Tầm nhìn

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 36 - 37)

III. Nội dung Kế hoạch hành động KSON tỉnh Quảng Nam

3.1 Tầm nhìn

Đến 2020, Quảng Nam về cơ bản sẽ kiểm soát được tình trạng ô nhiễm các thành phần môi trường bởi tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn toàn tỉnh; các khu đô thị, nông thôn, các vùng sinh thái được quy hoạch phát triển bền vững; công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến với các hệ thống xử lý chất thải phù hợp được áp dụng; ý thức nhân dân trong bảo vệ môi trường được nâng cao; các tiêu chuẩn môi trường quốc gia được tuân thủ nghiêm ngặt, tiếp cận đến các tiêu chuẩn của các quốc gia khác trong khu vực.

3.2 Mục tiêu

3.2.1 Mục tiêu chung

• Hoàn thiện chính sách, thể chế, năng lực quản lý chất thải và kiểm soát ô nhiễm.

• Nâng cao nhận thức nhân dân trong ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường

• Hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí trên địa bàn toàn tỉnh, thỏa mãn quy chuẩn Việt Nam về môi trường.

• Góp phần thực hiện có hiệu quả các công ước quốc tế liên quan đến KSON và bảo vệ môi trường.

3.2.2 Mục tiêu cụ thể

• Củng cố chính sách, văn bản pháp quy liên quan đến KSON

• Hoàn thiện thể chế quản lý chất thải và KSON, tập trung vào cơ chế điều phối phối hợp và cơ chế tham gia.

• Tăng cường kiến thức, kỹ năng của cán bộ quản lý, KSON

• Nâng cao nhận thức của cộng đồng về hạn chế nguồn thải, ngăn ngừa ô nhiễm và bảo vệ môi trường

• Hạn chế và giảm hàm lượng chất gây ô nhiễm vào môi trường không khí từ hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng và giao thông.

nói chung khỏi ô nhiễm

• Quản lý tốt các nguồn rác thải, đặc biệt là rác thải sinh hoạt tại các đô thị • Tăng cường phối hợp với các địa phương láng giềng trong hoạt động

kiểm soát ô nhiễm liên địa phương.

• Thực thi có hiệu quả các điều ước quốc tế có liên quan đến kiểm soát ô nhiễm môi trường mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

3.2.3 Các tiêu chí

• Đến 2010, hoàn thành việc điều tra, kiểm kê nguồn ô nhiễm; xây dựng được các kế hoạch quản lý các loại nguồn thải, quản lý sự cố môi trường; bước đầu hoàn thiện thể chế quản lý KSON của Tỉnh.

• Đến 2015, thu gom, vận chuyển và sơ bộ xử lý được 100% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp; xử lý được 100% chất thải rắn y tế và chất thải công nghiệp nguy hại bằng những công nghệ phù hợp.

• Đến 2015, kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường trong tất cả các lĩnh vực có nguy cơ ô nhiễm cao như: công nghiệp hoá chất; công nghiệp dệt, nhuộm, giày da, giấy, chế biến thực phẩm, khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản; y tế; giao thông vận tải...; kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường tại các điểm nóng, vùng nhạy cảm, đặc biệt là các đoạn sông chảy qua khu vực đô thị.

• Đến 2020, cơ bản thu gom và xử lý được tất cả chất thải các loại phát sinh trên địa bàn Tỉnh

• Đến 2020 đảm bảo nồng độ các chất gây ô nhiễm trong môi trường đất, nước, không khí thỏa mãn quy chuẩn Việt Nam.

3.3 Các hợp phần và hành động cụ thể

Nhằm đạt được các tiêu chí, mục tiêu và tầm nhìn nêu trên, hoạt động KSON tại Quảng Nam cần triển khai những nội dung chính, được phân theo 8 nhóm sau:

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w