CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ KHI THỰC HIỆN PLCTRTN

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 92 - 94)

3.5.1. Cải tiến thiết bị, công nghệ thu gom, vận chuyển, xử lý CTR để phù hợp với mơ hình PLCTRTN hợp với mơ hình PLCTRTN

Việc PLCTRTN liên quan đến việc cải tiến hệ thống thu gom và vận chuyển CTR hiện đang vận hành. Nhằm hiệu chỉnh mơ hình phân loại phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo việc thu gom và vận chuyển kịp thời cũng như thực hiện tốt những yêu cầu vệ sinh trong suốt quá trình thu gom và các tuyến vận chuyển rác.

Chương trình PLCTRTN nhằm nâng cao hiệu quả xử lý các thành phần khác nhau trong CTRĐT, hệ thống thu gom cải tiến sẽ bao gồm 2 hệ thống riêng biệt: hệ thống thu gom rác hữu cơ dễ phân huỷ và hệ thống thu gom các thành phần còn lại.

Kế hoạch cải tiến công nghệ thu gom và vận chuyển CTR bao gồm một số hoạt động chính sau đây:

• Tổ chức, sắp xếp lại các hoạt động của lực lượng thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn.

• Vạch tuyến thu gom – vận chuyển rác phù hợp với yêu cầu thực tế.

• Lập kế hoạch về thời gian lấy rác dọc các tuyến đường và điều chỉnh lại sự phối hợp giữa các xe thu gom rác và xe vận chuyển rác.

• Đầu tư, cải tiến, bổ sung các phương tiện thu gom, vận chuyển.

Hiện tại, cơng nghệ tái chế tại Khánh Hịa chỉ có thể tái chế được 2 loại chất thải với công suất 1.000 tấn giấy/tháng và 60 tấn nhựa/tháng. Các cơ sở này chưa có sự phối hợp đồng bộ với nhau, hoạt động riêng lẻ. Nếu chương trình PLCTRTN đi vào hoạt động thì chắc chắn số lượng và cơng suất của các cơ sở tái chế hiện nay sẽ không đáp ứng được nhu cầu tái chế. Do đó, cần có kế hoạch đầu tư nâng cấp các cơ sở tái chế hiện có:

• Đổi mới quy trình cơng nghệ tái chế đã cũ kỹ và lạc hậu để có được sản phẩm tái chế có chất lượng cao hơn.

• Nâng cao tay nghề, trình độ của cơng nhân.

• Xây dựng thêm cơ sở tái chế để tái chế các loại chất thải khác ngoài giấy và nhựa. Như vậy thì chúng ta sẽ giảm bớt được chi phí cho việc vận chuyển các

84 loại chất thải khác đi các tỉnh khác, bên cạnh đó nó cịn giúp tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân địa phương.

• Cần có nhà máy sản xuất phân compost đặt gần BCL để sản xuất lượng chất thải hữu cơ, giảm bớt khối lượng chất thải phải chôn lấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

• Cần phải tạo được sự liên kết giữa các cơ sở tái chế với nhau.

3.5.2. Các biện pháp cần thực hiện khi triển khai chương trình PLCTRTN

3.5.2.1. Xây dựng khung chính sách hỗ trợ Chương trình PLCTRTN:

• Xây dựng chính sách Xã hội hóa cơng tác thu gom, vận chuyển và xử lý sau khi thực hiện PLCTRTN.

• Có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động tái sinh, tái chế và tái sử dụng CTR sau khi được phân loại tại nguồn. Ví dụ: hỗ trợ đầu tư các sản phẩm phân Compost, khuyến khích các hộ nơng dân sử dụng phân Compost, sử dụng các sản phẩm đã được tái chế vào chương trình như túi nylon, thùng nhựa…

• Xây dựng đơn giá vận chuyển để phục vụ PLCTRTN.

• Chính sách khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động PLCTRTN, cụ thể là: hỗ trợ cho công tác tuyên truyền, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hướng dẫn thực hiện PLCTRTN trực tiếp đến các hộ dân, hỗ trợ cho người dân khi tiến hành thực hiện Dự án.

• Có chính sách hỗ trợ lao động cho những người làm nghề thu mua phế liệu, nhặt rác trên đường và trong các bãi rác. Họ sống chủ yếu từ việc kiếm những thứ có thể bán được từ rác. Nếu chúng ta thực hiện PLCTRTN tức là họ đã mất cơ hội kiếm sống. Dó đó, cần có chính sách giúp đỡ những người này, tạo cơ hội việc làm cho họ, hoặc nhận họ vào các nhà máy tái chế, phân loại, họ có kinh nghiệm trong việc phân loại CTR vì vậy chúng ta chỉ cần đào tạo nâng cao nhận thức và tay nghề cho họ.

3.5.2.2. Xây dựng khung Chính sách quy định PLCTRTN:

• Quy định về hướng dẫn cách thức PLCTRTN.

• Quy định về hướng dẫn tổ chức và hoạt động PLCTRTN.

• Trách nhiệm và quyền lợi của chủ nguồn thải khi thực hiện PLCTRTN. Ví dụ như: nếu người dân thực hiện PLCTRTN thì sẽ được giảm một phần tiền lệ phí rác hàng

85 tháng, đơn vị thu gom sẽ thu mua lượng phế liệu mà hàng tháng người dân vẫn bán, túi nylon bình thường phải vứt bỏ thì nay sẽ được thu mua lại…

• Trách nhiệm và quyền lợi của đơn vị thu gom vận chuyển CTR khi thực hiện PLCTRTN. Đơn vị chịu trách nhiệm thu gom sẽ được đầu tư trang thiết bị đầy đủ và phù hợp... Đơn vị phải đảm bảo thu gom đúng loại rác đã được phân loại, đúng giờ và đảm bảo vệ sinh. Mọi mất mát hư hỏng về thiết bị do đơn vị thu gom chịu hoàn toàn trách nhiệm.

• Trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước khi triển khai Chương trình PLCTRTN. Sở TN-MT có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, UBND hỗ trợ triển khai dự án và theo dõi q trình thực hiện của đối tượng thí điểm trong chương trình, các Cơ quan liên quan cũng chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, có những chính sách phù hợp giúp cho chương trình thành cơng…

• Các quy định xử lý vi phạm liên quan đến cơng tác quản lý.

• Các thiết bị được cấp phát cho các cá nhân, tổ chức dùng để thực hiện chương trình PLCTRTN sẽ được dán logo của chương trình hoặc của đơn vị tài trợ. Nếu ai sử dụng các thiết bị này cho mục đích khác hoặc mua bán cũng sẽ bị xử phạt theo quy định.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)