Cải tiến thiết bị, công nghệ thu gom, vận chuyển, xử lý CTR để phù hợp

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 92 - 93)

hợp với mô hình PLCTRTN

Việc PLCTRTN liên quan đến việc cải tiến hệ thống thu gom và vận chuyển CTR hiện đang vận hành. Nhằm hiệu chỉnh mô hình phân loại phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo việc thu gom và vận chuyển kịp thời cũng như thực hiện tốt những yêu cầu vệ sinh trong suốt quá trình thu gom và các tuyến vận chuyển rác.

Chương trình PLCTRTN nhằm nâng cao hiệu quả xử lý các thành phần khác nhau trong CTRĐT, hệ thống thu gom cải tiến sẽ bao gồm 2 hệ thống riêng biệt: hệ thống thu gom rác hữu cơ dễ phân huỷ và hệ thống thu gom các thành phần còn lại.

Kế hoạch cải tiến công nghệ thu gom và vận chuyển CTR bao gồm một số hoạt động chính sau đây:

• Tổ chức, sắp xếp lại các hoạt động của lực lượng thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn.

• Vạch tuyến thu gom – vận chuyển rác phù hợp với yêu cầu thực tế.

• Lập kế hoạch về thời gian lấy rác dọc các tuyến đường và điều chỉnh lại sự phối hợp giữa các xe thu gom rác và xe vận chuyển rác.

• Đầu tư, cải tiến, bổ sung các phương tiện thu gom, vận chuyển.

Hiện tại, công nghệ tái chế tại Khánh Hòa chỉ có thể tái chế được 2 loại chất thải với công suất 1.000 tấn giấy/tháng và 60 tấn nhựa/tháng. Các cơ sở này chưa có sự phối hợp đồng bộ với nhau, hoạt động riêng lẻ. Nếu chương trình PLCTRTN đi vào hoạt động thì chắc chắn số lượng và công suất của các cơ sở tái chế hiện nay sẽ không đáp ứng được nhu cầu tái chế. Do đó, cần có kế hoạch đầu tư nâng cấp các cơ sở tái chế hiện có:

• Đổi mới quy trình công nghệ tái chế đã cũ kỹ và lạc hậu để có được sản phẩm tái chế có chất lượng cao hơn.

• Nâng cao tay nghề, trình độ của công nhân.

• Xây dựng thêm cơ sở tái chế để tái chế các loại chất thải khác ngoài giấy và nhựa. Như vậy thì chúng ta sẽ giảm bớt được chi phí cho việc vận chuyển các

84 loại chất thải khác đi các tỉnh khác, bên cạnh đó nó còn giúp tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nhân dân địa phương.

• Cần có nhà máy sản xuất phân compost đặt gần BCL để sản xuất lượng chất thải hữu cơ, giảm bớt khối lượng chất thải phải chôn lấp, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

• Cần phải tạo được sự liên kết giữa các cơ sở tái chế với nhau.

3.5.2. Các biện pháp cần thực hiện khi triển khai chương trình PLCTRTN

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)