2.1. QUẢN LÝ CTR TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG
2.1.5.2. Tái chế, tái sử dụng CTR
• Ở Khánh Hịa có hai loại hình tái chế: tái chế nhựa và tái chế giấy. Hiện nay, tại Tp Nha Trang chỉ có một cơ sở tái chế nhựa, đó là DNTN Hồng Ngọc. Cịn các cơ sở tái chế giấy và nhựa khác nằm chủ yếu trên địa bàn huyện Diên Khánh.
• Các hoạt động tái chế, tái sử dụng các loại phế liệu trên địa bàn Tp Nha Trang mới chỉ áp dụng đối với các loại phế liệu có giá trị cao và chưa có hệ thống, nhiều khi thơng qua những người thu mua phế liệu hoặc những cơ sở tái chế ở bên ngồi khu cơng nghiệp, rủi ro trong quá trình vận chuyển chất thải cao, quá trình tái chế thủ cơng làm phát sinh nhiều sản phẩm phụ khác, đôi khi mức ƠNMT của các sản phẩm phụ này cịn cao hơn phế phẩm tái chế. Tiềm năng tái sử dụng chất thải, nước thải chưa được sử dụng triệt để. Chưa kể tới việc xử lý và tận dụng một cách hợp lý một lượng khổng lồ rác thải sinh hoạt và rác độc hại từ các khu công nghiệp, rác thải y tế.
• Hoạt động tái chế của cả tỉnh Khánh Hòa vẫn còn rất thưa thớt và nhỏ lẻ. Chủ yếu xuất phát từ việc tận dụng các chất thải có thể tái sử dụng được, nên trong rác có thành phần nào tái sử dụng được là tương ứng với việc hình thành một loại hình tái chế.
• Ở quy mơ hộ gia đình: rác được phân loại sơ bộ, những loại phế liệu có giá trị như giấy, nhựa, kim loại,… được thu gom và bán cho những người thu mua ve chai dạo, số rác còn lại được các đơn vị thu gom rác thu gom và đổ ra bãi rác. Tại đây, những người nhặt rác lại tiến hành thu gom những phế liệu có giá trị một lần nữa. Từ những
51 gánh ve chai, phế liệu được tập trung về vựa ve chai quy mô nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư.
Hình 2.1. Quy trình thu gom, tái chế và tái sử dụng CTR
(Nguồn: Sở TN-MT Khánh Hòa (2009), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Quy hoạch QLCTR
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, Khánh Hịa)
• Các vựa này thu mua tất cả các loại phế liệu, tại đây phế liệu sẽ được phân loại thành các thành phần riêng và bán lại cho các vựa thu mua phế liệu quy mơ trung bình và lớn hoặc bán trực tiếp cho các cơ sở tái chế. Các vựa quy mơ trung bình và lớn chỉ tập trung thu mua một hoặc một số loại phế liệu nhất định từ các vựa nhỏ. Các phế liệu này đã qua xử lý sơ bộ như: làm sạch, ép nhỏ nên hoạt động của các vựa này tương đối đơn giản hơn. Sau đó, phế liệu từ các vựa lớn được chuyển đến các cơ sở tái chế hoặc vận chuyển vào Tp. HCM để bán cho các cơ sở tái chế.
Tại các cơ sở tái chế, phế liệu được phân loại lần cuối, làm sạch hoặc được tái chế thành nguồn nguyên liệu mới, các sản phẩm.
52
Tái chế giấy
Các cơ sở tái chế giấy đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa:
(1)Cơng ty Cổ phần giấy Rạng Đông
- Địa chỉ: Diên Phước, Diên Khánh;
- Công suất: 8.000 tấn/năm (khoảng 660 tấn/tháng);
- Nguyên liệu: giấy carton phế liệu, giấy trắng lề thu hồi, giấy duplex xám, giấy trắng lề nhập khẩu.
Sơ đồ dây chuyền sản xuất của Cơng ty được trình bày trong hình 2.2.
Hình 2.2. Sơ đồ dây chuyền sản xuất của Công ty Cổ phần giấy Rạng Đông.
(Nguồn: Sở TN-MT Khánh Hòa (2009), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Quy hoạch QLCTR
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, Khánh Hòa) (2)Cơ sở sản xuất giấy Hoa Hồng
- Địa chỉ: Suối Hiệp, Diên Khánh; - Công suất: 15 tấn/tháng;
- Nguyên liệu: giấy phế liệu.
