ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC MƠ HÌNH PHÂN LOẠI CHẤT

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 74 - 75)

CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN TẠI KHÁNH HÒA [9]

Kết quả điều tra của Trung tâm Công nghệ Môi trường (ENTEC) cho thấy thành phần chủ yếu của CTR trên địa bàn tỉnh Khánh Hịa là các chất hữu cơ có thể phân hủy (62,24%). Các thành phần này bắt nguồn từ CTRSH, CTR từ các chợ, các khu thương mại và du lịch. Chất thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học có thể tái chế để sản xuất phân hữu cơ vi sinh. Với tổng khối lượng rác 2.666,9 tấn/ngày, thì khối lượng rác hữu cơ có thể tái sử dụng để sản xuất phân vi sinh là 1.660 tấn/ngày. Dự báo đến năm 2020 tổng khối lượng rác sẽ là 3.154,5 tấn/ngày, khối lượng rác hữu cơ có thể tái sử dụng để sản xuất phân vi sinh sẽ là 1.963 tấn/ngày.

Thành phần khác có thể tái chế gồm giấy các loại (0,59%); nhựa, cao su (0,46%); thủy tinh (0,02%); kim loại (0,27%). Thành phần có thể tái chế đặc biệt là nhựa, kim loại được thu hồi ngay từ nguồn nên thành phần của chúng trong rác chiếm tỷ lệ rất thấp.

Trên thực tế, các cơ sở sản xuất công nghiệp đã thực hiện PLCTRTN đối với chất thải công nghiệp: chất thải được thu gom lại và bán cho các đơn vị tái chế hoặc bán lại cho người dân làm nhiên liệu. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ thực hiện việc phân loại các chất thải có thể đem bán cho các đơn vị tái chế, thực phẩm thừa…cho người dân làm thức ăn chăn nuôi…

Từ các mơ hình như trên thì khả năng PLCTRTN có thể áp dụng tại Khánh Hịa bao gồm:

• Phân loại tại nguồn đối với hộ gia đình: các hộ gia đình giữ lại những vật liệu có giá trị như giấy, carton, nhựa, kim loại và bán lại cho những người thu mua.

• Chuyển phân loại rác tự phát thành phân loại rác có tổ chức: chuyển hoạt động tự do của những người đi nhặt rác thành hoạt động có quy mơ cơng nghiệp mà trong đó những người nhặt rác là những người cơng nhân đóng vai trị chủ lực.

66 Ngồi thành phần hữu cơ dễ phân hủy có thể sử dụng để sản xuất phân hữu cơ vi sinh như trình bày ở trên, thì từ thành phần và khối lượng CTR trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, khối lượng các thành phần khác có thể tái chế, tái sử dụng như sau:

Hiện trạng

Thành phần và khối lượng CTR có thể tái chế, tái sử dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa ở thời điểm hiện tại được trình bày trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Thành phần và khối lượng CTR có thể tái chế, tái sử dụng ở thời điểm hiện tại

STT Thông số Thành phần (%) (khối lượng ướt)

Khối lượng CTR (tấn/ngày) Khối lượng CTR có thể tái chế (tấn/ngày) 01 Giấy các loại 0,59 2.666,9 15,73 02 Nhựa, cao su 0,46 12,27 03 Thủy tinh 0,02 0,53 04 Kim loại 0,27 7,20 Cộng 1,34 35,74

(Nguồn: Sở TN-MT Khánh Hòa (2009), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Quy hoạch

QLCTR trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, Khánh Hòa) Dự báo đến năm 2020

Thành phần và khối lượng CTR có thể tái chế, tái sử dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa dự báo đến năm 2020 được trình bày trong bẳng 3.2.

Bảng 3.2. Thành phần và khối lượng CTR có thể tái chế, tái sử dụng dự báo đến

năm 2020 STT Thông số Thành phần (%)

(khối lượng ướt)

Khối lượng CTR (tấn/ngày) Khối lượng CTR có thể tái chế (tấn/ngày) 01 Giấy các loại 0,59 3.154,5 18,61 02 Nhựa, cao su 0,46 14,51 03 Thủy tinh 0,02 0,63 04 Kim loại 0,27 8,52 Cộng 1,34 42,27

(Nguồn: Sở TN-MT Khánh Hòa (2009), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Quy hoạch

QLCTR trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, Khánh Hòa)

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)