Đối với rác hộ gia đình

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 78 - 80)

Trong mỗi gia đình, tùy số lượng người nhiều hay ít mà dùng các loại thùng chứa lớn hoặc nhỏ với dung tích khác nhau. Đối với các hộ gia đình tham gia chương trình PLCTRTN ở phường Vĩnh Thọ đều được phát miễn phí 2 thùng đựng rác có 2 màu, có dung tích từ 5-15 lít tùy theo lượng rác của mỗi hộ gia đình. Thùng rác thường là thùng nhựa, có nắp đậy.

Nhiệm vụ của người dân là phân loại rác ra thành 2 loại:

• Rác hữu cơ dễ phân huỷ, chủ yếu là chất thải phát sinh từ khu bếp (được đựng ở thùng màu xanh và bao nylon màu xanh tương ứng) bao gồm các loại: rau quả, thực phẩm, lá cây, bùn, cặn cống, sản phẩm nông nghiệp…Chất thải loại này có độ ẩm cao, nhanh phân hủy nên được tách riêng, thu gom và chuyển đi hàng ngày. Thùng đựng rác loại này phải có nắp đậy, kín, đảm bảo vệ sinh và mỹ quan.

• Rác có thành phần khó phân huỷ là những loại rác còn lại (được đựng ở thùng màu đỏ hoặc vàng và bao nylon cùng màu tương ứng) bao gồm: đồ điện và các thiết bị điện gia dụng; tivi hỏng; các loại chất thải cồng kềnh; chất thải xây dựng; các loại CTNH: pin, acquy, lưỡi dao cạo râu, thuốc nhuộm tóc và các loại mỹ phẩm khác loại bỏ hoặc hết hạn sử dụng.

70 • Còn loại chất thải có thể tái chế thu hồi như: giấy, chai lọ, lon, kim loại…thì hiện nay một số ít các gia đình đã tự phân loại và lưu trữ để bán ve chai. Còn lại thì hầu như đổ chung với rác sinh hoạt, lúc này việc phân loại chủ yếu là do công nhân vệ sinh thực hiện, và đây là nguồn lương thứ hai của họ. Do đó, trước mắt chúng ta không cần phải yêu cầu hộ gia đình thực hiện phân loại để tránh sự khó khăn cho người dân khi phải phân loại quá nhiều.

• Một thành phần chất thải quan trọng khác đó là túi nylon. Hiện nay, tại các hộ gia đình đều giữ lại các túi nylon sạch để tái sử dụng, còn những túi nylon bẩn thì được vứt chung với rác sinh hoạt. Lượng túi nylon vứt bỏ trong mỗi hộ gia đình là không nhiều nhưng vẫn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới MT. Do đó, trước mắt có thể phân loại túi nylon vào thùng chứa rác có thành phần khó phân hủy, sau một thời gian thực hiện chúng ta sẽ phân loại kỹ hơn theo như sơ đồ đề xuất ở trên.

Đến giờ thu gom, các hộ dân phải tập trung rác ở trước nhà hay điểm tập kết rác theo quy định. Trên các tuyến đường chính, rác được thu gom đưa lên xe ép rác cùng với rác đường phố; còn các hộ gia đình ở trong hẻm thì rác sẽ được công nhân thu gom bằng xe đẩy tay hoặc điểm trung chuyển để xe ép rác vận chuyển ra bãi rác. Rác hữu cơ dễ phân hủy sẽ được thu gom hàng ngày, còn rác có thành phần khó phân hủy sẽ được thu gom định kỳ, ngày này sẽ do Cơ quan quản lý quyết định.

Việc thu gom và vận chuyển rác đến nơi chôn lấp và xử lý được thực hiện bởi Công ty MTĐT Nha Trang.

71

Hình 3.2. Sơ đồ mô hình thu gom và PLCTRTN đối với hộ dân tại phường Vĩnh Thọ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)