(3)DNTN Hải Minh
- Địa chỉ: Diên Sơn, Diên Khánh; - Công suất: 20 tấn/tháng;
- Nguyên liệu: giấy phế liệu.
Nhận xét:
• Các thiết bị tái chế giấy đa phần đều cũ và thô sơ, nhiều thiết bị được sử dụng đã vài chục năm;
• Đa số các thiết bị, máy móc đều khơng đồng bộ, một số thiết bị được chế tạo bởi các chủ cơ sở hoặc tận dụng nên khơng mang lại hiệu quả sản xuất cao;
53 • Do trình độ lao động làm việc tại các cơ sở tái chế là tương đối thấp nên các thiết bị, máy móc cũng thuộc loại đơn giản;
• Hầu hết các doanh nghiệp tái chế giấy đều khơng có sự đầu tư lớn cho trang thiết bị vì lâu lấy lại vốn cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường;
• Các cơ sở này đa phần đều thải ra một lượng nước thải khá lớn.
Tái chế nhựa
Các cơ sở tái chế nhựa đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
(1) DNTN Hồng Ngọc
- Địa chỉ: 53A, đường 2/4, Vĩnh Phước, Nha Trang; - Công suất: 30 tấn/tháng;
- Nguyên liệu: hạt nhựa HDPE, hạt nhựa LDPE, hạt nhựa thứ phẩm.
Hình 2.3. Sơ đồ dây chuyền sản xuất của DNTN Hồng Ngọc
(Nguồn: Sở TN-MT Khánh Hòa (2009), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Quy hoạch QLCTR
trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, Khánh Hịa) (2)DNTN Tiên Hồng
- Địa chỉ: Đội 3, Phú Ân Nam, Diên An, Diên Khánh; - Công suất: 30 tấn/tháng;
- Nguyên liệu: nhựa phế liệu, nhựa đã qua sơ chế.
Nhận xét:
• Quy mơ nhỏ, chủ yếu là các cơ sở sản xuất của tư nhân với trình độ kỹ thuật và trình độ quản lý thấp, đầu tư chưa cao cả về chiều sâu lẫn chiều rộng.
• Phương pháp chỉ đơn thuần tái chế cơ học ở trình độ thấp, chưa có tái chế hóa học.
• Cơng nghệ thu gom, phân loại chưa được đầu tư đúng mức, chủ yếu vẫn là lao động chân tay, tốn nhiều công lao động, năng suất và hiệu quả thấp.
• Kỹ thuật xử lý như xay rửa tuyển nổi bằng nước chỉ phân ra được 2 loại: nhẹ nổi (HDPE, LDPE, PP) và nặng chìm (PS, PET, PVC), hiệu suất phân loại chỉ đạt khoảng 60 – 80%. Công đoạn giặt rửa cũng chỉ đơn thuần tiến hành rửa bằng nước thường nên
54 không loại bỏ hết được các chất gây bẩn, nhất là các loại hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu… Không thu gom và xử lý nước thải sau khi rửa. Công đoạn sấy khô cũng cịn hết sức thơ sơ, chủ yếu là phơi khô bằng ánh nắng mặt trời nên chịu ảnh hưởng của thời tiết, sản phẩm dễ bị nhiễm bẩn.
• Đa số các cơ sở sản xuất là nhỏ theo kiểu kinh tế hộ gia đình nên nhà xưởng chật hẹp, khơng thơng thống, khơng đảm bảo điều kiện an toàn và khả năng xử lý khi xảy ra sự cố.
• Trang thiết bị thì hầu hết được chế tạo trong nước hoặc tự tạo theo kiểu bán tự động, thiếu độ chuẩn xác, tiêu hao nhiên liệu lớn, gây tiếng ồn, bụi và đa số chưa đảm bảo các điều kiện an toàn về điện. Các thiết bị hiện đại ngoại nhập rất ít.
• Sản phẩm tái chế chưa phong phú, chất lượng không cao. Nhất là sản phẩm nhựa giống và nhựa hạt không đảm bảo được độ tinh khiết và sạch nên không thể sử dụng để gia cơng các sản phẩm địi hỏi chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật cao.
