Đối với rác hộ gia đình

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 78)

Trong mỗi gia đình, tùy số lượng người nhiều hay ít mà dùng các loại thùng chứa lớn hoặc nhỏ với dung tích khác nhau. Đối với các hộ gia đình tham gia chương trình PLCTRTN ở phường Vĩnh Thọ đều được phát miễn phí 2 thùng đựng rác có 2 màu, có dung tích từ 5-15 lít tùy theo lượng rác của mỗi hộ gia đình. Thùng rác thường là thùng nhựa, có nắp đậy.

Nhiệm vụ của người dân là phân loại rác ra thành 2 loại:

• Rác hữu cơ dễ phân huỷ, chủ yếu là chất thải phát sinh từ khu bếp (được đựng ở thùng màu xanh và bao nylon màu xanh tương ứng) bao gồm các loại: rau quả, thực phẩm, lá cây, bùn, cặn cống, sản phẩm nông nghiệp…Chất thải loại này có độ ẩm cao, nhanh phân hủy nên được tách riêng, thu gom và chuyển đi hàng ngày. Thùng đựng rác loại này phải có nắp đậy, kín, đảm bảo vệ sinh và mỹ quan.

• Rác có thành phần khó phân huỷ là những loại rác còn lại (được đựng ở thùng màu đỏ hoặc vàng và bao nylon cùng màu tương ứng) bao gồm: đồ điện và các thiết bị điện gia dụng; tivi hỏng; các loại chất thải cồng kềnh; chất thải xây dựng; các loại CTNH: pin, acquy, lưỡi dao cạo râu, thuốc nhuộm tóc và các loại mỹ phẩm khác loại bỏ hoặc hết hạn sử dụng.

70 • Cịn loại chất thải có thể tái chế thu hồi như: giấy, chai lọ, lon, kim loại…thì hiện nay một số ít các gia đình đã tự phân loại và lưu trữ để bán ve chai. Cịn lại thì hầu như đổ chung với rác sinh hoạt, lúc này việc phân loại chủ yếu là do công nhân vệ sinh thực hiện, và đây là nguồn lương thứ hai của họ. Do đó, trước mắt chúng ta khơng cần phải yêu cầu hộ gia đình thực hiện phân loại để tránh sự khó khăn cho người dân khi phải phân loại quá nhiều.

• Một thành phần chất thải quan trọng khác đó là túi nylon. Hiện nay, tại các hộ gia đình đều giữ lại các túi nylon sạch để tái sử dụng, còn những túi nylon bẩn thì được vứt chung với rác sinh hoạt. Lượng túi nylon vứt bỏ trong mỗi hộ gia đình là khơng nhiều nhưng vẫn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới MT. Do đó, trước mắt có thể phân loại túi nylon vào thùng chứa rác có thành phần khó phân hủy, sau một thời gian thực hiện chúng ta sẽ phân loại kỹ hơn theo như sơ đồ đề xuất ở trên.

Đến giờ thu gom, các hộ dân phải tập trung rác ở trước nhà hay điểm tập kết rác theo quy định. Trên các tuyến đường chính, rác được thu gom đưa lên xe ép rác cùng với rác đường phố; còn các hộ gia đình ở trong hẻm thì rác sẽ được cơng nhân thu gom bằng xe đẩy tay hoặc điểm trung chuyển để xe ép rác vận chuyển ra bãi rác. Rác hữu cơ dễ phân hủy sẽ được thu gom hàng ngày, cịn rác có thành phần khó phân hủy sẽ được thu gom định kỳ, ngày này sẽ do Cơ quan quản lý quyết định.

Việc thu gom và vận chuyển rác đến nơi chôn lấp và xử lý được thực hiện bởi Cơng ty MTĐT Nha Trang.

71

Hình 3.2. Sơ đồ mơ hình thu gom và PLCTRTN đối với hộ dân tại phường Vĩnh Thọ 3.3.2. Đối với rác chợ

Chợ Phước Thọ là chợ loại 3 với diện tích khoảng 2400 m2. Diện tích chợ tương đối nhỏ, do đó mà hiện nay chợ khơng được trang bị thùng rác mà phải để trên nền đất sau mỗi buổi tan chợ.

Do thành phần rác chợ là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi VSV gây mùi hơi thối làm ƠNMT ảnh hưởng tới kinh doanh và sức khỏe của công nhân vệ sinh khi thu gom rác. Vì vậy, rác chợ cần được thu gom và giải quyết nhanh, không để tồn đọng.

