TỔNG QUAN VỀ PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN TẠI NGUỒN

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 35)

1.2.1. Mục đích, ý nghĩa của việc PLCTRTN

1.2.1.1. Mục đích

Mục đích chính của việc PLCTRTN là nhằm thu hồi lại các thành phần có ích trong rác có thể sử dụng, để chế biến thành các sản phẩm mới dưới dạng vật chất hoặc năng lượng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.

• Thu gom hiệu quả (triệt để) các thành phần đã được tách ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động xử lý.

27 • Hiệu quả kinh tế từ hoạt động phân loại tại nguồn (tái chế, tái sử dụng, tiền tiết kiệm thu lại từ việc bán ve chai).

• Phù hợp với xu hướng xã hội hóa các cơng tác quản lý chất thải.

1.2.1.2. Ý nghĩa

• Phân loại rác tại nguồn là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng đối với các hệ thống QLCTR hiện đại. Công việc này liên quan trực tiếp đến việc tách riêng (phân loại) một số thành phần rác ngay tại nguồn thải trước khi nó được chở đi.

VD: Đối với CTRSH có thể phân thành ba loại: (1) Các phế thải có khả năng tái sử dụng hoặc tái sinh như: giấy, nylon, nhựa, kim loại, thuỷ tinh, vỏ đồ hộp…; (2) Các thành phần hữu cơ có thể sử dụng để làm phân Compost; (3) Các phần cịn lại.

• Việc PLCTRTN có một số ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và MT. Nó hết sức quan trọng đối với các Tp vì hiện nay các cơng trường xử lý rác của Tp đều vướng phải những vấn đề nan giải về MT (nước rỉ rác, mùi hơi, khí thải,…) mà ngun nhân sâu xa của nó là do chưa thực hiện tốt việc PLCTRTN. Trước hết, nó góp phần làm tăng tỷ lệ chất thải cho mục đích tái sinh. Điều này kéo theo nhiều tác động tích cực như: hạn chế việc khai thác các tài nguyên sơ khai, giảm bớt khối lượng chất thải phải vận chuyển và xử lý, do đó tiết kiệm được chi phí vận chuyển và xử lý rác, kể cả tiết kiệm mặt bằng cho việc chôn lấp rác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý cuối cùng các thành phần có khả năng tái chế tốt.

• Một ý nghĩa quan trọng khác của việc PLCTRTN là thúc đẩy sự phát triển của ngành tái chế vật liệu, qua đó góp phần giải quyết cơng ăn việc làm, tạo thu nhập cho nhiều lao động. Trong lĩnh vực tái sử dụng các thành phần hữu cơ trong rác sinh hoạt để sản xuất phân Compost, nếu việc PLCTRTN được thực hiện tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất ,chất lượng cũng như tính ổn định của sản phẩm phân Compost. Qua đó sẽ góp phần mở rộng thị trường phân Compost vốn chưa được ưa chuộng như hiện nay…

1.2.1.3. Lợi ích của việc PLCTRTN

Về kinh tế

• Tái sử dụng lại hầu như tồn bộ lượng rác hữu cơ dễ phân huỷ để sản xuất phân compost.

28 • Tiết kiệm chi phí xử lý nước rỉ rác.

• Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên như nước, năng lượng, các tài nguyên dùng để sản xuất năng lượng.

Về xã hội

• Giúp người dân ngày càng nhận thức rõ hơn ý nghĩa của việc tận dụng phế thải, sản phẩm thừa để tạo ra các sản phẩm có ích cho nền kinh tế – xã hội và MT.

• Nâng cao sức khoẻ cũng như phúc lợi xã hội cho nhân dân thông qua ý thức về trách nhiệm bảo vệ MT của mình. Bên cạnh đó, khi đã thực hiện PLCTRTN, tại các BCL, các điểm tập trung sẽ khơng cịn các thành phần có thể nhặt lại để bán phế liệu nên sẽ giảm hoặc ngưng hẳn hoạt động của đội quân nhặt rác, nhờ đó giảm được các bệnh tật do rác thải gây ra đối với những người nhặt rác.

• Nâng cao năng lực quản lý MT cho cán bộ địa phương, nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm bảo vệ MT cho các nhà doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, họ sẽ tự giác hơn trong việc đóng góp phí thu gom và xử lý CTR.