Đánh giá hiện trạng tái chế, tái sử dụng chất thải
(1)Ưu điểm
Mặc dù ngành tái chế chất thải trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa hình thành và phát triển một cách tự phát với quy mơ cá thể, tuy nhiên cũng có thể nhận thấy những ưu điểm nhất định về mặt cơng nghệ:
• Tuy công nghệ tái chế cịn cũ và thơ sơ nhưng vốn đầu tư cho công nghệ là thấp và phù hợp với đại đa số các cơ sở tái chế có quy mơ nhỏ (hộ gia đình).
• Cơng nghệ tái chế hiện tại có thể hoạt động trong một diện tích nhỏ.
• Hiện tại, cơng nghệ tái chế tại Khánh Hịa có thể tái chế được 2 loại chất thải với số lượng tương đối lớn (khoảng 1.000 tấn giấy/tháng và 60 tấn nhựa/tháng).
• Cơng nghệ tái chế hiện tại có thể tạo ra những sản phẩm tái chế có chất lượng vừa, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
• Công nghệ tái chế đã đáp ứng một phần công việc trong việc tái chế chất thải trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa về khối lượng, chủng loại chất thải và sản phẩm tái chế…
(2)Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên, công nghệ tái chế chất thải tại Khánh Hịa cũng cịn có những nhược điểm sau:
55 • Một trong những nhược điểm đầu tiên và đáng quan tâm nhất là sự phối hợp chưa đồng bộ giữa những cơ sở tái chế và nguyên nhân này chủ yếu do việc phát triển ngành tái chế một cách tự phát.
• Vì cơng nghệ tái chế thuộc loại cũ và lạc hậu nên đa phần chưa tạo được những sản phẩm tái chế có chất lượng cao cũng như chưa khai thác hết chất thải có thể tái chế về chủng loại và khối lượng. Do vậy chưa đáp ứng đủ yêu cầu tái chế chất thải.
• Đa phần cơng nhân lao động trong các cơ sở tái chế chất thải đều có trình độ văn hóa thấp nên điều này sẽ là khó khăn khi áp dụng cơng nghệ mới cho ngành tái chế.
Cơ hội phát triển cho ngành tái chế
• Nhu cầu tái chế chất thải ngày càng cao do lượng chất thải thải ra ngày càng nhiều nên cần phải đầu tư công nghệ để có thể tái chế nhiều thành phần chất thải khác nhau và số lượng ngày càng tăng.
• Các sản phẩm tái chế cũng đang và sẽ được thị trường chấp nhận do các đặc tính riêng biệt của nó. Tuy nhiên thị trường cũng rất cần những sản phẩm có chất lượng cao và sản phẩm tái chế cũng phải đáp ứng được yêu cầu đó nên việc đầu tư, nâng cao công nghệ tái chế là tất yếu.
• Bản thân cơng nghệ tái chế hiện nay cũng cần phải thay đổi công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như chất lượng sản phẩm, các quy định về an tồn vệ sinh, tiêu chuẩn về MT…
• Bản thân ngành tái chế chất thải cũng rất mong muốn vươn lên và khẳng định mình nhằm đưa ngành tái chế sánh ngang với những ngành sản xuất khác nên vấn đề nâng cao, cải tiến công nghệ tái chế là một trong những giải pháp cần được ưu tiên trước mắt.
• Hiện tại, CTRSH tại các đô thị, khu du lịch, khu thương mại…trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa đều được chơn lấp tại các bãi rác của từng địa phương. Tuy nhiên, các BCL không được thiết kế đạt tiêu chuẩn các BCL hợp vệ sinh. Giai đoạn trước mắt, tồn bộ CTRSH tại các đơ thị, khu du lịch, khu thương mại,…được thu gom và chôn lấp hợp vệ sinh. Khí gas từ BCL hợp vệ sinh được thu hồi, tận dụng để phát điện. Đến năm 2020, toàn bộ CTRSH sẽ được phân loại tại nguồn. Các thành phần được phân loại bao gồm: chất thải có thể tái chế (giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại) được sử dụng làm nguyên liệu cho
56 các cơ sở tái chế; chất thải có thành phần hữu cơ làm phân vi sinh và các thành phần trơ như xà bần, mảnh vỡ, sành sứ... sẽ được mang đi chôn lấp.