Đối với đối tượng là sinh viên

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 85 - 87)

3.4. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI KH

3.4.1. Đối với đối tượng là sinh viên

Trường Đại học Nha Trang là một trường đại học lớn của tỉnh và của cả nước nên sinh viên ở đây đến từ rất nhiều địa phương khác nhau trong nước và ngoài nước. Nhận thức của sinh viên trong trường về vấn đề MT và xã hội tương đối cao. Việc khảo sát tại trường bao gồm 3 bậc đào tạo từ Trung cấp đến Đại học.

Số lượng phiếu khảo sát: 226 phiếu (mỗi phiếu gồm 20 câu, xem phụ lục 1). Kết quả sau khi tổng kết phiếu điều tra:

• Đối với nhóm câu hỏi về vấn đề MT và CTR (câu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 16, 19, 20):

Có 67,26% số sinh viên được khảo sát nhận thức được các vấn đề ÔNMT nghiêm trọng hiện nay là ơ nhiễm khơng khí, nước, rác. Và 100% sinh viên đồng tình với việc BVMT là rất cần thiết.

Tuy 100% đồng ý với ý kiến cần phải BVMT nhưng khi yêu cầu tham gia các hoạt động, cuộc thi do trường tổ chức nhằm tìm hiểu và BVMT thì chỉ có 84,96% đồng ý tham gia.

Riêng về vấn đề ô nhiễm do CTR, các sinh viên đều biết rõ các tác hại do rác gây ra như bốc mùi khó chịu, lan truyền bệnh tật, ảnh hưởng đến cảnh quan MT… nhưng chỉ có 91,59% quan tâm đến việc bỏ rác đúng nơi quy định, 93,81% nhận thấy việc xả rác bừa bãi nơi cơng cộng là hành động khơng tốt và có 83,19% khơng đồng tình về việc “khơng cần bỏ rác đúng nơi quy định mà chỉ cần đổ ở nơi thuận tiện cho gia đình”.

77 • Đối với nhóm câu hỏi về PLCTRTN (câu 6, 11, 12, 13, 14, 15, 17, 18)

Khi hỏi về cụm từ “phân loại rác” thì chỉ có 86,28% số sinh viên đã từng được nghe và có 78,76% đồng tình, ủng hộ và hào hứng với chương trình PLCTRTN, mong muốn nhà nước sớm thực hiện chương trình này để nâng cao chất lượng cuộc sống và để các bạn được góp sức trẻ vào việc BVMT. Về các loại rác có tính nguy hại, có 78,76% sinh viên được khảo sát có thể nhận biết được chính xác. Vì vậy, khả năng thực hiện việc phân loại loại rác này trong sinh viên khá cao.

Kiến thức về việc tái sử dụng nguồn rác của các bạn sinh viên không cao. Hầu hết họ chỉ phân loại những loại rác có thể bán được, và không biết rằng các thực phẩm thừa cũng có thể tái sử dụng bằng cách sản xuất phân compost. Do đó, họ cần được tạo điều kiện để nâng cao kiến thức về CTR.

78 Có 73,45% sinh viên biết hiểu được mục đích của việc phân loại.

Nếu có 2 thùng rác đặt cạnh nhau, 1 thùng rác có thể tái sử dụng và 1 thùng để chứa rác khơng thể tái sử dụng thì có 88,05% đồng ý để riêng 2 loại rác vào 2 thùng đúng với mục đích của thùng rác.

• Trong số các sinh viên được khảo sát, có một số ít sinh viên học chuyên ngành Môi trường nhưng lại không quan tâm tới các vấn đề MT xung quanh và cho rằng đó khơng phải là việc của mình. Tuy hiểu biết của sinh viên tương đối tốt, nhưng hiện nay cần có nhiều chương trình để nâng cao kiến thức về MT nói chung và về PLCTRTN nói riêng cho sinh viên vì sinh viên chính là lực lượng tiên phong cho các vấn đề trong xã hội.

• Hiện nay, trong nhà trường có rất ít các hoạt động cũng như câu lạc bộ về MT, nếu có tổ chức thì lượng sinh viên tham gia cũng rất ít, do đó các bạn sinh viên chủ yếu tham gia ở các tổ chức MT bên ngoài xã hội. Đây là một vấn đề cần sớm được khắc phục.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)