Về môi trường

Tại nguồn phát sinh: Khi thực hiện chương trình PLCTRTN, CTR từ các hộ gia đình

sẽ được phân loại và được chứa trong các thùng chứa rác đúng qui cách, đặc biệt đối với CTR hữu cơ, hạn chế đến mức tối thiểu khả năng phát tán ơ nhiễm (nước rị rỉ, muỗi, ruồi, chuột).

Trong quá trình vận chuyển: CTR được phân loại và thu gom riêng, CTR hữu cơ

được thu gom bằng thùng có nắp đậy tránh rỉ nước, mùi và rơi vãi CTR dọc tuyến thu gom. Các công nhân vệ sinh trong q trình thu gom khơng cịn thu lượm CTR tái chế nên thời gian của một tuyến thu gom nhanh hơn, hạn chế được các vấn đề MT và mỹ quan đô thị.

Tại các cơ sở tái chế : CTR tái chế khơng cịn nhiễm bẩn bởi các thành phần hữu cơ

phân huỷ nên đã giảm thiểu một lượng nước đáng kể dùng để rửa nguyên liệu. Mùi hôi cũng giảm hẳn.

Tại BCL/nhà máy sản xuất compost: Tại BCL lượng chất thải giảm, công nghệ chôn

lấp thay đổi, chất hữu cơ được xử lý riêng, nên thành phần nước rò rỉ thay đổi, ít ảnh hưởng bởi chất thải độc hại. Tại các nhà máy sản xuất compost, công đoạn phân loại được

29 thu gọn do CTR đã được phân loại tại nguồn, chất lượng compost tốt hơn do ít bị lẫn lộn các thành phần độc hại như: thuỷ tinh, kim tiêm, nhựa, kim loại nặng,…

Hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PLCTRTN nhằm góp phần cải thiện MT sống của cộng đồng; khắc phục được những nhược điểm của hệ thống kỹ thuật QLCTR sinh hoạt hiện tại:

Thu gom và vận chuyển: Trang bị thêm và cải tiến hệ thống thu gom, vận

chuyển hiện tại. Quy trình thu gom, trung chuyển, vận chuyển được cải tiến và quản lý chặt chẽ hơn.

Xử lý CTR: Những lợi ích của PLCTRTN trong xử lý CTR bao gồm:

- Công tác phân loại tại nguồn dễ dàng hơn so với phân loại CTR sau khi đã thu gom hỗn hợp. Theo kinh nghiệm xử lý CTR làm phân bón hữu cơ của Xí Nghiệp Chế Biến Phế Thải Đơ Thị Hà Nội cho biết do chưa có phân loại tại nguồn, CTR về nhà máy gặp rất nhiều khó khăn trong khâu phân loại nên chi phí quá lớn và sản phẩm chưa loại bỏ hết tạp chất.

- Loại bỏ được các chất nguy hại có trong CTRSH nên có thể tái sử dụng chất thải thực phẩm làm phân compost.

Chơn lấp tại BCL: Đối với các BCL, PLCTRTN giúp:

- Giảm thiểu khí methane (CH4) và CO2 gây hiệu ứng nhà kính khi một phần lượng chất thải thực phẩm được sử dụng làm phân compost, cũng như khi các chất hữu cơ khó có khả năng phân huỷ sinh học khác như giấy, carton… đã được tách riêng để tái chế. - CTR phân huỷ có thể sử dụng làm phân rất tốt và không nhiễm các chất nguy hại cho đất và cây trồng.

- Tăng thời gian hoạt động của các BCL khi chôn lấp riêng CTR thực phẩm, dẫn đến tăng quỹ đất của Tp.

- Nước sinh ra từ BCL được xử lý dễ dàng hơn.

1.2.2. Các mơ hình quản lý và PLCTRTN trên thế giới

1.2.2.1. Tại Colombia

Vào thập niên 1980, lãnh đạo giới tái chế rác thải, bao gồm những người nhặt rác trên đường phố và ở các bãi rác, người mua đồ đồng nát rong, đã cùng làm việc với một số tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nhà nước ở một số thành phố của Colombia để tổ

30 chức hoạt động của những người tái chế. Vào năm 1986, một nhóm gồm khoảng 200 người tái chế ở Manizales với sự giúp đỡ của các công ty đồ dùng của thành phố và một quỹ tư nhân đã cam kết hỗ trợ cho một số sáng kiến kinh tế về tổ chức hoạt động của các cộng đồng này, và đã thành lập hợp tác xã Porsperar. Một số hợp tác xã tương tự cũng đã được thành lập ở các thành phố lớn và vừa trên cả nước, như vậy đến năm 1990 cả nước đã có khoảng 50 hợp tác xã kiểu này. Hiệp hội quốc gia những người tái chế (ANR) đã được thành lập năm 1991. Hiện nay ở Colombia có khoảng 94 hợp tác xã, trong số đó có 88 hợp tác xã trực thuộc ANR. Theo ước tính, số thành viên của các hợp tác xã và hiệp hội kiểu này chiếm khoảng 10% tổng số người làm nghề tái chế rác thải trong cả nước. Rất nhiều hợp tác xã đã đa dạng hóa các hoạt động của họ, bao gồm:

- Hợp đồng dài hạn với các cơ quan nhà nước, các tổ chức tư nhân và các hiệp hội lân cận để thu gom và tái chế rác thải.

- Chuyển đổi các loại vật liệu có thể tái chế được thành các loại nguyên liệu thơ có thể tái sử dụng mà thường bao gồm các hoạt động có khả năng mang lại giá trị gia tăng nhiều nhất trong chu trình tái chế rác thải.

- Thương mại hóa các loại vật liệu thu gom được, thơng qua các hợp tác xã tiếp thị. Các hợp tác xã cũng sẽ đóng các loại thuế và phí đảm bảo an ninh xã hội, cung cấp đồng phục, tổ chức các hoạt động xã hội, các khóa tập huấn về thay đổi hành vi của công nhân thu gom và thay đổi điều kiện làm việc của họ…

Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc thành lập và thể chế hóa các hợp tác xã tái chế ở Colombia, song vẫn cịn lâu mới thực hiện được tiến trình chính thức hóa tồn bộ các hoạt động tái chế khơng chính thống ở trong nước. Thị trường tái chế vẫn tiếp tục bị kiểm soát bởi những người trung gian và người mua phế liệu. Hơn nữa, khoảng gần 90% người tái chế không thuộc bất kỳ một hợp tác xã nào và do đó họ có khả năng cạnh tranh rất thấp trong thị trường này. Thu nhập của những người làm nghề tái chế vẫn tiếp tục giữ mức thấp với mức lương trung bình thấp hơn mức lương tối thiểu.

1.2.2.2. Tại Đan Mạch

Năm 1999, Đan Mạch tái chế được 29% chất thải từ các hộ gia đình và đã thực hiện việc phân loại chất thải tại nguồn. Các chính sách đối với CTR của Đan Mạch được áp dụng đối với các loại chất thải (bao gồm cả chất thải công nghiệp) trên các vùng lãnh thổ

31 của Đan Mạch. Đan Mạch đã chuẩn bị các chiến lược ngắn hạn (4 năm) và chiến lược dài hạn (12 năm) về việc QLCTR. Chiến lược quản lý chất thải: quy định việc phân loại chất thải ngay tại các hộ gia đình đối với giấy, thủy tinh và CTNH. Việc PLCTRTN là bắt buộc.

1.2.2.3. Tại Philippin

Philippin đã có sáng kiến về chính sách: Đạo luật QLCTR theo hướng thân thiện với sinh thái của Philippin năm 2000.

Điểm nổi bật của luật này là việc thành lập một cơ quan chức năng liên ngành về QLCTR ở cấp quốc gia, lập kế hoạch dài hạn về QLCTR, quy định về chế độ báo cáo định kỳ về QLCTR, đặt ra các mục tiêu cụ thể về chuyển đổi rác thải, bắt buộc áp dụng phân loại rác thải tạo nguồn, hỗ trợ hoạt động tái chế, thị trường phân compost và các khả năng ban hành tiêu chuẩn về đóng gói.

(1) Chế độ báo cáo định kỳ về quản lý chất thải

Báo cáo hiện trạng QLCTR cấp quốc gia mà bản chất là thực hiện kiểm kê, cập nhật định kỳ và công bố về hiện trạng các thiết bị liên quan được sử dụng để QLCTR, thành phần rác thải, dự đốn lượng rác thải trong tương lai và các thơng tin liên quan khác.

(2) Lập kế hoạch

Luật này yêu cầu các tỉnh, thành phố, các khu tự trị phải xây dựng các kế hoạch QLCTR trong 10 năm gồm các hoạt động tái sử dụng, tái chế và sản xuất phân compost từ rác thải. Các kế hoạch này phải phù hợp với khung chương trình về QLCTR quốc gia, gồm cả kế hoạch quốc gia dài hạn và trung hạn.