Trong thời điểm hiện nay, nếu thực hiện PLCTRTN, chợ sẽ đặt 2 thùng rác 660 lít cố định có 2 màu khác nhau, giống như rác hộ gia đình và có dán nhãn quy định, hướng dẫn cách thức phân loại rác. Các thùng đựng rác loại này cần có nắp đậy, với dung tích và kích thước khác nhau tùy theo lượng CTR phát sinh. Các hộ kinh doanh, cửa hàng cũng phải có dụng cụ đựng rác riêng của mình, nhân viên vệ sinh sẽ nhanh chóng thu gom và

72 vận chuyển ra điểm tập kết rác. Sau mỗi ngày hoạt động, nhân viên vệ sinh phải quét dọn và thu gom lượng rác còn lại.

Ngồi ra, có đội cơng nhân vệ sinh thu gom rác trong chợ tại các khu vực bán thực phẩm rau quả, thực phẩm tươi sống, khu bán trái cây…bằng cách dùng các xe đẩy tay lưu động. Việc thu gom rác sẽ được tiến hành sau mỗi buổi tan chợ. Xe chứa rác lưu động cịn có chức năng vận chuyển rác đến điểm hẹn, sau đó sẽ vận chuyển đến bãi rác.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, phường Vĩnh Thọ ngày càng phát triển thì quy mơ chợ cần phải được nâng cấp và mở rộng thêm. Lúc đó, số lượng thùng rác sẽ được trang bị đầy đủ và phù hợp với lượng rác phát sinh trong chợ. Để có thể thực hiện được việc nâng cấp chợ và trang bị đầy đủ các thiết bị, cần có được sự đầu tư từ tỉnh, Tp.

Hình 3.3. Sơ đồ mơ hình thu gom và phân loại đối với rác chợ tại phường Vĩnh Thọ 3.3.3. Đối với rác đường phố và khu vui chơi giải trí

Trên các tuyến đường và các khu vui chơi giải trí cần phải trang bị thêm các thùng rác cơng cộng. Sử dụng hai loại thùng rác có màu sắc khác nhau và dán nhãn quy định (thùng chứa rác dễ phân huỷ và thùng chứa loại rác khó phân huỷ). Trên thùng cũng phải ghi rõ loại rác nào thì để vào thùng nào để người dân thuận tiện trong việc phân loại. Thùng rác phải có nắp đậy, tránh vung vãi, được đặt ở vị trí sao cho dễ nhận biết, tạo

73 thuận lợi cho người sử dụng và công nhân thu gom hàng ngày bằng xe ép rác chạy dọc các tuyến hoặc thu gom vào các xe đẩy tay lưu động. Cần chú ý chọn loại thùng (hình dáng, kích thước, màu sắc…) thích hợp, hài hịa với cảnh quan

Đường phố:

• Thời gian thích hợp để thu gom rác đường phố ở là từ 4-6 giờ và từ 20-24 giờ hàng ngày, vì trong thời điểm này thì lượng xe cộ giảm, trời mát tạo điều kiện để thu gom nhanh và sạch hơn, hạn chế tối đa các tai nạn giao thơng cho cơng nhân vệ sinh.

• Cơng nhân vệ sinh dùng xe cải tiến đẩy tay đi dọc các tuyến đường, sau đó dùng chổi cán dài quét và thu gom rác cho đến lúc đầy xe, vận chuyển đến điểm hẹn hoặc điểm trung chuyển, sau đó thu gom lên xe ép rác để đưa đến bãi rác. Thường thì việc thu gom rác hộ dân và rác trong thùng chứa công cộng trên các tuyến đường được thực hiện đồng thời.

Khu vui chơi giải trí:

• Thời điểm thích hợp để thu gom rác ở khu vực này là thời gian mà lượng khách có mặt trong khu vui chơi giải trí này là ít nhất (khoảng từ 9-15 giờ và từ 22-4 giờ), tránh ảnh hưởng đến các hoạt động công cộng của con người.

• Sau khi rác được thu gom trong khu vực thì sẽ được vận chuyển đến điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển gần nhất, rồi được Công ty MTĐT thu gom và xử lý theo cách thức như đối với rác của các hộ gia đình.

3.3.4. Đối với rác xây dựng

Rác từ các cơng trình xây dựng được chủ đầu tư hợp đồng với Công ty MTĐT để thu gom và xử lý. Do đó, việc thu hồi một số loại có thể tái sinh/tái chế như: sắt, thép, gỗ…sẽ do chủ đầu tư phân loại hoặc công nhân vệ sinh của Công ty MTĐT thực hiện, việc này sẽ giúp tăng nguồn thu nhập cho bên phân loại nhờ bán các loại phế liệu này. Việc thực hiện công tác phân loại sẽ do hai bên tự thỏa thuận trong hợp đồng.

