Các nguồn CTR phát sinh chủ yếu tại Nha Trang

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 52)

• Rác hộ dân: phát sinh từ các hộ gia đình, các biệt thự, các căn hộ chung cư. Thành phần rác thải này bao gồm: thực phẩm, giấy, carton, plastic, gỗ, thủy tinh, can thiếc, các kim loại khác, đồ điện tử gia dụng, rác vườn, vỏ xe…Ngoài ra, rác hộ dân có chứa một phần chất thải độc hại. Năm 2010, dân số Tp Nha Trang là 387.698 người, hệ số phát thải của CTRSH là 0,8 kg/người/ngày.

• Rác đường phố: phát sinh từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do người đi đường và các hộ dân sống dọc 2 bên

44 đường xả bừa bãi. Thành phần của chúng có thể bao gồm các loại sau : cành cây và lá cây, giấy vụn, bao nylon, xác động vật chết…

• Rác khu thương mại: phát sinh từ hoạt động buôn bán của các cửa hàng bách hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, văn phòng giao dịch, nhà máy in, cửa hàng sửa chữa…Các loại chất thải từ khu thương mại bao gồm: giấy, carton, plastic, gỗ, thực phẩm, thủy tinh, kim loại, vỏ xe, đồ gia dụng. Ngoài ra, rác khu thương mại còn có thể chứa một phần các chất thải độc hại.

• Rác cơ quan, công sở: phát sinh từ các cơ quan, xí nghiệp, trường học, văn phòng làm việc. Thành phần rác thải ở đây giống như khu thương mại.

• Rác chợ: phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ. Thành phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau, củ quả thừa và hư hỏng.

• Rác xà bần từ các công trình xây dựng: phát sinh từ các hoạt động xây dựng và tháo dỡ các công trình xây dựng, đường giao thông. Các loại chất thải bao gồm: bêtông, gỗ, thép, gạch, thạch cao, bụi….

• Rác bệnh viện: bao gồm rác sinh hoạt và rác y tế phát sinh từ các hoạt động khám bệnh, điều trị bệnh và nuôi bệnh trong các bệnh viện hay cơ sở y tế. Riêng rác y tế có thành phần phức tạp gồm các loại bệnh phẩm, kim tiêm, chai lọ chứa thuốc, các loại thuốc quá hạn sử dụng… có khả năng lây nhiễm và độc hại đối với sức khỏe cộng đồng nên được phân loại và tổ chức thu gom, vận chuyển và xử lý riêng.

• Rác công nghiệp: phát sinh từ hoạt động sản xuất của các xí nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp. Thành phần của chúng bao gồm: vật liệu phế thải không độc hại và chất thải độc hại. Phần rác thải không độc hại có thể đổ bỏ chúng với rác thải hộ dân. Đối với phần rác thải công nghiệp độc hại phải được quản lý và xử lý riêng.

Hiện nay, ở Nha Trang rác sinh hoạt và rác xà bần xây dựng được thu gom, vận chuyển và xử lý bằng cách chôn lấp tại bãi rác đèo Rù Rì. Riêng rác y tế được phân loại tại nguồn, thu gom vận chuyển theo quy trình riêng nhằm đảm bảo an toàn MT và sức khỏe cộng đồng, sau đó được xử lý bằng phương pháp đốt tại lò đốt chất thải rắn y tế đặt tại bệnh viện Da Liễu Khánh Hòa. Còn rác thải nguy hại chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý hiệu quả.

45

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 52)