(3) Thành lập các cơ quan chức năng

Luật này thành lập một Ủy ban QLCTR có vai trị giám sát việc thực hiện các kế hoạch QLCTR ở tỉnh, Tp và đưa ra các chính sách nhằm đạt được các mục tiêu của đạo luật. Đây là một Ủy ban liên ngành với các đại diện của Chính phủ, các ngành cơng nghiệp, các tổ chức phi chính phủ. Đạo luật này cho phép thành lập các Ban liên ngành QLCTR ở mỗi tỉnh và mỗi đơn vị chính quyền địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(4) Chuyển đổi rác thải

Đạo luật yêu cầu trong vòng 5 năm kể từ khi ban hành đạo luật này, tất cả các đơn vị chính quyền địa phương phải thực hiện tái sử dụng, tái chế, làm phân bón và các hoạt

32 động khơi phục tài ngun khác ít nhất với 25% tổng lượng rác thải có nhu cầu đem đi phân hủy.

(5) Phân loại rác tại nguồn: Bắt buộc phân loại rác tại nguồn. (6) Thị trường cho các mặt hàng tái chế và phân bón

Đạo luật này yêu cầu kiểm kê các thị trường hiện có cho các mặt hàng tái chế và phân bón. Đạo luật này cũng quy định các thủ tục, tiêu chuẩn, cơ chế khuyến khích và các chiến lược nhằm phát triển các thị trường cho các mặt hàng tái chế và phân bón ở địa phương.

(7) Rác thải bao bì

Đạo luật này nghiêm cấm sử dụng các sản phẩm và bao bì gây tác động xấu tới MT, quy định về việc áp dụng bắt buộc các tiêu chuẩn về đóng gói và bao bì đối với các cơ sở sản xuất và thương mại.

1.2.3. Tình hình PLCTRTN ở Việt Nam

Dự báo tổng lượng CTRSH đô thị đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, biến động, phụ thuộc vào mức sống và phong cách tiêu dùng của nhân dân ở mỗi đơ thị. Tính trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 45% - 60% tổng lượng chất thải rắn; tỷ lệ thành phần nylon, chất dẻo chiếm từ 6 - 16%, độ ẩm trung bình của rác thải từ 46% - 52%. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư cơng nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ƠNMT. Theo các chuyên gia MT, nếu thực hiện phân loại rác tại nguồn (chỉ có rác vơ cơ mới phải đưa đi chơn lấp) thì sẽ giảm ít nhất 50% khối lượng và các vấn đề MT cũng giảm nhiều. Ở Hà Nội, chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn đã được triển khai tại phường Phan Chu Trinh từ năm 2002. Các hộ gia đình được hướng dẫn cách phân loại rác thành 2 túi, một loại có thể làm phân compost, loại còn lại được phát túi nilon 2 màu để phân loại rác tại nhà. Tuy nhiên hiệu quả của Dự án chưa cao, khi Dự án kết thúc thì quá trình phân loại rác cũng kết thúc.

33

1.2.3.1. Tại Hà Nội

(1) Phân loại rác thải tại các hộ gia đình

Theo một dự án của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ cho các hoạt động về 3R từ năm 2006 đến 2009 tại Hà Nội. Từ 15/07/2008, khoảng 90% các hộ dân ở phường Thành Cơng (Ba Đình, Hà Nội) đã được Dự án 3R phát hai hộp nhựa màu vàng và xanh lá cây để lựa riêng rác hữu cơ và vơ cơ. Thay vì tập trung tất cả vào một chỗ, họ sẽ để riêng rác hữu cơ (gồm thức ăn thừa, hoa, bã trà, cà phê…) vào hộp màu xanh lá cây; loại này sẽ được tái chế thành phân bón. Rác vơ cơ (như xương động vật, quần áo cũ, giấy ăn, túi nylon, xỉ than, sành sứ…) thì được để riêng để bán đồng nát hoặc giao cho nhân viên vệ sinh MT. Rác từ hộ gia đình sẽ được tập kết ra thùng nhựa lớn (cũng có màu xanh và vàng), được cơng ty MT mang đến đặt ở các khu dân cư từ 18 đến 20h30 mỗi ngày. Trước Thành Cơng, đã có hai địa điểm khác ở Hà Nội tham gia thí điểm phân loại rác tại nguồn, đó là phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng) và phường Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm). Sau 1 năm tham gia dự án 3R, tại hai nơi này cảnh quan đô thị sạch hơn,

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại chất thải rắn tại nguồn ở phường vĩnh thọ - thành phố nha trang – tỉnh khánh hòa (Trang 35)