Để công tác phân loại và thu gom đối với loại rác này được thực hiện tốt hơn, thì đây nên là một trong những điều kiện bắt buộc để chủ đầu tư được cấp phép xây dựng.

74

3.3.5. Đối với rác từ cơ quan, trường học

Đối với các cơ quan, công sở, trường học do tính chất đặc thù của các nơi này là sinh hoạt của các cán bộ, công nhân viên, học sinh chỉ lưu lại trong giờ hành chính là chủ yếu, vì vậy thành phần rác tại đây chủ yếu là giấy, túi nylon, chai nhựa và một phần là các sản phẩm từ thực phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với nhóm đối tượng này thì số lượng thùng rác có thể là 4 thùng cho các loại sau: 1 cho giấy, 1 cho túi nylon và plastic, 1 cho chai thủy tinh, kim loại…và 1 cho rác thực phẩm. Tuy nhiên, bước đầu thực hiện, để tạo thói quen và dễ dàng cho người thực hiện thì chỉ cần 2 loại thùng, đó là: 1 cho rác thực phẩm và 1 cho các loại có thể tái chế, thu hồi.

3.3.6. Đối với rác từ trung tâm y tế

Như chúng ta đã biết, rác thải từ trung tâm y tế có mầm bệnh, rất nguy hiểm đến sức khoẻ của cán bộ y tế, cũng như làm ảnh hưởng đến sức khoẻ mọi người xung quanh. Vì vậy, để xử lý rác thải bệnh viện một cách khoa học và triệt để, việc thu gom rác thải tại các bệnh viện, các trạm y tế phải được phân loại triệt để ngay tại nguồn.

Tại cơ sở y tế nhất thiết phải trang bị cho các khoa khám chữa bệnh, các khu vực công cộng và các khu điều trị tối thiểu 3 loại thùng rác có màu sắc khác nhau với quy định và hướng dẫn cách thức phân loại cụ thể:

• Thùng màu xanh dùng đựng rác sinh hoạt như: thức ăn thừa, vỏ trái cây,…và các loại rác tương tự;

• Thùng màu vàng dùng để đựng các loại rác thải y tế như: bông băng phẫu thuật, kim tiêm, găng tay, các chất dễ cháy,…;

• Thùng màu đỏ dùng để đựng chai lọ, vỏ đồ hộp, sành sứ và các loại chất thải kim loại có thể tái sử dụng được.

Hiện nay, các loại chất thải y tế nguy hại đã được phân loại riêng và được xử lý bằng phương pháp thiêu đốt tại lò đốt đặt tại Bệnh viện Da liễu Khánh Hịa. Cơng tác thu gom, vận chuyển và xử lý loại chất thải này được cơ sở y tế hợp đồng với Bệnh viện Da liễu, do đó Cơng ty MTĐT không chịu trách nhiệm về loại chất thải này mà chỉ thu gom CTRSH của các cơ sở này.

75 Trong thành phần CTRSH của các cơ sở y tế vẫn có những thành phần có thể tái sử dụng được, do đó cần phân loại riêng rác chất hữu cơ và rác có thể tái chế, lượng rác thải có thể tái chế này giúp tăng thêm nguồn thu cho các cơ sở y tế.

Sau khi rác thải y tế đã được phân loại như trên, rác thải sinh hoạt trong thùng màu xanh sẽ được xe rác tới thu gom đến bãi rác; rác y tế đựng trong thùng vàng sẽ được đem đi đốt trong lò chuyên dụng và rác trong thùng đỏ sẽ được thu hồi để tái sinh/tái chế hay đưa đi chơn lấp.

Hình 3.4 Sơ đồ mơ hình thu gom và phân loại đối với trung tâm y tế phường Vĩnh Thọ

3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI KHI THỰC HIỆN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN THI KHI THỰC HIỆN PHÂN LOẠI RÁC TẠI NGUỒN

Sau khi đánh giá tình hình CTR tại địa phương, đưa ra được mơ hình thực hiện PLCTRTN, bước tiếp theo là tiến hành điều tra, khảo sát nhận thức của người dân về mặt MT và PLCTRTN.

Đây là việc làm khơng thể thiếu trước khi đưa mơ hình vào thực tế. Việc tìm hiểu mức độ hiểu biết, ý thức của mọi người về MT nhằm có biện pháp hướng dẫn, giáo dục

76 phù hợp, có các chiến lược tuyên truyền, vận động hợp lý. Biện pháp nâng cao nhận thức con người là biện pháp tốt nhất giúp cho mơ hình PLCTRTN thành cơng, duy trì được lâu dài và mang lại hiệu quả cao.

