ dân khơng chịu đóng khoản lệ phí này vì cho rằng mình đã

80 vứt rác ngay tại điểm giao rác, công nhân vệ sinh khơng phải thu gom rác của mình hoặc vì một số lý do khác.

Ngồi ra, người dân cũng có những ý kiến về cơng tác thu gom rác hiện nay:

• Đối với nhóm câu hỏi về PLCTRTN (câu 10, 14, 15-19, 22-24):

Khi được hỏi về cụm từ “phân loại rác” thì có 91,26% người dân đã từng được nghe.

81 Mức độ hiểu biết của người dân về những loại rác có thể tái sử dụng:

Nhận xét:

• So với đối tượng khảo sát là sinh viên thì đối tượng hộ gia đình có những kiến thức hạn chế hơn nhưng nhận thức về MT tốt hơn.

82 • Khi được hỏi về sự quan tâm đến việc bỏ rác đúng nơi quy định thì có 99,45% người dân thể hiện sự quan tâm, sinh viên chiếm tỷ lệ 91,59%.

• 88,52% người dân hiểu được mục đích của việc phân loại so với đối tượng sinh viên chỉ có 73,45%.

• 91,80% người dân đồng ý bỏ rác vào đúng vị trị nếu đặt 2 thùng chứa rác có thể tái sử dụng và khơng thể tái sử dụng, trong khi đó sinh viên chiếm 88,05%.

• Người dân ủng hộ và đồng ý tham gia nhiệt tình nếu nhà nước có thể thực hiện chương trình PLCTRTN với tỷ lệ là 81,97%, và ở sinh viên là 78,76%.

• 87,98% người dân mong muốn được nâng cao kiến thức về MT và PLCTRTN.

• Trong q trình đi khảo sát, người dân có một số phàn nàn, ý kiến về vấn đề xả rác bừa bãi tại địa phương xuất phát từ các sinh viên ở trọ. Điều này đem lại cái nhìn khơng tốt về sinh viên, làm xấu đi hình ảnh những người có trí thức nhưng kém ý thức trong xã hội.

• Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, và cũng rất mong muốn cơ quan chức năng sớm thực hiện chương trình thí điểm tại địa phương.

• Trong mỗi phiếu điều tra đều có kèm theo những lời nhận xét, ý kiến của người dân về vấn đề MT tại địa phương, và cịn có những đề xuất cũng như u cầu đối với nhà nước để giúp người dân trong quá trình thực hiện.

• Qua đó có thể thấy được nếu thực hiện PLCTRTN áp dụng tại địa phương này là rất khả thi.

• Cần có những biện pháp nâng cao kiến thức về CTR và PLCTRTN cho tất cả các đối tượng nhân dân trong xã hội.

Sau quá trình điều tra, khảo sát, lấy ý kiến từ những thành phần đang cư trú tại địa bàn phường Vĩnh Thọ, người dân và chính quyền địa phương, mơ hình PLCTRTN được đề xuất áp dụng tại phường đã được hình thành.

83

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)