Hoàn thiện và áp dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ KSON

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 43 - 45)

III. Nội dung Kế hoạch hành động KSON tỉnh Quảng Nam

3.3.3Hoàn thiện và áp dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ KSON

n h đ ộ ng 1: Hoàn thiện hệ thống ĐTM hiện hành

Hành động này tập trung vào:

• Bổ sung, hoàn thiện các nội dung ĐTM còn thiếu hoặc bất cấp đối với địa phương;

• Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện ĐTM.

• Xây dựng hoàn thiện các hướng dẫn thao tác kỹ thuật thực hiện ĐTM.

• Xây dựng và ban hành các quy định về điều kiện thực hiện ĐTM; tổ chức phân cấp cấp giấy phép và quy định các mức phí lập báo cáo ĐTM.

• Tuân thủ hậu ĐTM thông qua việc xây dựng các quy định kiểm tra, giám sát công tác bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư phát triển

Hành động 2: Triển khai đánh giá khả năng chịu tải một số khu vực điển hình

(như sông Trường Giang, sông Tam Kỳ...)

Đó là việc đánh giá tổng hợp các tác động riêng rẽ từ nhiều nguồn khác nhau cùng một thời gian hoặc đánh giá tác động đến môi trường từ một nguồn/một loại tác nhân nhưng tích luỹ trong một thời gian dài. Việc đánh giá có ý nghĩa quan trọng giúp cho việc bảo vệ chất lượng môi trường và hoạch định phát triển ở một khu vực cụ thể, xem còn có khả năng bổ sung thêm hoạt động công nghiệp nữa hay không. Thể loại ĐTM này đã được phát triển ở nhiều nước và nó thực sự đã trở thành một công cụ quan trọng. Các nội dung của hành động này thường bao gồm:

• Xác định các nguồn gây ô nhiễm;

• Xác định thải lượng gây ô nhiễm đối với từng nguồn theo các chất đặc trưng (thí dụ theo COD hay một kim loại nặng nào đó như Cu, Pb, Cd…);

• Xác định tổng lượng thải;

• Xác định ngưỡng chịu đựng hay ngưỡng chấp nhận của đối tượng;

• Xác định mức vượt ngưỡng chịu đựng;

• Xác định tác động của mức vượt ngưỡng chịu đựng.

Hành động 3 : Đánh giá rủi ro môi trường

Hành động này nhằm giải quyết, xử lý các vấn đề phức tạp về sự cố môi trường, thông thường là do những thành phần hoá chất độc hại hoặc di truyền sinh học. Trong ngữ cảnh sức khỏe cộng đồng, đánh giá rủi ro là quá trình xác định lượng ảnh hưởng có hại có thể đến từng cá nhân hay công đồng dân cư từ các hoạt động nào đó của con người. Trên địa bàn Quảng Nam có thể xẩy ra các vụ tràn dầu, hoá chất, cháy nổ, tảo độc…Vì vậy các đơn vị chức trong tỉnh cần ngăn ngừa sự cố xảy ra, dự phòng các tình huống có thể xảy ra và có các phương án giải quyết, ứng phó. Hành động này sẽ hỗ trợ công việc nói trên và việc triển khai nó thường đòi hỏi phải có những chuyên gia có trình độ cao về các lĩnh vực hoá học, sinh học. Các nội dung chính của hành động này bao gồm:

• Xác định các nguồn gây nguy hại hoặc rủi ro; • Xác định đường truyền rủi ro;

• Xác định mức độ lộ diện/ tiếp xúc đối tượng tác nhân; • Xác định ngưỡng chấp nhận của đối tượng;

• Xác định các tác động vượt ngưỡng của đối tượng ảnh hưởng; • Đề xuất các phương án quản lý rủi ro

Hành động 4: Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)

ĐMC là một hệ thống kết hợp chặt chẽ môi trường, chính sách, kế hoạch và chương trình. ĐMC đảm bảo rằng các kế hoạch và chương trình có sự quan tâm đầy đủ về môi trường. ĐMC là một ưu tiên mới của Chính phủ Việt Nam, một công cụ mạnh cho các dự án lớn và là một khuôn mẫu cho các loại hình ĐTM được xây dựng chuẩn. Có thể áp dụng ĐMC cho các khu, cụm công nghiệp, khu vực làng nghề, các vùng phát triển du lịch ven biển... theo quy hoạch của tỉnh Quảng Nam. Nội dung của hành động này bao gồm:

• Điều tra, đánh giá kế hoạch hoặc chương trình phát triển theo qui định đánh giá môi trường chiến lược;

• Xác định phạm vi giới hạn điều tra, đánh giá và các yêu cầu giả định;

• Phân tích văn bản của nhà nước về môi trường liên quan đến kế hoạch, chương trình

• Xác định tác động môi trường có thể xảy ra • Thông báo và tham vấn cộng đồng;

• Quan trắc những tác động của các kế hoạch và chương trình sau khi thực hiện.

Hành động 5: Xây dựng và thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường

Cam kết bảo vệ môi trường nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ đầu tư, các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đối với các cơ quan quản lý môi trường và chính quyền địa phương. Hành động này được coi là nghĩa vụ đối với các chủ dự án khi tiến hành đầu tư xây dựng và phát triển một lĩnh vực hoạt động nào đó trên địa bàn tỉnh như các khu du lịch ven biển, các cụm công nghiệp, làng nghề... Các nội dung cam kết tuân theo các quy định, hướng dẫn hiện hành.

Nội dung của hành động này tập trung vào:

• Xây dựng các hướng dẫn, quy định việc cam kết bảo vệ môi trường đối với các đối tượng đầu tư phát triển dự án trên địa bàn địa phương;

• Xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra việc thực hiện cam kết BVMT.

Một phần của tài liệu kế hoạch hành động kiểm soát ô nhiễm môi trường tỉnh quảng nam (Trang 43 - 45)