Ngoài ra, việc khảo sát cũng giúp đánh giá được mức độ đồng tình của mọi người và tính khả thi khi thực hiện mơ hình. Từ đó có những điều chỉnh, thay đổi thích hợp để mơ hình thu được kết quả tốt nhất.

Có thể phân ra nhiều nhóm đối tượng để khảo sát, nhưng với quy mơ đề tài và năng lực bản thân, đề tài chỉ tiến hành khảo sát ở 2 nhóm đối tượng là sinh viên và hộ gia đình.

3.4.1. Đối với đối tượng là sinh viên

Trường Đại học Nha Trang là một trường đại học lớn của tỉnh và của cả nước nên sinh viên ở đây đến từ rất nhiều địa phương khác nhau trong nước và ngoài nước. Nhận thức của sinh viên trong trường về vấn đề MT và xã hội tương đối cao. Việc khảo sát tại trường bao gồm 3 bậc đào tạo từ Trung cấp đến Đại học.

Số lượng phiếu khảo sát: 226 phiếu (mỗi phiếu gồm 20 câu, xem phụ lục 1). Kết quả sau khi tổng kết phiếu điều tra:

• Đối với nhóm câu hỏi về vấn đề MT và CTR (câu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 16, 19, 20):

Có 67,26% số sinh viên được khảo sát nhận thức được các vấn đề ÔNMT nghiêm trọng hiện nay là ơ nhiễm khơng khí, nước, rác. Và 100% sinh viên đồng tình với việc BVMT là rất cần thiết.

Tuy 100% đồng ý với ý kiến cần phải BVMT nhưng khi yêu cầu tham gia các hoạt động, cuộc thi do trường tổ chức nhằm tìm hiểu và BVMT thì chỉ có 84,96% đồng ý tham gia.

Riêng về vấn đề ô nhiễm do CTR, các sinh viên đều biết rõ các tác hại do rác gây ra như bốc mùi khó chịu, lan truyền bệnh tật, ảnh hưởng đến cảnh quan MT… nhưng chỉ có 91,59% quan tâm đến việc bỏ rác đúng nơi quy định, 93,81% nhận thấy việc xả rác bừa bãi nơi công cộng là hành động không tốt và có 83,19% khơng đồng tình về việc “khơng cần bỏ rác đúng nơi quy định mà chỉ cần đổ ở nơi thuận tiện cho gia đình”.

77 • Đối với nhóm câu hỏi về PLCTRTN (câu 6, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 18)

Khi hỏi về cụm từ “phân loại rác” thì chỉ có 86,28% số sinh viên đã từng được nghe và có 78,76% đồng tình, ủng hộ và hào hứng với chương trình PLCTRTN, mong muốn nhà nước sớm thực hiện chương trình này để nâng cao chất lượng cuộc sống và để các bạn được góp sức trẻ vào việc BVMT. Về các loại rác có tính nguy hại, có 78,76% sinh viên được khảo sát có thể nhận biết được chính xác. Vì vậy, khả năng thực hiện việc phân loại loại rác này trong sinh viên khá cao.

Kiến thức về việc tái sử dụng nguồn rác của các bạn sinh viên không cao. Hầu hết họ chỉ phân loại những loại rác có thể bán được, và không biết rằng các thực phẩm thừa cũng có thể tái sử dụng bằng cách sản xuất phân compost. Do đó, họ cần được tạo điều kiện để nâng cao kiến thức về CTR.

78 Có 73,45% sinh viên biết hiểu được mục đích của việc phân loại.

Nếu có 2 thùng rác đặt cạnh nhau, 1 thùng rác có thể tái sử dụng và 1 thùng để chứa rác khơng thể tái sử dụng thì có 88,05% đồng ý để riêng 2 loại rác vào 2 thùng đúng với mục đích của thùng rác.

• Trong số các sinh viên được khảo sát, có một số ít sinh viên học chuyên ngành Môi trường nhưng lại không quan tâm tới các vấn đề MT xung quanh và cho rằng đó khơng phải là việc của mình. Tuy hiểu biết của sinh viên tương đối tốt, nhưng hiện nay cần có nhiều chương trình để nâng cao kiến thức về MT nói chung và về PLCTRTN nói riêng cho sinh viên vì sinh viên chính là lực lượng tiên phong cho các vấn đề trong xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Hiện nay, trong nhà trường có rất ít các hoạt động cũng như câu lạc bộ về MT, nếu có tổ chức thì lượng sinh viên tham gia cũng rất ít, do đó các bạn sinh viên chủ yếu tham gia ở các tổ chức MT bên ngoài xã hội. Đây là một

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 78)